Giáo án vnen bài Bàn luận về phép học

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bàn luận về phép học. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Bàn luận về phép học
Ngày soạn:…/ …/20… Ngày dạy: …/…/20… Bài 24:BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC Tiết 91 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: ; giao tiếp và hợp tác; nêu và GQVĐ - Phương pháp: vấn đáp, hợp tác * HĐ nhóm - máy chiếu - GV chiếu yêu cầu sgk - HS xem lại vở soạn, thảo luận thống nhất ý kiến viết vào bảng phụ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS nhận xét, đánh giá -> GV dẫn vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ; thẩm mĩ - Phương pháp: đọc sáng tạo, dùng lời có NT, vấn đáp, hợp tác * HĐ cả lớp, máy chiếu - GV chiếu yêu cầu - Trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm - Chuẩn kiến thức * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân; máy chiếu - HS xác định yêu cầu trên máy chiếu ? Tác phẩm được viết theo thể loại nào ? Hãy nêu một số đặc điểm của thể loại văn học trên ? Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS đánh giá bạn trình bày. * HĐ cặp - KT hẹn hò, máy chiếu - GV nêu điểm hẹn: 6h - GV chiếu yêu cầu: ? Tác giả đã bày tỏ suy nghĩ của mình về việc học qua câu văn nào? ? Chỉ ra và phân tích nét đặc sắc về NT trong cách đặt vấn đề của tác giả ? Qua đó, tác giả cho ta thấy mục đích của việc học là gì - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, hẹn hò trao đổi thống nhất ý kiến sữa chữa vào bài - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, đánh giá cặp trình bày, HS đánh giá chéo dựa vào đánh giá của GV * HĐ cả lớp ? Đánh giá quan điểm trên của tác giả? ? Trong thời đại mới, theo em có nên bổ sung thêm gì về mục đích của việc học. - Rèn đạo đức kết hợp rèn năng lực tư duy và học cả tri thức... * HĐ nhóm- KT học tập hợp tác; máy chiếu - Chiếu yêu cầu: trả lời các câu hỏi bằng cách hoàn thành phiếu học tập Lối học sai lầm Phép học đúng - Tác giả đã phê phán lối học nào? - Nhận xét về lối học ấy? -Lối học như vậy đưa đến tác hại gì? ? Từ đó, tác giả cho chúng ta thấy cách học sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào - Tác giả đề cập đến những phép học nào? Em hiểu bản chất của những phép học đó là gì? Nhận xét về cách học đó - Tác dụng của phép học đó - Từ đó, tác giả muốn khẳng định cách học đúng sẽ đem lại kết quả như thế nào - HS hoạt động cá nhân xem lại vở soạn, trao đổi thống nhất ý kiến viết vào bảng phụ - HS trình bày, bổ sung, phản biện - GV chuẩn kiến thức, đánh giá * HĐ cả lớp ? Em có nhận xét gì về lời lẽ cũng như cách lập luận của tác giả ? Qua đây, em thấy việc học có ảnh hưởng như thế nào đến con người và tiền đồ đất nước ? Vì vậy, cần phải có một phương pháp học tập như thế nào ? Từ đó, em thấy tác giả là người như thế nào * HĐ cả lớp ? Theo tác giả, nếu có mục đích và cách học đúng đắn sẽ đưa đến kết quả gì ? Nhận xét cách lập luận ở đây ? Qua đó, tác giả cho em thấy tác dụng gì của việc học đúng ? Nhận xét chung về tác dụng của việc học ? Em thấy cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở phần cuối như thế nào? Thể hiện thái độ gì * HĐCN- KT trình bày1 phút; máy chiếu - GV nêu yêu cầu ? Khát quát nét chính về nghệ thuật, nội dung văn bản? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, đánh giá I. Tìm hiểu văn bản Bàn luận về phép học 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Nguyễn Thiếp (1723- 1804) + Quê: Mật Thôn - Nguyệt Ao - La Sơn - Hà Tĩnh. + Là người học rộng, hiểu sâu, từng đỗ đạt - làm quan dưới triều Lê, sau về ở ẩn, làm nghề dạy học. - Tác phẩm: + Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. 2. Đọc; tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể loại: tấu - PTBĐ: nghị luận - Bố cục: 3 phần: + P1(đoạn 1): Mục đích của việc học + P2 (đoạn 2,3): Bàn về cách học. + P3 (còn lại) : Tác dụng của việc học. 4. Phân tích 4.1. Mục đích của việc học - Ngọc không mài... biết rõ đạo - Nghệ thuật: Sử dụng câu châm ngôn với hình ảnh so sánh đặc sắc, giàu sức gợi:(so sánh người không học với ngọc không mài) + Ngọc: vật quý giá nhưng không được mài dũa thì cũng trở nên vô dụng + Con người mà không học thì cũng không hiểu được lẽ đối xử hàng ngày giữa người với người (không biết cách làm người) * Mục đích chân chính của việc học là học để làm người - Tác gỉa: coi trọng việc rèn luyện đạo đức 4.2. Bàn về cách học Lối học sai lầm Phép học đúng - Lối học + Chuộng hình thức: học … không hiểu nội dung, có danh… không thực chất. + Cầu danh lợi: học để có danh tiếng, bổng lộc, được trọng vọng -> Sai lầm - Tác hại: Nước mất, nhà tan. -> Cách học sai sẽ đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng - Phép học: + Mở rộng trường lớp, thành phần đi học; tạo điều kiện cho người đi học . + Học từ thấp đến cao, học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược điều đã học; học đi đôi với hành. -> Đúng đắn, tiến bộ, mang tính thời đại - Tác dụng: kẻ nhân tài lập được công, nhà nước vững yên -> Có cách học đúng sẽ đem lại kết quả tốt đẹp - Nghệ Thuật: + Lời lẽ sắc bén + Lập luận nhân quả, bác bỏ chặt chẽ, thuyết phục * Việc học có ảnh hưởng to lớn đến con người và tiền đồ đất nước - Cần phải có phương pháp học tập đúng - Tác gỉa: tài giỏi, sáng suốt 2.3 Tác dụng của việc học - Người tốt nhiều, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị (+) Lập luận nhân quả -> Tác dụng: cải tạo con người, xh phát triển; đất nước vững bền * Có mục đích, phương pháp học đúng đắn sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, to lớn, lâu bền. - Tác giả: chân thành, thiết tha với việc học, tiền đồ đất nước-> Yêu nước 5. Tổng kết a. Nghệ thuật Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục. b. Nội dung Bài Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt phải học đi đôi với hành. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình; dạy học hợp tác * HĐ cá nhân; máy chiếu - HS xác định yêu cầu trong SGK - HS suy nghĩ, trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá chéo Bài 1 - Quan điểm đúng đắn, phù hợp - Cần bổ sung thêm mục đích, phương pháp học để phù hợp với yêu cầu mới của xã hội Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 24: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC Tiết 92 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực:giao tiếp, tự học - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cá nhân - GV nêu yêu cầu ? Luận điểm là gì? Cách viết đoạn văn trình bày luận điểm - HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét, bổ sung -> GV dẫn dắt vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu; vấn đáp; dạy học hợp tác * HĐ nhóm- KT công đoạn Vòng 1: Chia lớp thành 2 cụm: - Cụm A: gồm nhóm 1,2,3 + Thảo luận trả lời 3 câu hỏi trong đoạn văn thứ nhất ở mục a - Cụm B: gồm nhóm 4,5,6 + Thảo luận trả lời 3 câu hỏi trong đoạn văn thứ hai ở mục a - HS xem lại vở soạn - HS thảo luận, thống nhất ý kiến vào bảng phụ Vòng 2: Hs đổi bài , nhận xét, bổ sung giữa các cụm với nhau: N1 – N4; N2-N5; N3-N6 - HS trao đổi kết quả, nhận xét, bổ sung bắng bút khác màu với nhóm bạn - HS trình bày kết quả trước lớp (2 nhóm), nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; nhận xét, đánh giá II. Viết đoạn văn trình bày luận điểm 1. Xét ví dụ * VDa Đoạn văn Đặc điểm Đoạn 1 Đoạn 2 Câu chủ đề ( LĐ) - Câu cuối: “ Thật …đời” Câu 1: “ Đồng … trước” Vị trí Cách trình bày ĐV - Cuối đoạn văn-> TB theo cách quy nạp - Đầu đoạn văn-> TB theo cách diễn dịch Luận cứ -LC1: Đại La từng chọn làm kinh đô ( lịch sử) - LC2: Đại La có vị trí, địa hình đẹp, thuận lợi ( Ở vào … cao mà thoáng) - LC3: Đại La nơi giàu có “ Muôn vật…tốt tươi” - LC1: Tình yêu nước được thể hiện ở mọi lứa tuổi, vùng miền, trong nước, ngoài nước - LC2: Tình yêu nước được thể hiện ở tiền tuyến, hậu phương. - LC3: Tình yêu nước được thể hiện ở mọi giai cấp, tầng lớp. * HĐ cả lớp - Trả lời câu hỏi 1,2 trong VD b - Gv chuẩn kiến thức ? Các luận cứ đó đã đủ làm sáng tỏ luận điểm chưa? Nhận xét về cách sắp xếp luận cứ ? Nhận xét về cách diễn đạt - Gv kết luận chung * HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu Vậy để viết đoạn văn trình bày luận điểm ta cần làm gì? Hãy chọn đáp án đúng ở phần c để hoàn thành ghi nhớ - HS suy nghĩ trả lời - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá - Chốt các cách trình bày nội dung đoạn văn. * VDa (1) A (2) A (3) - Luận cứ 1: Phong ….tình - Luận cứ 2: Bờ biển ..ngọc bích - Luận cứ 3: Tỉnh có danh thắng…thế giới. – Luận cứ 4: Quảng Bình…. nhiều di tích lịch sử, truyền thống văn hóa... khác nhau. - Luận cứ 5: còn biết bao điểm du lịch ….du khách. - Luận cứ (...) -> Đầy đủ, - Lập luận hợp lí - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, hấp dẫn 2. Ghi nhớ (bảng c) * Hướng dẫn học bài ở nhà - Học và phân tích được văn bản; vẽ sơ đồ tư duy cho bài học - Ôn lại kiến thức về cách viết đoạn văn trình bày luận điểm - Chuẩn bị: + Làm bài tập viết đoạn văn trình bày luận điểm + Ôn lại cách viết bài văn nghị luận;lập dàn ý cho các đề SGK Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 24: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC Tiết 93 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cá nhân - GV chiếu yêu cầu, HS xác định nhiệm vụ ? Nêu cách viết đoạn văn trình bày luận điểm? -Khi viết theo em chúng ta thường mắc những lỗi nào? - Hs suy nghĩ trình bày,nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp; dạy học hợp tác; phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân - máy chiếu - GV nêu yêu cầu sgk - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá chéo * HĐ cả lớp, máy chiếu - Gv nêu yêu cầu BT 3 - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn kiến thức máy chiếu * HĐ nhóm; máy chiếu - Yêu cầu HS đọc bài tập SGK - HS hoạt động cá nhân, trao đổi, thống nhất ý kiến trên bảng phụ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; các nhóm tự nhận xét, đánh giá. * HĐ cặp- KT hẹn hò, máy chiếu - Gv nêu yêu cầu BT 3 - HS hoạt động cá nhân - HS hẹn hò, (trao đổi) sửa chữa vào bài của mình, trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá * HĐCL - GV nêu câu hỏi sgk - Hs suy nghĩ trả lời - Nhận xét, chuẩn kiến thức Bài 2 a. Đổi thành: Cần phải viết ngắn gọn, dễ hiểu hoặc tránh lối viết dài dòng, khó hiểu b. Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho bạn trẻ c. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường Bài 3 - Hai luận cứ: + Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi ...c/ vật -> Sắp xếp theo trình tự tăng tiến (mức độ tinh tế trong thơ Tế Hanh); lời văn gợi cảm, giàu chất thơ -> Làm rõ luận điểm; tạo hứng thú cho người đọc. Bài 4 a. - Luận điểm: Học vẹt không phát triển đ-ược năng lực tư duy. - Luận cứ: + Học vẹt là học thuộc lòng mà chưa chắc đã hiểu mình đang học nội dung gì. + Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng. + Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện. + Không nên học vẹt, học vẹt làm mòn năng lực tư duy, suy nghĩ. Bài 5 - Nhận xét hệ thống luận điểm: + Có chỗ còn chưa chính xác : Luận điểm (a) có nội dung không phù hợp với vấn đề (lao động tốt) + Luận điểm chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ + Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí - Sửa: + Bỏ “ lao động tốt” ở luận điểm a + Thêm phương tiện liên kết ở luận điểm b: Việc chểnh mảng học tập của các bạn khiến… + Bổ sung thêm luận điểm: . Đất nước rất cần những người tài, giỏi, có trình độ.(g) . Để tài giỏi, có trình độ thì cần phải chăm chỉ học tập.(h) +Sắp xếp lại: g, h, a,c, b, e, d Bài 6 - Sắp xếp như sgk là hợp lí vì các luận cứ làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân - Từ kết quả của bài tập 4, hãy viết một đoạn văn diễn dịch để trình bày 1 trong số các luận điểm - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức; HS nhận xét, đánh giá Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 24: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC Tiết 94 Hình thức tổ chức Nội dung D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - GV ghi đề bài lên bảng • - Tổ chức cho HS làm bài tập văn số 3 Viết bài tập làm văn số 3 1. Đề : Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về câu nói của M.Gorki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" 2. Yêu cầu a. Kĩ năng • - K/n: tạo lập văn bản; dựng đoạn; dùng từ, đặt câu chuẩn kiến thức; diễn đạt lưu loát; đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, bố cục hợp lí • b. KT: • - Tầm quan trọng của kiến thức • - Vai trò của sách và việc đọc sách • - Cách đọc sách 3. Đáp án Nội dung * Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản và cấu trúc của bài văn: bài văn có đủ 3 phần; mở bài giới thiệu được chủ đề; thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề; kết bài tổng kết chủ đề * Xác định đúng yêu cầu của đề về kiểu bài và nội dung: - Kiểu bài nghị luận - ND: nghị luận về câu nói của M.Gorki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" * Triển khai chủ đề thành các khía cạnh để trình bày - Giới thiệu được vấn đề - Giải thích được nội dung ý nghĩa của câu nói: Kiến thức có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Chúng ta nên yêu sách bởi nó là nguồn cung cấp kiến thức. - Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của vấn đề + Con người chúng ta muốn tồn tại, trưởng thành đều cần phải có kiến thức (DC) + Để có kiến thức, chúng ta có nhiều cách khác nhau ( DC) nhưng một trong những cách quan trọng nhất là đọc sách bởi vì: . Sách là kho tàng quý báu cất giữ kiến thức của loài người . Đọc sách là con đường tích lũy kiến thức nhanh nhất + Đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức; bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; thư giãn đầu óc... + Không đọc sách: kiến thức nghèo nàn; tâm hồn cằn cỗi; nếu có phát triển thì cũng chỉ là kẻ đi thụt lùi - Bàn luận mở rộng: bên cạnh những sách tốt, vẫn còn có những sách ít có giá trị, vô bổ, thậm chí độc hại - Bài học: cần yêu sách; chăm chỉ đọc sách - Nêu ý nghĩa câu nói của M.Gorki * Sáng tạo - Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ * Chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn dạt, liên kết, mạch lạc HĐ tìm tòi và Hướng dẫn học tập - Lập dàn ý cho các đề văn còn lại SGK - Ôn lại cách làm bài văn nghị luận - Soạn bài: Thuế máu + Sưu tầm tư liệu về tác giả và tác phẩm + Đọc văn bản + Tìm hiểu chung về tác phẩm + Trả lời các câu hỏi + Đọc mục 3, / phần B bài 25, 26 và trả lời câu hỏi + Sưu tầm các một số đoạn hội thoại với vai XH khác nhau * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, bàn luận về phép học, giáo án bàn luận về phép học vnen 8, giáo án vnen bàn luận về phép học

Giải bài tập những môn khác