Giáo án ngữ văn 8: Bài Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : TÍNH THỐNG NHẤT CỦA CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN Tự học có hướng dẫn CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được chủ đề văn bản. - Nắm được những thể hiện của chủ đề trong một văn bản. - Phân biệt được cấp độ khái quát về nghĩa của từ. 2. Kĩ năng - Biết đọc- hiểu và bao quát toàn bộ văn bản. - Biết trình bày một văn bản nói, viết thống nhất về chủ đề. - Biết cách so sánh, phân tích cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 4. Thái độ - Nghiêm túc khi tìm hiểu một văn bản thống nhất về nội dung. - Lắng nghe, hăng hái phát biểu xây dựng bài. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (phiếu học tập....) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Bước 2. Kiểm tra bài cũ Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Ở lớp 6 các em đã được học thế nào là câu chủ đề và doạn văn chứa câu chủ đề. Vậy chủ đề là gì? - Chủ đề là nội dung chính thể hiện tư tưởng cơ bản của một văn bản. Vậy chủ đề của một văn bản cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: tìm hiểu về chủ đề của văn bản và tính thống nhất của chủ đề trong văn bản. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề văn bản A. TÍNH THỐNG NHẤT CỦA CHỦ ĐỀ VĂN BẢN I. Chủ đề của văn bản G G H G H G H G H Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã được các em làm quen ngay từ tiết học đầu, dựa vào kết quả phần tìm hiểu văn bản đã chuẩn bị ở nhà em hãy trả lời các câu hỏi: mình và đốn nhận giờ học đầu tiên. ? Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Kỉ niệm sâu sắc ngày đầu tiên đi học. ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? Trình bày: - Những cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ. - Những kỷ niệm đã theo suốt cuộc đời. Như vậy, đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt gọi là chủ đề của văn bản. Vậy thế nào là chủ đề của văn bản? Trình bày. Bất cứ văn bản nào cũng phải có chủ đề, song để tạo nên một văn bản thì yêu cầu đặt ra là văn bản phải có tính thống nhất về chủ đề -> Điều này giúp ta phân biệt văn bản với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK-12 1. Phân tích ngữ liệu: Văn bản: Tôi đi học - Đề tài của văn bản: Kỉ niệm sâu sắc ngày đầu tiên đi học. => Đối tượng của văn bản. - Nội dung của văn bản: + Những cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ. + Những kỷ niệm đã theo suốt cuộc đời. => Vấn đề chính của văn bản. Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. 2. Ghi nhớ (SGK-12) G H H G Bài tập nhanh ? Hãy phát biểu chủ đề của văn bản "Tôi đi học"? - Văn bản "Tôi đi học" kể về một kỷ niệm đẹp đẽ nhất của nhân vật "tôi" - đó là kỷ niệm về buổi đầu tiên tựu trường - ngày đầu tiên đi học - với những dòng suy nghĩ, cảm giác trong trẻo, ngây thơ, những cảm giác tâm trạng hăm hở, háo hức, bỡ ngỡ, rụt rè, chơ vơ lúng túng, những kỷ niệm mơn man - một kỷ niệm sâu sắc nhất từ thuở thiếu thời. Trình bày, HS khác nhận xét. Chỉnh sửa, có thể cho điểm nếu HS làm tốt. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề văn bản II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. H G G G H G H G H G H G H G H G H H Đọc ngữ liệu SGK. ? Căn cứ vào đâu em biết văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường? Gợi ý: Chú ý nhan đề, các từ ngữ, các câu văn, trình tự kết cấu trong văn bản... ? Nhan đề của văn bản cho em biết gì ? ? Em có nhận xét gì về trình tự kết cấu văn bản ? Kỷ niệm nào được tái hiện qua hồi tưởng của “ Tôi” ? -> Đó là trình tự những kỉ niệm được tái hiện: Kỉ niệm trên con đường làng: cảm nhận về sự thay đổi Kỉ niệm khi đứng ở sân trường: Cảm nhận về ngôi trường, khi xếp hàng vào lớp. Kỉ niệm buổi học đầu tiên… cảm thấy xa mẹ... ? Cùng với những kỷ niệm là những cảm xúc in sâu trong kí ức. Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời? Những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường... Lần đầu tiên đến trường, đi học, 2 quyển vở mới... Hôm nay tôi đi học...,Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy.., Đoạn miêu tả: mang sách vở ... ? Tìm các từ ngữ các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trư¬ờng và khi cùng các bạn vào lớp? Các từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. ...cảm thấy chơ vơ..., vụng về lúng túng...tiếng trống thúc vang dội vào lòng tôi...quả tim ngừng đập ...lúng túng...bật khóc. ? Cách triển khai nội dung văn bản có đảm bảo cho tính thống nhất của chủ đề văn bản không ? => Tập trung làm rõ những kỉ niệm và Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên, đư¬ợc xuyên suốt trong văn bản => Tạo tính thống nhất về chủ đề của văn bản. ? Phải làm nh¬ư thế nào để tìm hiểu tính thống nhất của văn bản. => Phải l¬ưu ý tìm hiểu nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản: phát hiện các câu, các từ ngữ tập trung biểu hịên chủ đề đó như¬ thế nào. ? Em hiểu nh¬ư thế nào về tính thống nhất chủ đề của văn bản? => Biểu đạt chủ đề xác định: ý đồ, ý kiến, cảm xúc nhất quán, không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác. ? Tính thống nhất này thể hiện ở những ph-ương diện nào trong văn bản? - Phương diện ND: Các phần cùng nói về 1 vấn đề …( đặt được nhan đề). - Phương diện đối tượng: Xoay quanh nhân vật chính - Phương diện HT: Từ ngữ, câu, kết cấu, BP nghệ thuật. Đọc ghi nhớ SGK Trang 12. 1. Phân tích ngữ liệu: SGK trang 12 -> Văn bản "Tôi đi học" tập trung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở bằng nghệ thuật khác nhau -> Căn cứ vào: - Nhan đề của văn bản, tên văn bản. - Trình tự kết cấu (Trình tự kể..) - Các câu miêu tả -> Tạo cảm giác ấn tượng về lần đầu tiên đi học. - Những từ ngữ gợi tả cảm xúc, tâm trạng... => Các ph¬ương diện đều tập trung làm rõ cho về vấn đề chính của văn bản =>Văn bản thống nhất về chủ đề. 2. Ghi nhớ (SGK -12) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng phân tích một nhận định. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập G G H G G H G H Thảo luận: Nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và chốt kiến thức. Nhóm 1: Tổ 1 ? Nêu yêu cầu bài tập? ? Hãy cho biết văn bản viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? Văn bản có đối tượng xác định thể hiện ở nhan đề văn bản. Văn bản viết về cây cọ và tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó của người dân sông Thao với cây cọ. Nhóm 2: Tổ 2 ? Các đọan văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự như thế nào? ? Với bố cục các phần vừa phân tích trên, theo em có thể thay đổi trật tự này được không? Vì sao? - Phải biết rừng cọ như thế nào thì mới thấy được sự gắn bó đó… Nhóm 3: Tổ 3 ? Hãy nêu chủ đề của văn bản trên? ? Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó? Trình bày. Bài tập 1: - Đối tượng: Rừng cọ (quê hương). - Vấn đề: Tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương mình và sự gắn bó của người dân với rừng cọ. - Trình tự: Theo thứ tự không gian (Từ khái quát  cụ thể sự gắn bó với rừng cọ.) + Miêu tả rừng cọ + Sự gắn bó giữa con người với rừng cọ P1: Đoạn mở đầu: Giới thiệu rừng cọ P2: 3 đoạn * Đoạn 1: Tả cụ thể cây cọ và sức sống của nó * Đoạn 2: Sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả * Đoạn 3: Sự gắn bó và lợi ích của cây cọ với đời sống vật chất của người dân sông Thao P3: Tình cảm thủy chung của người dân sông Thao với rừng cọ quê mình -> Đây là thứ tự hợp lí không thể thay đổi được ( Vì văn bản có tính thống nhất). b/ Chủ đề văn bản: Sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân Sông Thao với rừng cọ quê mình. c/ Các từ ngữ được lặp lại : Rừng cọ quê tôi, rừng cọ quê mình, cây cọ... Nhan đề văn bản là đối tượng chính xuyên suốt toàn bộ VB, câu mở đầuvà câu kết thúc VB đã mở ra vấn đề và kết thúc vấn đề rất hợp lí. G Hướng dẫn HS về nhà hoàn thành bài tập 2, 3. Yêu cầu cán sự lớp kiểm tra. Bài tập 2 Bài tập 3 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để chữa đoạn văn H đã thực hiện từ trước. - Phương pháp: nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, phân tích, trình bày một phút. G Trình chiếu đoạn văn (Viết một đoạn văn ngắn ghi lại những ấn tượng cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất) hôm trước. G Yêu cầu HS nhận xét đoạn văn có đảm bảo tính thống nhất về chủ đề không-> Sửa chữa. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Các cấp độ khái quát nghĩa của từ B. Hướng dẫn tự học Các cấp độ khái quát nghĩa của từ I. Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp G G H G H G G G H G H G H G H G Treo bảng phụ ghi sơ đồ SGK- T10 ? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá? Vì sao? Nghĩa từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ : thú, chim, cá -> Vì : Phạm vi nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của 3 từ : thú, chim, cá. ? Nghĩa của từ “ thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: voi, hươu? Nghiã của từ “chim” rông hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ; tu hú, sáo? Nghĩa của từ “ cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: voi, hươu; tu hú, sáo; cá rô, cá thu? Vì sao? Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu; tu hú, sáo; ; cá rô, cá thu -> Vì : Phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa của hai từ : voi, hươu; phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm nghĩa của hai từ : cá rô, cá thu ? Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào? Đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào ? Qua sơ đồ hàng ngang T10 biểu thị cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ, ngoài ra để biểu diễn mối quan hệ bao hàm này thì ta có thể dùng loại sơ đồ vòng tròn sau đây: ( Bảng phụ ) Thú chim cá ĐỘNG VẬT ? Qua sơ đồ trên, theo em thì tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối hay tuỵêt đối? - Chỉ là tương đối vì: Một từ có nghĩa rộng so với 1 từ ngữ nào đó, đồng thời lại là từ ngữ có nghĩa hẹp so với một từ ngữ khác. ? Qua việc tìm hiểu bài tập và phân tích các sơ đồ nói trên, em hãy rút ra nhận xét về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Trình bày. ? Em hiểu thế nào là từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp? Trình bày. ? Một từ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao? Trình bày Đây chính là tính chất tương đối về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. ? Hãy đọc nội dung phần ghi nhớ SGK T10 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK-T10) - Các từ: thú, chim, cá + Có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ : voi, hươu; tu hú, sáo; cá rô, cá thu + nghĩa hẹp hơn từ động vật. - Nghĩa của một từ có thể rộng hơn( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác. + 1 từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. + 1 từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác - 1 từ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác. 2. Ghi nhớ: ( SGK T 10 ) G Yêu cầu HS về nhà làm một số bài tập trong SGK - 10,11. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm HS vẽ sơ đồ bài học Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản. 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Viết một đoạn văn với chủ đề: Mùa thu với những ấn tượng sâu sắc nhất. đảm bảo tính thống nhất của chủ đề. - Tìm các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một bài sách giáo khoa sinh học hoặc vật lí, Hóa học… lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của các từ ngữ đó. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài Trong lòng mẹ + Đọc kĩ văn bản - Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - Soạn bài theo nội dung SGK + Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết về tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ - Tìm đọc tác phẩm: Những ngày thơ ấu.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản, giáo án chi tiết bài Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản, giáo án 5 bước bài Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản, giáo án 5 hoạt động Tính thống nhất của chủ đề trong văn bản

Giải bài tập những môn khác