Giáo án ngữ văn 8: Bài Thuyết minh về một thể loại văn học
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thuyết minh về một thể loại văn học. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn :
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng
- Biết cách quan sát đặc điểm hình thức về một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn TM về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một VB TM về thể loại văn học có độ dài khoảng 300 chữ.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Giáo dục ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các loại văn bản
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có ý thức sử dụng kiến thức trong học tập và trong cuộc sống.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ.
- Lớp phó học tập nhắc lại yêu cầu bài tập về nhà và báo cáo kết quả kiểm tra
GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh -> có biện pháp động viên khích lệ.
Bước 3. Bài mới (36’)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: Trong tiết TLV trước, tìm hiểu về đề văn thuyết minh (Tr 138), em hãy kể cho cô các đối tượng TM đã học?
- Về người: gương mặt trẻ của thể thao,...
- Về đồ vật: nón lá, áo dài, đôi dép lốp,
- Về con vật: trâu, bò, gà, lợn,....
- Về cảnh vật: đền, chùa, danh lam,...
Hôm nay, cô trò ta cùng đến với đối tượng TM mới: TM về một thể loại văn học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
Tập hợp các văn bản đã học trong chương trình theo thể loại:
Giờ trước, cô đã yêu cầu các em tìm hiểu những thể loại văn bản đã học ở lớp 6,7,8.
? Ở lớp 6 các em đã học những thể loại vb nào? Kể tên các tp thuộc các thể loại vb ấy?
Lơp 7?
Lớp 8?
HS trả lời.
+ Lớp 6: truyện dân gian, truyện trung đại
Thơ 4 chữ, 5 chữ
+ Lớp 7: Tục ngữ
Nx nhau.
Gv tổng hợp trên máy chiếu.
Thể loại Lớp Tác phẩm
Tục ngữ + Về thiên nhiên và lao động sản
+ Về con người và xã hội 7
Truyện Truyện dân gian
6 Bánh chưng, bánh giày;, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Ếch ngồi đáy giếng, Treo biển; Lợn cưới, áo mới
Truyện trung đại 6 Con hổ có nghĩa
Truyện hiện đại 7 Sống chết mặc bay, Cuộc chia tay của những con búp bê
8 Tôi đi học, Lão Hạc
Kí Bút kí, tùy bút 6 Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lao xao
8 Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu”)
Thơ Thơ 4 chữ 6 Lượm
Thơ 5 chữ 6 Đêm nay Bác không ngủ
8 Ông đồ
Thơ lục bát 7 Ca dao
Thơ thất ngôn tứ tuyệt 7 Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,....
Thơ song thất lục bát
7 Sau phút chia ly
Thơ thất ngôn bát cú
7 Bạn đến chơi nhà, Qua đèo Ngang
8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn
Các em đã học rất nhiều các thể loại văn học.
? Theo em, đối với bài văn TM về một thể loại VH, đối tượng TM là gì?
(có phải là giá trị ND, NT của TP cụ thể nào đó k?)
- TM về đặc điểm đặc trưng của thể loại VH đó.
? Qua phần tìm hiểu trong đề văn TM (tiết TLV trước đó) và các thể loại Vb đã học, em nhận xét gì về đối tượng được giới thiệu trong vb TM?
- Đa dạng đối tượng TM.
? Trong chương trình NGữ văn lớp 8, tù học kì I, ngoài tp truyện, cô và các em đã tìm hiểu thể loại thơ. Nhắc lại:
? Đó là thể thơ gì? Những bài thơ nổi tiếng nào được làm theo thể đó ?
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn
Cô và các em cũng tìm hiểu cách làm bài văn TM về thể thơ này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kĩ năng làm bài văn thuyết minh về thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
* HS: Đọc đề bài tập làm văn
? Đề bài trên yêu cầu các em làm gì?
? Muốn có kiến thức thuyết minh em phải làm gì? (Quan sát, học tập, tích lũy…tìm hiểu bản chất đặc trưng, đặc điểm tiêu biểu của đối tượng..)
? Với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em cần quan sát những đặc điểm đặc trưng nào?
Số dòng, số tiếng trên câu, luật B-T, đối, niêm, gieo vần, ngắt nhịp.
Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”của PBC và “Đập đá ở Côn Lôn”- PCT là hai bài thơ rất đặc sắc được làm theo thể thơ này. Chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm của thể thơ quâ việc quan sát, tìm hiểu 2 bài đó.
Yêu cầu hs đọc 2 bài thơ
GV chiếu 2 bài thơ.
? Tìm số tiếng, số dòng? Số dòng số tiếng có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không?
GV: giải thích: thất ngôn bát cú
Cú: câu, bát: tám (8 cẩu)
Ngôn: từ , tiếng, thất: 7
Chốt: số tiếng, câu không thay đổi, thêm bớt được.
Thơ Đường luật khác với thể thơ thông thường khác là có luật B-T.
? Em hiểu gì về tiếng bằng và tiếng trắc trong thơ?
Tiếng có thanh huyền, thanh ngang gọi là vần bằng. Tiếng có thanh ngã, hỏi, sắc gọi là tiếng trắc.
Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn: 2p
Các bàn trong dãy 1, ½ dãy2 ghi kí hiệu cho bài thơ 1.
½ dãy 2 và dãy 3 ghi kí hiệu cho bài thơ 2.
? Ghi ký hiệu bằng - trắc cho từng tiếng cho 2 bài thơ. Tìm hiểu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.
Bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
Câu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7
1 -> T B B T T B B
2 T T B B T T B
3 -> T T B B B T T
4 T B T T T B B
5 -> T B B T B B T
6 T T B B T T B
7 B T T B B T T
8 B B B T T B B
Bài thơ “ Đập đá ở côn lôn”
Câu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7
1 -> B B T T T B B
2 B T B B T T B
3 -> T T T B B T T
4 B B T T T B B
5 -> T B B T B B T
6 B T B B T T B
7 T T T B B T T
8 B B B T T B B
? Trong từng câu thơ có sự phối thanh chặt chẽ theo quy tắc “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”
? Em hiểu gì về quy tắc ấy?
Tiếng 1,3,5 không cần bàn đến về dấu thanh. Tiếng 2,4,6 có sự phân định rạch ròi về việc phối thanh.
VD: Trong câu thơ:
Tiếng thứ 2 tiếng thứ 4 Tiếng thứ 6
B T B
T B T
Tiếng thứ 2 (câu1) là vần bằng
-> Luật bằng
- Tiếng thứ 2 (câu1) là vần trắc
-> Luật trắc
? 2 bài thơ được làm theo luật nào? Dựa vào đâu mà em biết được?
Luật bằng:
Tiếng từ “là” và “trai” (tiếng thứ hai câu 1 của hai bài thơ) đều là tiếng bằng.
? một trong những nghệ thuật đặc trưng nhất của thơ Đường luật là gì? NT đối.
? Em hiểu quy tắc về “đối” trong thơ Đường luật ntn?
Các tiếng trong các cặp câu phải đối nhau: giống nhau về từ loại, ngược nhau về thanh điệu (đối ý, đối lời)
- Dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc gọi là “đối” nhau: dòng trên và dưới khác thanh.
? Tìm những câu đối nhau trong bài thơ?
Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hỗ hay đối tương phản.
? Em hãy chỉ ra NT đối trong cặp câu 3-4 của bài thơ “Đập đá…”
Xách búa đánh tan/ năm bảy đống
Ra tay đập bể/mấy trăm hòn.
(Thanh, từ loại, ý-tương hỗ).
Niêm là khái niệm chúng ta ít dùng.
? Quan hệ B-T của các tiếng giữa ntn gọi là niêm?
- Nếu dòng trên là tiếng bằng, dòng dưới cũng là tiếng bằng (ngược lại) gọi là niêm với nhau.
dòng trên và dưới cùng thanh
? Quan sat hai bài thơ, chỉ ra các câu niêm với nhau trong hai bài thơ?
các cặp câu: 1- 8 , 2- 3 , 4- 5 , 6-7
Những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau.
? Hai bài thơ trên có những tiếng nào hiệp vần với nhau? Nằm ở vị trí nào?
“Vào nhà ngục...”: lưu, tù, châu, đâu, thù.
“Đập đá...” : Lôn, non, hòn, son, con.
GV: Thơ TNBCú chỉ dùng vần bằng ở cuối câu (người ta gọi là vần chân).
? Hãy cho biết các câu thơ trong bài thơ ngắt nhịp ntn?
? Em sẽ tập hợp thêm những kiến thức nào TM cho thể thơ này?
-> Ưu điểm: Thể hiện vẻ đẹp hài hòa cân đối, cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, phong phú, mạnh mẽ…
-> Hạn chế: Gò bó, có nhiều ràng buộc, không phóng khoáng như thơ tự do…
GV: Trả lời các câu hỏi trên chính là các em đã quan sát, tìm hiểu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Một thể thơ được làm từ đời Đường, tuân theo các qui định nghiêm ngặt về luật, bố cục rất chặt chẽ. Là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam thường viết bằng chữ Hán, chữ Nôm.
? Vậy nội dung chính của bài thuyết minh về thể loại văn học là gì?
Đặc điểm riêng của thể loại đó.
? Khi muốn thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), chúng ta phải thực hiện những thao tác nào?
? Khi nêu đặc điểm của một thể loại văn học cần lưu ý điều gì?
? Trước khi viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, các em cần thực hiện những bước nào trước?
Tìm ý, lập dàn ý.
? GV đưa ra ý thứ nhất cần đạt của phần Lập dàn ý.
Phần 2: đặc điểm của thể loai cần thuyết minh. Em hãy chỉ ra các đặc điểm cần thuyết minh về thể loại VH?
? Theo em, dàn ý của bài văn thuyết minh về thể loại văn học gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
? Hãy cho biết dàn ý thuyết minh một thể loại văn học, gồm mấy phần? nội dung của từng phần?
- GV: ghi phần lập dàn bài (sgk trang 153) vào lên máy chiếu.
Yêu cầu hs đọc, bổ sung dàn bài chi tiết.
a, Mở bài:
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
VD: ... Là 1 thể thông dụng của thơ Đường luật, là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn mĩ được rất nhiều tác giả Việt Nam sử dụng và chiếm số lượng lớn so với các thể thơ khác nhất là văn học trung đại..
b, Thân bài:
- Nêu các đặc điểm của thể thơ
+ Số câu, số chữ trong bài thơ
+ Quy định về luật của thể thơ.
(Luật, niêm, đối, vần, nhịp.)
+ Đánh giá ưu điểm, hạn chế của thể thơ…
+ Nhận xét: Thể thơ TNBC có ¬ưu, nh¬ược điểm gì?
+ Ưu: Thể thơ đẹp, hài hoà, cân đối, cổ điển, nhịp điệu trầm bổng, phong phú.
+ Nh¬ược: Gò bó, có nhiều ràng buộc về niêm, luật.
+ Vị trí: Giữ vị trí quan trọng trong sáng tác thơ gđ VH trung đại.
+ Phần kết bài làm gì?
VD: Là thể thơ quan trọng, nhiều bài hay đều được làm bằng thể thơ này. Ngày nay nó vẫn được ưa chuộng...
c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
Từ dàn bài đó, về nhà viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh dài 300 từ.
? Trong bài học hôm nào, chúng ta cần ghi nhớ những nội dung cơ bản nào khi TM về 1 thể loại VH?
Tổng hợp máy chiếu.
Để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức, cô trò ta cùng chuyển sang phần II. Luyện tập.
?) Qua tìm hiểu, theo em TM về thể loại VHọc phải theo các bước như thế nào?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: củng cố kiến thức
- Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, viết sáng tạo..
Họat động 2: Luyện tập
* Đọc yêu cầu của bài tập sgk trang 154
? Xác định đối tượng thuyết minh trong đề văn trên?
? Xác định phạm vi kiến thức?
? Muốn làm được yêu cầu bài tập này các em cần phải làm gì?
-> Quan sát, tìm hiểu kiến thức về đặc điểm truyện ngắn thông qua 3 vb.
* Yêu cầu hs đọc phần 2.
Nhấn: phải nêu được những đ cơ bản của truyện ngắn và lấy 3 vb CM.
? Sử dụng các kiến thức vừa học và nội dung trong bài tham khảo, các em hãy nêu những ý cơ bản trong phần tìm ý?
* HS thảo luận nhóm:
lập dàn ý cho đề văn trên?
? Em dự định sẽ sử dụng pp TM nào trong phần MB?
Nêu định nghĩa, giải thích, so sánh (tiểu thuyết, truyện vừa)
(1) Mở bài:
Nếu tiểu thuyết hay phản ánh bức tranh XH rộng lớn, nhiều mảng cs, triền miên theo thời gian thì truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, có dung lượng nhỏ, phản ánh một mảnh của cuộc sống.
GV cung cấp:
- Lịch sử hình thành truyện ngắn
+ nghệ thuật trần thuật (kể chuyện) của truyện ngắn đã tồn tại dưới hình thức truyền miệng dân gian.
+ ra đời chính thức đầu TK XIX, khởi đầu ở Mỹ.
+ Ở Việt Nam, truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên văn đàn là “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Các em lần lượt nêu lên những đặc điểm của truyện ngắn và lấy 3 tp để CM.
? Truyện ngắn thường phản ánh nội dung gì?
- Các yếu tố chính của truyện ngắn:
+ ND: Mô tả một mảng của cuộc sống. một biến cố, một hàng động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật thể hiện một khía cạnh tính cách, hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.
+ Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian không gian hạn chế.
+ Nhân vật và sự kiện: ít
Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn.
- Gồm sự việc chính và nv chính.
(Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá)
- Ngoài ra còn có sự việc và nv phụ.
+ Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư¬, vợ ông giáo, con Vàng.
+ Con trai lão Hạc bỏ đi, lão Hạc đối thoại với cậu Vàng, bán con Vàng, đối thoại với ông giáo, xin bả chó tự tử...
+ Kết cấu của truyện ngắn: ....thường là ngắn.
+ PTBĐ thường sd:
- ý nghĩa của truyện ngắn: thường để lại cho con người bài học về cách sống cách làm người tu dưỡng cho con người những tư tưởng tốt đẹp.
? Truyện ngắn tuy ngắn nhưng đề cập đến những vấn đề ntn của cs? CM qua 3 vb?
+ “Tôi đi học”: kỉ niệm trong sáng không thể quên về ngày đầu tiên đi học.
+ “Lão Hạc”: hoàn cảnh và phảm chất của người nông dân VN trước CM T8/1945
+ “Chiếc lá cuối cùng”: tình thương giữa con người-con người.
Về nhà các em hoàn thành bài viết khoảng 300 từ. I. Từ quan sát đến mô tả thuyết minh một thể loại văn học
1. PT Ngữ liệu: sgk trang 153
* Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1.1. Quan sát.
* Tìm hiểu đề
+ Đối tượng cần thuyết minh:
thể thơ thất ngôn bát cú (đặc điểm và những dấu hiệu chung nhất)
* Nhận diện thể thơ.
a) Số dòng, số tiếng/câu:
- Số dòng: 8
- Số tiếng: 7 tiếng/dòng.
=> Không thay đổi
b) Luật bằng - trắc:
Sắp xếp tiếng bằng trắc theo hệ thống ngang các câu.
- Tiếng thứ 2 (câu1) là vần bằng
-> Luật bằng
- Tiếng thứ 2 (câu1) là vần trắc
-> Luật trắc
c) Đối:
ở các cặp câu: 3- 4 , 5- 6
d) Niêm:
ở các cặp câu: 1- 8 , 2- 3 , 4- 5 , 6-7
đ) Vần:
Gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
e) Ngắt nhịp: 4/3 , 3/4 hoặc 2/2/3
=> Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát chúng thành đặc điểm.
- Khi nêu đặc điểm:
+ Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
2.2. Lập dàn bài.
* Tìm ý:
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự hình thành và phát triển của thể loại cần thuyết minh.
- Đặc điểm của thể loại cần thuyết minh: số câu, số dòng, luật thơ, dung lượng, kết cấu, trình tự sự việc, ngôn ngữ.
a, Mở bài:
Giới thiệu chung về thể loại văn học cần thuyết minh.
b, Thân bài:
- Trình bày hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự hình thành và phát triển của thể loại văn học.
- Các đặc điểm của thể loại văn học đó.
c. Kết bài:
Vai trò, ý nghĩa của việc tìm hiểu thể loại.
2. Ghi nhớ: SGK trang 154.
II. Luyện tập:
Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện đã học: “Tôi đi học”, “Lão Hạc”, “Chiếc lá cuối cùng”
* Tìm hiểu đề.
- Đối tượng TM: TL truyện ngắn
- XĐ phạm vi kiến thức: Tìm hiểu qua 3 truyện “Tôi đi học”, “Lão Hạc”, “Chiếc lá cuối cùng”
* Tìm ý:
- Hoàn cảnh lịch sử của việc hình thành, phát triển thể loại truyện ngắn.
- Đặc điểm thể loại truyện ngắn: nội dung, hệ thống nhân vật, sự kiện, cốt truyện, kết cấu, ý nghĩa
* Lập dàn ý.
a. Mở bài:
(Nêu định nghĩa chung về truyện ngắn)
Truyện ngắn là hình thức tự sự nhỏ…
b. Thân bài:
- Lịch sử hình thành truyện ngắn.
- Các yếu tố chính của truyện ngắn:
+ ND: Mô tả một mảng của cuộc sống. một biến cố, một hàng động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật thể hiện một khía cạnh tính cách, hay một mặt nào đó của đời sống xã hội
+ Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian không gian hạn chế.
+ Ít nhân vật, sự kiện
- PTBĐ: Tự sự (MT, BC)
c. Kết bài:
- ý nghĩa của truyện ngắn: thường để lại cho con người bài học về cách sống cách làm người tu dưỡng cho con người những tư tưởng tốt đẹp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn có sử dụng câu ghép.
- Phương pháp: đàm thoại, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo.
? Khi viết mở bài, chúng ta có thể sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
Nêu định nghĩa - giải thích, so sánh.
? Chúng ta sd những phương pháp thuyết minh nào trong phần thân bài? (PP liệt kê, phân loại, phân tích (từng đặc điểm của thể loại đó), dùng con số, số liệu, nêu ví dụ),
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
- Phương pháp: thuyết trình.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
? Lập dàn ý cho bài làm văn thuyết minh thể loại VH tự chọn.
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Học bài cũ:
- Đọc thêm tài liệu tham khảo cho bài văn TM về thể loại VH.
- Viết hoàn chỉnh bài văn TM về thể loại thơ thất ngôn bát cú ĐL và truyện ngắn khoảng 300 từ.
* Chuẩn bị bài mới : Muốn làm thằng Cuội
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Tản Đà.
- Tìm hiểu về truyền thuyết mặt trăng.
- Tìm hiểu về xã hội thực tại Tản Đà lúc đó-> vì sao Tản Đà có ước muốn thoát khỏi trần gian.
- Tìm hiểu cái ngông trong thơ Tản Đà.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Thuyết minh về một thể loại văn học, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Thuyết minh về một thể loại văn học, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Thuyết minh về một thể loại văn học, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Thuyết minh về một thể loại văn học, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Thuyết minh về một thể loại văn học