Giáo án ngữ văn 8: Bài Tức cảnh Pắc Pó

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tức cảnh Pắc Pó. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: TỨC CẢNH PÁC PÓ - Thơ Hồ Chủ Tịch- A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng. - Hiểu cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công. - Vận dụng vào cảm thụ văn học. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Yêu quê hương, đất nước. - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: Gv tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật. Có 3 ô chữ Ô chữ đầu tiên gồm 12 ký tự, đây là tên của Bác Hồ dùng trong 30 năm hoạt động cách mạng (1911 – 1941) N G U Y Ễ N Á I Q U Ố C Ô chữ thứ 2 gồm 5 ký tự, đây là tên hang núi mà Bác đã từng sống và làm việc trong những năm 1941 - 1942. P Á C P Ó Ô chữ thứ 3 gồm 7 ký tự, đây là tỉnh giáp biên giới Việt Trung, nơi Bác Hồ đã đặt bước chân đầu tiên sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài. C A O B Ằ N G NGUYỄN ÁI QUỐC - PÁC BÓ- CAO BẰNG Đây là những thông tin liên quan đến một bài thơ của Bác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đó là bài thơ nào ? Tức cảnh Pác Pó HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh? Nhóm 2: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nhóm 3: Đọc văn bản, nhận xét về giọng điệu và phương thức biểu đạt của bài thơ. Nhóm 4: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên bài thơ cùng thể thơ này? HS: Thảo luận nhóm, và báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung Gv nhận xét, đánh giá - Thể thất ngôn tứ tuyệt (cảnh khuya, rằm tháng giêng, nam quốc sơn hà). Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của 1 bài tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên sự phóng khoáng mới mẻ. - GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu - Gọi 1 HS đọc 3 câu thơ đầu. ?Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật đó? ? Em hiểu ntn về từ “cháo bẹ, rau măng”? Từ đó, m hiểu nghĩa câu thơ thứ hai ntn ? Hs suy nghĩ, trả lời ? Cách hiểu nào phù hợp với giọng điệu bài thơ hơn ? ? Tâm trạng của Bác được thể hiện trong câu thơ ntn ? GV liên hệ bài Cảnh rừng Việt Bắc. Cảnh rừng VB thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày. ...Non xanh nước biếc tha hồ dạo. Rượu ngọt chè tươi mặc sức say. Hs suy nghĩ, trả lời ?Câu thơ thứ ba sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Giá trị biểu đạt của biện pháp đó? - Đ/k làm việc thiếu thốn, khó khăn không thể cản trở tư tưởng CM “chông chênh” là từ láy miêu tả rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc toát lên cái khoẻ khoắn mạnh mẽ, gân guốc. ? Qua phân tích, em hiểu ba câu thơ đầu ntn? Hs suy nghĩ, trả lời * Thảo luận nhóm ?Thú lâm tuyền của Bác có gì khác thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn”? - Thú lâm tuyền của Bác là thú lâm tuyền của một chiến sĩ yêu thiên nhiên nơi suối rừng không tách rời với yêu công việc làm cách mạng. - Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là thú lâm tuyền của một ẩn sĩ lánh đời. - Đọc câu thơ 4. ?Câu thơ kết cho ta thấy Bác quan niệm về cuộc đời cách mạng ntn? ?Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này ntn? Học sinh suy nghĩ thảo luận Liên hệ: Bác nói cái sang của người CM, kể cả khi chịu cảnh tủ đày : NKTT. - Hôm nay xiềng xích thay dây trói. Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung - Tuy bị tình nghi là gián điệp. ?Câu thơ kết cho ta hiểu thêm gì về Bác? HS: Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui được sống với rừng suối). Theo em, thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa? - Không phải thú ở ẩn lánh đời mà là thú được sống hoà hợp với TN để làm CM và cứu nước. ở Bác, thú lâm tuyền hoà hợp với niềm vui được làm cm sống hoà nhịp với lâm tuyền và vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ đó là biểu hiện của đời CM của người. Vì vậy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ, song thực chất vẫn là chiến sĩ. *Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút ? Nhắc lại những nét đặc nổi bật về NT của bài thơ? ? Qua bài thơ em cảm nhận được gì về cuộc sống sự nghiệp của người chiến sĩ cộng sản giữa rừng Pác Bó ? I. Tìm hiểu chung 1. Chú thích a. Tác giả - Hồ Chí Minh b. Tác phẩm: 2 - 1941 - Giọng điệu: thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh. - Phương thức: tự sự và biểu cảm (biểu cảm là chính). - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. c. Từ khó. 2. Đọc II. Tìm hiểu văn bản 1. Ba câu thơ đầu - Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Phép đối -> diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng có nề nếp. Giọng kể tự nhiên -> Bác Hồ sống ung dung, thoải mái, gắn bó với thiên nhiên, hòa điệu với nhịp sống núi rừng. - Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. -> Cách nói đùa vui hóm hỉnh -> cháo bẹ rau măng luôn có sẵn, thể hiện cảm giác thích thú bằng lòng. - Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng -> Từ láy “chông chênh” -> điều kiện làm việc của Bác hết sức gian khổ, tạm bợ. -> Vần trắc “dịch sử Đảng” -> tạo lời thơ khỏe khoắn, đồng thời khắc họa hình tượng người chiến sĩ vừa chân thực, vừa sinh động lại vừa như có 1 tầm vóc lớn lao 1 tư thế uy nghi, lồng lồng giống như 1 tượng đài về người lãnh tụ cách mạng. => Ba câu thơ đầu thể hiện tình yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên nơi suối rừng Pác Bó của Bác (thú lâm tuyền). 2. Câu thơ kết - Sang: sang trọng, giàu có - ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tư tưởng của những cuộc đời, làm CM lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không bị khó khăn, gian khổ, thiếu thốn khuất phục. - Còn là cái sang trọng, giàu có của 1 nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp tự tin, thư thái với thiên nhiên đất nước. - Còn là cái sang trọng, giàu có của người tự thấy nhiều hữu ích cho CM cả trong gian khổ thiếu thốn Cảnh ấy, cuộc sống cách mạng ấy quả thật là đẹp “thật là sang” -> Bác là người luôn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Giọng đùa vui hóm hỉnh. - Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ sâu sắc. 2. Nội dung: - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. * Ghi nhớ/ SGK/30 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) Bài 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó ? A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp. C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ. D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ? A. Giọng tha thiết, trìu mến. B. Giọng vui đùa, dí dỏm. C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng buồn thương, phiền muộn. Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ? A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh. B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn. C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng. D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc. Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang” ? A. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên. B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ D. Gồm cả ba ý trên. Câu 5: Hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại? A. Hình tượng chinh phu, tráng sĩ bày tỏ chí hướng, hoài bão. B. Hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm tuyền. C. Hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê. D. Hình tượng người tài tử chán ghét công danh. Bài 2: Nhận xét về câu thơ thứ 2 của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có ý kiến cho rằng từ “sẵn sàng” chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”, nhưng ý kiến khác lại cho rằng đó là sự “sẵn sàng” của tinh thần cách mạng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Gợi ý: Cả hai ý kiến trên đều hoàn toàn đúng. Thứ nhất, trong điều kiện sống giữa núi rừng chiến khi Việt Bắc, những sản vật như “bẹ”, như “rau”, như “măng” rất đầy đủ và lúc nào cũng có “sẵn”. Nhưng bên cạnh đó, ở đây ta còn có thể hiểu là, dẫu trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng người chiến sĩ cách mạng lúc nào cũng “sẵn sàng” để phục vụ cho cách mạng, phục vụ cho lợi ích dân tộc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ? Chỉ ra điểm tương đồng trong cuộc sống hàng ngày của Bác ở câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" và nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông từ quan về quê ở ẩn trong bài thơ Nhàn: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" Gợi ý: cuộc sống giản dị, gn gũi với thiên nhiên HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ? Tìm đọc những bài thơ của Bác viết ở chiến khu Việt Bắc 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Bài cũ: - Học thuộc bài thơ. - Hoàn thiện bài tập trong VBT. * Bài mới: - Chuẩn bị tiết 82: soạn bài Câu cầu khiến.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Tức cảnh Pắc Pó, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Tức cảnh Pắc Pó, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tức cảnh Pắc Pó, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Tức cảnh Pắc Pó, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Tức cảnh Pắc Pó

Giải bài tập những môn khác