Giáo án vnen bài Đánh nhau với cối xay gió

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đánh nhau với cối xay gió. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Đánh nhau với cối xay gió
Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 7: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • HS hiểu được đặc điểm của thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô -tê. • HS hiểu khái niệm tình thái từ và các loại tình thái từ , cách sử dụng tình thái từ. 2. Kỹ năng • Rèn cho hs kĩ năng nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật ( Đôn Ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích. • Rèn cho hs kĩ năng dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ • Có ý thức phân tích một sự việc gắn với hoàn cảnh thực tế. • Có ý thức sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió • Tìm hiểu về tình thái từ III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 25 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp đàm thoại - Năng lực: giao tiếp * HĐCN; GV nhận xét, đánh giá -Thực hiện yêu cầu phần A. ? Em hiểu thế nào là"hiệp sĩ giang hồ".Ở họ có điều gì đáng quý? -> Giới thiệu bài mới - "Hiệp sĩ giang hồ" là hiệp sĩ đi lang thang khắp nơi để trừ kẻ gian tà,cứu người lương thiện. - Ở họ có tính cách hành hiệp, trượng nghĩa, sẵn sàng giúp đỡ người khác thật đáng quý. B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác - Kĩ thuật trình bày 1 phút - Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng * HĐ cá nhân- KT trình bày 1 phút; máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết, tìm hiểu của em về tác giả và tác phẩm - Gv giảng * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc: - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cặp; máy chiếu Xác định : + Xác định thể loại của văn bản? + Văn bản được viết theo PTBĐ nào? + Xác định bố cục của văn bản (Hoàn thành câu 2.a) * HĐ cá nhân; máy chiếu; GV nhận xét, đánh giá ? Tìm các chi tiết thể hiện suy nghĩ và nhận định của hai nhân vật về cối xay gió ? ? Vì sao Đôn Ki-hô-tê lại nhận định như vậy ? Qua đó, em có nhận xét về suy nghĩ của hai nhân vật ? - Giảng về suy nghĩ của Đôn Ki-hô-tê I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Xec-van-tet (1547-1616) nhà văn lỗi lạc của Tây Ban Nha. + Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của lớp bình dân. - Tác phẩm. + Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng - làm cho tên tuổi của nhà văn trở nên bất tử. + Tác phẩm 126 chương. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 3. Tìm hiểu chung - Thể loại : tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Kể ở ngôi thứ 3 - Bố cục : 3 phần + Phần 1: Từ đầu  không cân sức + Phần 2 : Tiếp  ngã văng ra + Phần 3 : Còn lại II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa a. Trước khi đánh nhau với cối xay gió Nhìn thấy và nhận định về cối xay gió Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa - Là những tên khổng lồ ghê gớm, tay dài ->Hoang tưởng,mê muội - Là những cối xay gió với cái cánh quạt và quay tròn khi có gió thổi. -> Tỉnh táo Tiết 26 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; đàm thoại; thuyết trình; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực * HĐ nhóm-kĩ thuật công đoạn; máy chiếu; Hs, Gv đánh giá - Nhóm 1,2: ? Tìm các chi tiết nói về suy nghĩ và hành động của hai nhân vật với cối xay gió? ? Nhận xét về suy nghĩ và hành động của mỗi người? * Bình - Nhóm 3,4: ? Tìm chi tiết thể hiện thái độ của hai người khi bị đau? ? Nhận xét về cách cư xử của hai nhân vật? - Nhóm 5,6: ? Thái độ của hai người trước chuyện ăn chuyện ngủ ntn? Tìm chi tiết? ? Chi tiết trên cho ta tấy điều gì về hai nhân vật? * HĐ cả lớp ? Chỉ ra nét hay, nét dở trong tính cách của Đôn Ki-hô-tê? Mặt tốt, mặt xấu của Xan-chô. ? Xây dựng hai nhân vật trên tác giả sử dụng NT gì? ? Nhận xét về giọng văn? ? Khái quát đặc điểm của hai nhân vật? * Bình ? Thái độ của tác giả? ? Triết lí rút ra từ hai nhân vật trên? * HĐCN- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Khái quát lại giá trị NT và nội dung của truyện? b. Trong khi đánh nhau với cối xay gió Đôn Ki-hô-tê X n-chô Pan-xa - Suy nghĩ: quyết giao chiến… phụng sự chúa -> Cao cả, tốt đẹp nhưng hão huyền - HĐ: xông lên…khiên che thân, tay lăm lăm ngọn giáo đâm vào cánh quạt -> Dũng cảm nhưng điên rồ, nực cười - Ngăn chủ, không giao chiến - Hét bảo chủ đừng xông vào; cưỡi lừa đứng ở xa -> Tỉnh táo, nhát sợ, giữ mình c. Sau khi đánh nhau với cối xay gió * Quan niệm, cư xử khi bị đau Đôn Ki-hô-tê Xan chô Pan-xa - Không kêu đau … bị thương không rên rỉ dù xổ cả ruột ra -> Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, có tinh thần chịu đựng - Hơi đau 1 chút rên rỉ ngay -> Thiếu can đảm, nghị lực, có phần hèn nhát * Chuyện ăn, chuyện ngủ Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa - Trưa không cần ăn, suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương -> Không quan tâm đến nhu cầu cá nhân, hướng tới thế giới tinh thần - Đói thì ăn, nhắm rượu, lăn ra ngủ -> Chỉ chú ý tới nhu cầu vật chất, thực dụng, tầm thường - Đôn Ki-hô-tê: Khát vọng cao đẹp, dũng cảm, quên mình nhưng đầu óc hoang tưởng, điên rồ, thiếu thực tế - Xan-chô: thực tế, hồn nhiên, chất phác nhưng ích kỉ, hèn nhát, thực dụng - Nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật vừa song song vừa tương phản + Giọng văn: hài hước * Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô tương phản về mọi mặt nhưng lại bổ sung cho nhau - Tác giả: - Chế giễu những con người đầu óc hoang tưởng, mê muội; phê phán lối sống thực dụng, hèn nhát - Ca ngợi những người có đầu óc tỉnh táo, hành động dũng cảm, có lí tưởng cao đẹp - Triết lí: Không có sự hoàn thiện tuyệt đối. Sự hoàn thiện chỉ có trong sự đối chiếu, bổ sung cho nhau 2.Tổng kết - Nghệ thuật + Xây dựng nhân vật vừa song song vừa tương phản. + Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật… - Nội dung: * Hướng dẫn học tập về nhà - Đọc lại đoạn trích, tóm tắt đoạn trích - Phân tích được tính cách của hai nhân vật - Hiểu được nội dung bài học được rút ra từ tác phẩm - Chuẩn bị bài 7: - Mục 3/B: đọc ví dụ và tìm hiểu đặc điểm của tình thái từ - Mục 3.c. Tìm ý cho đề bài; em sẽ đưa yếu tố miêu tả vào đoạn văn ntn; viết thành đoạn văn hoàn chỉnh Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy:… /…/20… BÀI 7: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (tiết 3) Tiết 27 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp) Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân; máy chiếu; HS tự nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu a, b VD a: Nếu lược bỏ từ “ à”  câu không còn là câu nghi vấn . VD b : Nếu lược bỏ từ “ đi ”  câu không còn là câu cầu khiến. VD c : Nếu lược bỏ từ “ thay ”  không còn là câu cảm thán. - Chuần kiến thức * HĐCN; máy chiếu; GV nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu c ? Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ cho mỗi loại tình thái từ. * HĐ cả lớp ? Có mấy loại TTT? Là những loại nào - Chuẩn kiến thức 3. Tìm hiểu tình thái từ a. Xét VD: - Từ “ à ” tạo lập câu nghi vấn - Từ “ đi ” tạo lập câu cầu khiến - Từ “ thay ” tạo lập câu cảm thán - Từ “ ạ ” biểu thị sắc thái tình cảm của người nói: kính trọng lễ phép => Các từ à, đi, thay, ạ là tình thái từ * Ghi nhớ 1.1 + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé + Tình thái từ cảm thán: thay, sao, ôi chao,thật + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng, =>Có 4 loại tình thái từ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp a. HĐ cặp- KT HT hợp tác; hs đánh giá * HĐ cả lớp ? Vậy khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điểu gì * HĐ cá nhân; HS tự nhận xét, đánh giá 2. Luyện tập sd tình thái từ a. - “ à ” hỏi trong quan hệ thân mật, ngang hàng - “ ạ ”: hỏi, thể hiện sự lễ phép, kính trọng, quan hệ trên dưới - “ nhé” : cầu khiến khi quan hệ thân mật , ngang hàng - “ ạ ”:cầu khiến, thể hiện sự lễ phép, quan hệ trên dưới -> Sắc thái biểu cảm khác nhau - Sử dụng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp b. 2-3-5-8 c. 1 - a, c, d 2 - g, e 3 - b 4 - h --------------------------------------------------------------------- Tiết 28 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (tiếp) Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Năng lực: Năng lực tự họ; năng lực giao tiếp * HĐ cả lớp - Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn: - Dự kiến các sự việc, nhận vật chính và sắp sếp theo thứ tự hợp lí. - Xen yếu tố MT, BC trong các sự việc cụ thể: VD tả về đối tượng, khung cảnh diễn ra câu chuyện..; biểu cảm ở phần sv cao trào hoặc phần kết * HĐ cá nhân; GV nhận xét, đánh giá - Viết đoạn văn theo 5 bước 3. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân; HS nhận xét, đánh giá - Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương nơi em ở hoặc ở địa phương khác mà em biết. Bài 1 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp thuyết trình - Năng lực giao tiếp - Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi. * Hướng dẫn học tập ở nhà - Hoàn thiện phần D, E - Tìm trong các Tác phẩm đã học một số câu văn có sd tình thái từ (khoảng 5 câu trở lên) - Chuẩn bị bài 8: + Đọc phần A, dự kiến câu trả lời + Đọc Vb Chiếc lá cuối cùng, tìm hiểu chung về văn bản + Phân tích nhân vật Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men bằng cách trả lời các câu hỏi và hoàn thành các phiếu học tập * Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, Đánh nhau với cối xay gió, giáo án đánh nhau với cối xay gió vnen 8, giáo án vnen đánh nhau với cối xay gió

Giải bài tập những môn khác