Giáo án vnen bài Câu ghép

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Câu ghép. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Câu ghép
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 11: CÂU GHÉP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Học sinh hiểu được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghépcách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. • Học sinh hiểu được đặc điểm của văn bản thuyết minh, ý nghĩa , phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng • Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp. • Nhận biết văn bản thuyêt minh ; phân biệt các kiểu văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó. 3. Thái độ • Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. • Có ý thức trình bày những vấn đề thuyết minh khoa học, khách quan. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về câu ghép • Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 41 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp trò chơi - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * GV tổ chức chơi trò chơi Nếu... thì - Chia 2 đội chơi; nêu luật chơi - Tổ chức cho hai đội chơi trò chơi - Gv, HS kiểm tra kết quả - GV nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp ? Nhận xét về cấu tạo của các câu vừa được tạo lập -> Giới thiệu bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng Tiếng Việt * HĐ nhóm- KT DH hợp tác; máy chiếu - Phân tích cấu tạo của các câu in đậm Trình bày kết quả phân tích vào bảng theo mẫu - Tổ chức HS hoạt động - Các nhóm trình bày kết quả, trao đổi, phản biện - GV chuẩn xác; nhận xét, đánh giá 1. Tìm hiểu câu ghép * Xét VD Câu 1 - Cụm chủ- vị (1): Tôi /quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở… quang đãng. C1 V1 - Cụm chủ- vị (2) : [...] những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở…quang đãng C2 V2 - Cụm chủ- vị (3 ): C [...] mấy cánh hoa tươi/mỉm cười giữa bầu trời quang đãng C3 V3 -> Có 3 cụm C-V trở lên(3cụm chủ vị), cụm chủ vị 1 bao chứa 2cụm chủ vị còn lại Câu 2 Buổi mai hôm ấy, một…lạnh , mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con TN PC V đường làng dài và hẹp. -> Câu có một cụm C-V làm nòng cốt câu Câu 3: - Cụm C-V( 1): Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi C1 V1 - Cụm C-V (2): […] lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn C2 V2 - Cụm C-V (3) […] tôi / đi học C3 V3 -> Có hai cụm C-V trở lên (3 cụm chủ- vị), các cụm chủ vị không bao chứa nhau Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể 2 Câu có một cụm C-V 1 Câu có hai cụm hoặc nhiều cụm C-V Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn 3 Các cụm C-V không bao chứa nhau 2 - Chuẩn kiến thức * HĐ cả lớp ? Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm câu ghép - GV chuẩn kiến thức * HĐ cặp - KT học tập hợp tác; máy chiếu - Giao nhiệm vụ: đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi; - Tìm các câu ghép - Xác định các vế của câu ghép; các vế của câu ghép được nối với nhau ntn - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - Chuẩn kiến thức. * HĐ cả lớp ? Nhận xét chung về cách nối các vế của câu ghép trong các ví dụ trên? - GV đưa thêm ví dụ (chiếu): + Nếu trời mưa to thì trận đấu bóng phải hoãn lại + Tôi vừa nói xong nó đã chạy mất * HĐ cả lớp ? Trong hai câu trên, các vế của câu ghép được nối với nhau như thế nào? ? Nhận xét về cách nối các vế của câu ghép trong 2 ví dụ trên? ? Như vậy có mấy cách nối các vế trong câu ghép ? Là những cách nào ? - GV chuẩn kiến thức => Câu 3 được gọi là câu ghép * Khái niệm : sgk/ T108 2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu * VD1: Câu 1, 3, 6 - là câu ghép + Các vế câu 3, 6: Nối với nhau bằng quan hệ từ vì, nhưng + Vế 1,2 trong câu 7 nối với nhau bằng QHT vì + Các vế trong câu 1,vế 2, 3 trong câu 7 không dùng từ nối. + Vế 2 và vế 3 của câu 1: ngăn cách bằng dấu phẩy + Vế 2 và vế 3 của câu 7: ngăn cách bằng dấu hai chấm -> Dùng từ để nối Dùng dấu câu để ngăn cách * VD2 - Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: nếu... thì - Nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: vừa... đã -> Các vế câu ghép nối với nhau bằng các cặp QHT, các cặp từ hô ứng Tiết 42 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp, dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân; máy chiếu - Đọc các đoạn trích trong sách và thực hiện yêu cầu của bài tập 1 - HS làm bài tập - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS nhận xét, đánh giá * HĐ cá nhân - Với mỗi cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng đã cho, hãy đặt một câu ghép - HS đặt câu - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá Bài 1 a. Câu 3,5,6,7 - Các vế được nối với nhau bằng dấu “ ,” b. Câu 1,2 - Các vế được nối với nhau bằng dấu “ ,” c. Câu 2 - Các vế được nối với nhau bằng dấu “ :” d. Câu 3 - Các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ vì Bài 2 - Bài 3 - Mẫu: + Nếu trời mưa to thì chiều nay lớp nghỉ lao động. + Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung * HĐCN - Làm bài tập D.2 - HS viết đoạn văn - HS đọc bài và nhận xét chéo - GV nhận xét, đánh giá chung E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Tìm trong tác phẩm Lão Hạc 5 câu ghép - * Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại đặc điểm nhận dạng câu ghép, các cách nối vế câu ghép - Tìm các câu ghép trong một số văn bản đã học (5 câu), phân tích cấu tạo các câu ghép tìm được. - Chuẩn bị phần còn lại của bài 11: - Đọc phần 3 - Tìm hiểu: thế nào là văn thuyết minh Đặc điểm của văn thuyết minh * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 11: CÂU GHÉP Tiết 43 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Năng lực:năng lực giao tiếp - Chiếu một đoạn trích trong một văn bản thuyết minh ? Xác định PTBĐ của đoạn trích? Vì sao em lại xác định như vậy -> Giới thiệu bài học mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: Phương pháp phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng Tiếng Việt * HĐ cá nhân - Đọc các văn bản sgk và thực hiện yêu cầu a ? Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì? ? Em thường gặp các văn bản đó ở đâu? - HS đọc và trả lời câu hỏi - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp ? Nhận xét chung về mục đích, tác dụng của các văn bản trên? ? Những văn bản trên em thường gặp ở đâu? * HĐ nhóm (theo bàn)- KT học tập hợp tác; máy chiếu - Giao nhiệm vụ: thực hiện yêu cầu b ? Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào? ? Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá - GV lưu ý: Tuy nhiên nếu người viết có cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc, người nghe thì càng tốt. - Chốt: các văn bản trên là văn bản thuyết minh * HĐ cá nhân - Từ kết quả tìm hiểu ví dụ, hãy chọn các từ đã cho điền vào chỗ trống cho phù hợp để hoàn thành khái niệm văn bản thuyết minh và đặc điểm của văn bản thuyết minh. - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá, chốt ghi nhớ. 3. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh a. VD * Mục đích: - Văn bản 1 : Trình bày lợi ích, đặc điểm riêng của cây dừa Bình Định. - Văn bản 2 : Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh. - Văn bản 3 : Giới thiệu về Huế với tư cách là trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN - Mục đích, tác dụng: Cung cấp tri thức khách quan giúp người đọc hiểu về sự vật, hiện tượng. - Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong đời sống. * Đặc điểm - Đặc điểm: Cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng -> hiểu đúng, đủ về đối tượng. - PTBĐ : Trình bày , giới thiệu , giải thích - Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. - Điền từ ngữ: kiến thức -> trình bày, giới thiệu, giải thích -> thuyết minh -> xác thực -> chính xác -> hấp dẫn. Tiết 44 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp, dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐCN - Đọc yêu cầu ? Các văn bản sau (Khởi nghĩa Nông Văn Vân, con giun đất) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao? - HS làm bài - HS trình bày kết quả, Nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá * HĐ cặp - KT học tập hợp tác - Đọc yêu cầu ? Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ? - HS làm bài - HS trình bày kết quả, Nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá Bài tập 1 Hai văn bản trên là văn bản thuyết minh vì : + Văn bản a : Cung cấp kiến thức lịch sử + Văn bản b : cung cấp kiến thức sinh vật Bài tập 2 - Văn bản Thông tin …năm 2000 thuộc loại văn bản nghị luận . - Sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao bì ni lông giúp người đọc thấy rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho đề nghị của văn bản nêu ra có tính thuyết phục. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp vấn đáp, thuyết trình - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực giao tiếp Hình thức tổ chức Nội dung * HĐ cả lớp - Hs nên giới thiệu về cây nhãn - Giới thiệu đặc điểm sinh học; công dụng, ý nghĩa; cách trồng, chăm sóc - Chiếu yêu cầu, đáp án, biểu điểm của bài viết văn số 2 - Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá và sửa chữa bài làm - GV nhận xét, đánh giá chung - E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hình thức tổ chức Nội dung * HĐ cộng đồng GV hướng dẫn: một số đề tại tham khảo - Vì sao có ngày và đêm? - Tại sao có hiện tượng nhật thực. - Giải thích tượng thủy triều? * Hướng dẫn học bài ở nhà - Hoàn thiện bài tập phần D, E. - Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh - Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh - Chuẩn bị bài: Ôn dịch thuốc lá - Đọc phần A - Đọc văn bản - Trả lời câu hỏi tìm hiểu văn bản. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, Câu ghép, giáo án câu ghép vnen 8, giáo án vnen câu ghép

Giải bài tập những môn khác