Giáo án vnen bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Ngày soạn: …/…/20… Ngày soạn: …/…/20… BÀI 15: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN - VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC (tiết 1+2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Học sinh hiểu được sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX. Nắm được cảm hứng hào hùng, lãng mạn thể hiện trong bài thơ. • Biết cách phối hợp các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu qủa cho văn bản ; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể lầm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. • Biết và vận dụng kết qủa quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2. Kỹ năng • Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. • Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức về dáu câu trong quá trình đọc hiểu và tạo lập văn bản. • Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật củ thể loại văn học đó . 3. Thái độ • Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, trân trọng cảm phục phong thái hiên ngang, bất khuất, kiên cường của nhiều chíên sỹ yêu nước đầu TK XX. • Giáo dục hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, sử dụng dấu câu đúng và hiệu quả. • Giáo dục hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, có ý thức tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn học để thuyết minh. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu văn bản Đập đá ở Côn Lôn • Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu • Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 57 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo * TC HĐCN - Đọc các câu thơ và trả lời các câu hỏi mục A Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: a. Theo em tác giả viết những câu thơ này trong hoàn cảnh nào? b. Nhận xét về thái độ của các tác giả trong hoàn cảnh ấy - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét-> Giới thiệu bài mới. a. Hoàn cảnh: khi ông bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn Đảo, được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai. b. Thái độ của tác: khí phách hiên ngang, kiêu hãnh, mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực +Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; GQVĐ và sáng tạo; ngôn ngữ; thẩm mĩ + Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học * HĐ cả lớp - Trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm? - GV nhận xét, bổ sung * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc: Chú ý khẩu khí ngang tàng; giọng điệu khoa trương, nhịp thơ 4/3 ở câu 1,2; nhịp 2/2/3 ở câu 3,4 - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân; máy chiếu - Hãy cho biết: ? Bài thơ được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào ? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá * HĐ cá nhân; máy chiếu ? Tìm các từ ngữ nói về địa bàn làm việc, công việc và điều kiện làm việc của người tù ? Em hiểu biết như thế nào về công việc ấy ? Qua đó, em có nhận xét gì về công việc của người tù cách mạng - HS hoạt động, trình bày - GV chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá. - Tích hợp GDANQP: giới thiệu nhà tù Côn Đảo và một số nhà yêu nước, chiến sỹ cộng sản bị giam ở đây - Khí phách của người tù được hiện ra qua thế đứng và hành động của mình * HĐN- KT phòng tranh; máy chiếu - Đọc kĩ 4 câu thơ đầu và trả lời câu hỏi ? Hãy tìm các tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả thế đứng và hành động của người tù ? Em hình dung như thế nào về thế đứng đó ? Phát hiện và chỉ ra các dấu hiệu nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ ? Qua đó, em cảm nhận được gì về tư thế cũng như hành động của người tù * HĐ cả lớp ? Cảm nhận chung của em về hình ảnh người tù trong 4 câu thơ đầu * Bình * HĐ cả lớp ? Tìm câu thơ, từ ngữ thể hiện ý chí của người tù ? NT nào được sử dụng trong hai câu trên? ? NT trên diễn tả một ý chí như thế nào? - GV đọc hai câu thơ cuối ? Em hiểu kẻ vá trời, lỡ bước, việc con con là như thế nào ? Từ đó em hiểu gì về hai câu thơ trên ? Cách nói trên có gì đặc sắc về nghệ thuật? ? Qua đó thể hiện thái độ gì của người tù cách mạng ? Cảm nhận chung của em về ý chí của người tù qua 4 câu thơ * HĐCL- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? Qua văn bản, em nhận biết và hiểu được điều gì? - Chuẩn xác trên máy chiếu I. Văn bản "Đập đá ở Côn Lôn" 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Phan Châu Trinh (1872) quê ở Quảng Nam. + Ông có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù. - Tác phẩm: + Hoàn cảnh: Năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt đày ra Côn Đảo. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản -Thể loại:Thất ngôn bát cú Đường luật - PTBĐ: biểu cảm - Bố cục: 2 phần + 4 câu đầu: Công việc đập đá và khí phách người tù + 4 câu cuối: Ý chí người tù 4. Phân tích 4.1.Công việc và khí phách của người tù (4 câu đầu) a. Công việc - Địa bàn lao động: giữa đất Côn Lôn- nơi giam cầm các chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng - Công việc: làm lở núi non (phá núi lấy đá) -> Nặng nhọc - Điều kiện làm việc: xách búa đánh, ra tay đập -> Thủ công, dùng sức người là chính => Hết sức nặng nhọc gian khổ b. Khí phách người tù - Thế đứng: lừng lẫy giữa Côn Lôn- (đứng giữa biển rộng, non cao, đầu đội trời, chân đạp đất) - Hành động: xách búa đánh tan, ra tay đập bể - Nghệ thuật: + Phép đối, nói quá + ĐT mạnh; số từ, lượng từ + Giọng thơ hào hùng =>Tư thế hiên ngang; hành động mạnh mẽ, quyết liệt với một sức mạnh ghê gớm. => Khí phách ngang tàng, lẫm liệt của người tù cách mạng 4.2. Ý chí người tù - Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa gió không sờn dạ sắt son - Nghệ thuật: phép đối (đối giữa những khó khăn, cực khổ lâu dài với ý chí người tù) -> Ý chí kiên cường, bền bỉ, sắt son - Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con - Nghệ thuật: + So sánh, ẩn dụ + Phép đối + Giọng điệu ngang tàng -> Xem thường mọi thử thách gian nan => Ý chí kiên cường, không chịu khuất phục hoàn cảnh và niềm tin sắt son vào sự nghiệp của mình. 3.4 . Tổng kết a. Nghệ thuật + Kết hợp nghị luận với thuyết minh, tự sự + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục + Sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh b. Nội dung C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp - Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân - Đọc diễn cảm bài thơ - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá Bài tập 1 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo ? Qua bài thơ , em học tập được gì từ ý chí của người tù cách mạng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm đọc một số tác phẩm khác của Phan Châu Trinh Tiết 58 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp; máy chiếu - Chiếu một số lỗi về dấu câu mà học sinh mắc phải khi viết bài tập làm văn ? Phát hiện các lỗi mắc phải trong các câu sau và lí giải vì sao người viết lại mắc phải những lỗi đó. - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác; năng lực giao tiếp Tiếng Việt * HĐ cặp - KT học tập hợp tác; máy chiếu - Đọc ví dụ và hoàn thành phiếu HT (sgk) - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp ? Những lỗi thường gặp về dấu câu là gì ? Làm thế nào để hạn chế việc mắc lỗi về dấu câu - GV chuẩn kiến thức II. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu * Xét VD: 1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc 3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu -> Đây là một số lỗi thường gặp về dấu câu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác * HĐ cá nhân; máy chiếu - Lập bảng thống kê về công dụng của các loại dấu câu đã học - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác; HS kiểm tra chéo * HĐ cá nhân; máy chiếu - Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức; HS tự nhận xét, đánh giá Bài 2. Dấu câu Công dụng Dấu chấm Thường dùng để kết thúc câu trần thuật Dấu chấm hỏi Thường dùng để kết thúc câu nghi vấn Dấu chấm than Thường dùng để kết thúc câu cảm thán và câu cầu khiến Dấu phẩy - Dùng để ngăn cách thành phần phụ (trạng ngữ, khởi ngữ) với thành phần chính của câu - Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép - Dùng để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu - Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê Dấu chấm lửng - Dùng để biểu thị việc liệt kê chưa hết - Biểu thị lời nói ngập ngừng, đứt quãng. - Đặt sau từ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh. + Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình + Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ đối với người đọc. Dấu gạch ngang - Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê - Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại - Đánh dấu báo trước thành phần phụ chú Dấu gạch nối - Dùng để ngăn cách các tiếng trong một từ có nhiều tiếng khi phiên âm tiếng nước ngoài ra TV - Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một liên danh Dấu chấm phẩy - Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép - Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê Dấu ngoặc đơn + Dùng để đánh dấu thành phần phụ chú trong câu + Dùng để đánh dấu những dấu câu thể hiện sự mỉa mai, châm biếm, nghi ngờ Dấu ngoặc kép - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, có hàm ý mỉa mai Bài 3 - 1: dấu phẩy - 2: dấu chấm - 3: dấu chấm - 4: dấu phẩy - 5: dấu hai chấm - 6: dấu gạch ngang - 7: dấu chấm than - 8: dấu chấm than - 9: dấu chấm than - 10: dấu chấm than - 11: dấu phẩy - 12: dấu phẩy - 13: dấu chấm - 14: dấu phẩy - 15: dấu chấm - 16: dấu phẩy - 17: dấu phẩy - 18: dấu phẩy - 19: dấu chấm - 20: dấu phẩy - 21: dấu hai chấm - 22: dấu gạch ngang - 23: dấu chấm hỏi - 24: dấu chấm hỏi -25: dấu chấm hỏi - 26: dấu chấm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cặp; máy chiếu - Phát hiện lỗi về dấu câu và sửa lỗi - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức; HS tự nhận xét, đánh giá Bài 4 a. Thay dấu phẩy bằng dấu hỏi chấm, thừa dấu chấm. b. Từ xưa, ...sản xuất, nhân dân... c. mặc dù...tháng, nhưng tôi E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm trong bài KTGK những lỗi về dấu câu và sửa lại cho đúng * Hướng dẫn học ở nhà - Học và phân tích được văn bản “ Đập đá…” - Nhớ được công dụng của dấu câu đã học - Hoàn thiện BT phần E - Chuẩn bị: + Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học + Làm bài tập: các nhóm tìm hiểu văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 15: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN- VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Tiết 59 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp ? Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác; năng lực giao tiếp Tiếng Việt * HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu - Đọc kĩ bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và trả lời các câu hỏi ra bảng phụ - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác; các nhóm tự nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp ? Dựa vào dàn ý sgk hãy xác định: ? Bố cục bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú gồm mấy phần? ? Nhiệm vụ cụ thể từng phần? - GV bổ sung: phần TB có thể bổ sung phần hoàn cảnh hình thành , PT của thể loại. * HĐ cả lớp - Trả lời câu hỏi c sgk - GV bổ sung: thơ: vần, nhịp, thanh điệu..; truyện: cốt truyện, tình huống, nhân vật…) I. Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học Đề bài: Thuyết minh đăc điểm thể thơ thất ngôn bát cú a. Đặc điểm thể thơ - Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ -> Cố định, không tùy ý thêm bớt - Mô hình bằng trắc bài Đập đá ở Côn Lôn BBTTTBB BTBBTTB TTTBBTT BBTTTBB TBBTBBT BTBBTTB TTTBBTT BBBTTBB - Niêm, đối + Câu 1-2: đối + Câu 2-3: niêm + Câu 3-4: đối + Câu 4-5: niêm + Câu 5-6: đối + Câu 6-7: niêm + Câu 7-8: đối - Vần: non (câu 2)- hòn (c4)- son (câu 6)- con (câu 8) -> Vần bằng, cuối câu 2,4,6,8 - Ngắt nhịp: 4/3` b. Lập dàn bài - Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại văn học cần thuyết minh - Thân bài: -> Thuyết minh về các đặc điểm của thể loại văn học - Kết bài: -> Trình bày cảm nhận về thể loại văn học đã được thuyết minh (tác dụng của hình thức thể loại với vc thể hiện chủ đề) => Cần xác định đối tượng (thể loại gì), quan sát, nhận xét về đặc điểm hình thức của thể loại. Đặc điểm cần chú ý: số câu, dòng, luật, dung lg, kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ, trình tự sự việc… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: rèn luyện theo mẫu - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ * HĐ cá nhân ? Viết một đoạn văn giới thiệu một đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú. - HS viết đoạn văn - HS đọc đoạn văn đã chép; HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp thuyết trình - Năng lực: Định hướng phát triển năng lực tự học và tự chủ - Các nhóm về tìm hiểu và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã học. Bài 1 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm hiểu đặc điểm của truyện ngắn, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tiết 60 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp ? Qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của người tù cách mạng C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; năng lực giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp - Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về tác giả - GV chuẩn xác, HS nhận xét, đánh giá - Đọc bài thơ và rút ra yêu cầu về cách đọc của bài thơ * HĐ cả lớp - KT hỏi đáp; HS nhận xét, đánh giá - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các nhóm nhận xét đánh giá * Phiếu số 1 - ở câu thơ đầu, em hiểu từ hào kiệt, phong lưu là như thế nào? - Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ và từ ngữ tác giả sử dụng - NT đó diễn tả một phong thái như thế nào? - Hãy nêu cách hiểu về câu thơ thứ hai? - Nhận xét về giọng thơ? - Giọng thơ ấy thể hiện một tư thế ntn - Nhận xét chung về phong thái, khí phách của người tù qua hai câu thơ đầu? * Phiếu số 2 ? Tác giả đã tự nhận mình là gì? Tìm từ ngữ ? Hai câu thơ trên có gì đặc sắc về nghệ thuật? ( thủ pháp NT, giọng thơ, cách sử dụng từ ngữ) ? NT trên có tác dụng gì ? Nhận xét chung về nội dung hai câu thực * Phiếu số 3: - ở câu thơ đầu, em hiểu bủa tay, bồ kinh tế là như thế nào? - Câu thơ đã thể hiện ý chớ gì? - Phân tích ý nghĩa của hình ảnh tiếng cười trong câu thơ thứ hai - Hai câu luận sử dụng NT gì đặc sắc - Cảm nhận của em ý chí, khí phách của Phan Bội Châu qua hai câu luận? * Phiếu học tập số 4 - Hai câu kết, nhà thơ đã sử dụng NT gì? - Tác dụng của những NT ấy - Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì * HĐ cả lớp ? Khái quát những nét nghệ thuật, nội dung đặc sắc của bài thơ 1. Tìm hiểu chung a. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Phan Bội Châu (1867-1940), quê ở Nam Đàn – Nghệ An. + Là nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Tác phẩm: + Bài thơ nay được trích từ tác phẩm “ Ngục Trung Thư ” sáng tác năm 1914. b. Đọc, tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích c. Tìm hiểu chung về văn bản + Thể loại: Thất ngôn bát cú Đư¬ờng luật + PTBĐ: biểu cảm + Bố cục: Đề, thực, luận, kết. 2. Phân tích 2.1. Hai câu đề - Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lư¬u - Nghệ thuật: Điệp từ + từ Hán Việt hào kiệt, phong l¬ưu -> Phong thái ung dung, đ¬ường hoàng, vừa ngang tàng, bất khuất, lại vừa hào hoa tài tử - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù: quan niệm, coi nhà tù là chốn nghỉ chân - Nghệ thuật: Giọng thơ vui đùa -> T¬ư thế bình tĩnh, tự chủ, v¬ượt lên trên hoàn cảnh * Phong thái ung dung, khí phách hiên ngang của nhà chí sĩ rơi vào vòng tù ngục 2.2. Hai câu thực - ... khách không nhà trong bốn bể ng¬ười có tội giữa năm châu - Nghệ thuật: + Phép đối (cả thanh lẫn ý)+ hình ảnh có ý nghĩa t¬ượng trư¬ng -> Cuộc đời bôn ba sóng giú, luôn bị kẻ thù săn đuổi. + Giọng thơ trầm lắng, thống thiết + Cặp phó từ “đã- lại”-> dồn nén về cảm xúc. * Cuộc đời sóng gió, trắc trở và nỗi đau lớn lao của nhà chí sĩ yêu nước. 2.3. Hai câu luận - Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế -> í chí quyết tâm theo đuổi sự nghiệp cứu nư¬ớc, cứu dân - … cư¬ời tan cuộc oán thù -> Ngạo nghễ, coi th¬ường mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù - Nghệ thuật: + Phép đối, nói quá + ĐT mạnh + Giọng thơ hào sảng + Cảm xúc sôi nổi, hào hùng, lãng mạn * ý chí kiên định; khí phách ngang tàng, bất khuất ; tinh thần lạc quan của ng¬ười anh hùng 3. Hai câu kết - Thân ấy vân còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu - Nghệ thuật: + Điệp ngữ -> giọng thơ dõng dạc + Lượng từ + khẩu ngữ -> coi thường gian khổ. * Khẳng định tư thế hiên ngang, ý chí thép gang không kẻ thù nào có thể bẻ gãy III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: + Sử dụng thể thơ truyền thống + Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ + Cảm hứng lãng mạn + Phép đối, nói quá 2. Nội dung: Khẳng định ý chí gang thép: còn sống là còn chiến đấu. Vì thế mà không sợ bất kì một khó khăn thử thách nào. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐC - Thực hiện yêu cầu của bài tập 1 phần vận dụng - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm đọc một số tác phẩm văn học của Phan Bội Châu. Hướng dẫn học tập - Tích cực hoàn thiện BT D, E - Tìm nét chung về nội dung, cỏch thức thể hiện cảm xúc ở hai bài thơ trên - Dựa vào hai bài thơ trên, hãy viết một bài văn thuyết minh về thể thơ TNBC - Chuẩn bị bài 16: - Đọc bài thơ Muốn làm thằng Cuội và Hai chữ nước nhà + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, nét chung về tác phẩm + Phân tích hai bài thơ theo định hướng câu hỏi SHD

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, đập đá ở Côn Lôn, giáo án đập đá ở côn lôn vnen 8, giáo án vnen đập đá ở côn lôn

Giải bài tập những môn khác