Giáo án vnen bài Ôn dịch thuốc lá
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn dịch thuốc lá. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: … /…/20…
BÀI 12: ÔN DỊCH , THUỐC LÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
• Học sinh hiểu được mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
• Học sinh hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
• Học sinh có kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học.)Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thutết minh.
2. Kỹ năng
• Đọc hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
• Học sinh có kĩ năng xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép.
• Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
3. Thái độ
• Giáo dục ý thức phòng chống thuốc lá cho học sinh. Từ đó học sinh có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.
• Có ý thức đặt và sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
• Có ý thức vận dụng các phương pháp thuyết minh vào tạo lập văn bản.
4. Định hướng phát triển năng lực
• Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
• Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
• Tìm hiểu về văn bản Ôn dịch thuốc lá
• Tìm hiểu về câu ghép
• Tìm hiểu chung về các phương pháp thuyết minh
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu
• KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động
2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 45
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp dạy học hợp tác
- Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác
* HĐN- KT dạy học hợp tác
- Quan sát hai bức hình và thực hiện yêu cầu của sgk
1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có người hút thuốc là hay không?
2. Theo em hút thuốc lá có hại như thế nào?
3. Em hãy nêu thông điệp được gợi ra từ hai bức tranh.
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
Gợi ý:
1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có người hút thuốc lá.
2. Theo em hút thuốc lá có hại cho sức khỏe không chỉ bản thân người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh ( ung thư phổi ,tim mạch, các bệnh về hô hấp,..)
3. Thông điệp được gợi ra từ hai bức tranh: :Tránh xa thuốc lá để bảo vệ cuộc sống của tất cả chúng ta.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học nhóm
- Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; GQVĐ và sáng tạo; ngôn ngữ; thẩm mĩ
+ Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học
* HĐ cả lớp
- Hướng dẫn đọc:
- Yêu cầu hs đọc, nhận xét
- Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó.
? Văn bản viết về vấn đề gì ? Nhận xét về vấn đề mà văn bản đề cập tới ?
? Vậy văn bản thuộc cụm văn bản nào ?
* Hđ cá nhân; máy chiếu
- Hãy cho biết:
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ?
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá.
* HĐ cả lớp
? Tìm câu văn giới thiệu vấn đề
? Nhận xét cách vào đề của tác giả
? Việc đặt vấn đề như vậy có tác dụng gì
? Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời của ai
? Em hiểu câu nói này như thế nào
- Giảng
? Việc dẫn lời nói của Trần Hưng Đạo ở đây nhằm mục đích gì
* HĐ nhóm - KT học tập hợp tác; máy chiếu
- Tìm và phân tích các chi tiết nói về tác hại của thuốc lá đối với người hút, người xung quanh, đối với xã hội
- HS hoạt động
- HS trình bày, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các nhóm nhận xét, đánh giá
? Đánh giá chung về tác hại của việc hút thuốc lá?
* GV bình
* HĐ cả lớp
? Trước khi đưa ra lời kêu gọi chống hút thuốc, tác giả đã dẫn ra sự việc gì? Mục đích của việc làm đó
? Từ đó, tác giả đưa ra lời kêu gọi nào
? Lời kêu gọi đó thể hiện thái độ gì
? Nhận xét thái độ của tg trong phần kết vb này?
? Em dự định sẽ làm gì để chống lại tệ nạn hút thuốc lá?
* HĐCL- KT trình bày 1 phút; máy chiếu
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
? Qua văn bản, em nhận biết và hiểu được điều gì?
- Chuẩn xác trên máy chiếu I. Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
+ Đọc
+ Chú thích
2. Tìm hiểu chung
- Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: nghị luận , thuyết minh
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu ->nặng hơn cả AIDS : Giới thiệu khái quát sự nguy hiểm của ôn dịch thuốc lá.
+ Tiếp -> phạm pháp : Tác hại của ôn dịch thuốc lá đối với cá nhân người hút và cộng đồng.
+ Còn lại : lời kêu gọi chống lại ôn dịch thuốc lá .
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn hơn cả AIDS
- Nghệ thuật:
+ Nêu vấn đề gián tiếp
+ So sánh hơn: tác hại của thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả AIDS- căn bệnh thế kỉ.
=> Cảnh báo tác hại nghiêm trọng , đáng sợ của thuốc lá.
- Dẫn lời của Trần Quốc Tuấn: Nếu giặc đánh... ăn dâu -> Cảnh báo tác hại của thuốc lá: là kẻ thù nguy hiểm, tuy không gây tác hại ngay lập tức nhưng lâu dài và đáng sợ
2. Tác hại của thuốc lá
*Đối với người hút
+ Gây viêm phế quản
+ Sức khỏe giảm sút
+ Ung thư vòm họng, phổi
+ Gây bệnh cao huyết áp, tim…
+ Thiệt hại về kinh tế
- Nghệ thuật:
+ Chứng minh bằng số liệu khoa học, xác thực
+ Phương pháp thuyết minh: Liệt kê, phân tích
+ So sánh
=> Hủy hoại sức khỏe, gây nhiều bệnh nguy hiểm -> tử vong, suy giảm KT-XH
* Với người không hút
+ Đầu độc người xung quanh.
+ Vợ con, bạn bè…nhiễm độc…tội ác
- Nghệ thuật:
+ Lập luận bằng phương pháp phản đề, bác bỏ.
+ Dẫn chứng thực tế
=> Gây nhiều hậu quả đáng sợ , đáng thương cho người không hút.
* Với đạo đức xã hội
+ Con đường phạm pháp mở đầu từ điếu thuốc.
(+) So sánh, đối chiếu -> Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở các nước nghèo gây hậu quả nghiêm trọng: hủy hoại nhân cách tuổi trẻ, gia tăng tệ nạn, mất trật tự an ninh XH
=> Hút thuốc lá gây ra những tác hại to lớn, nhiều mặt và đáng sợ không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng xã hội.
3. Lời kêu gọi chống hút thuốc
- Chiến dịch chống thuốc lá ở châu Âu
đã đem lại những kết quả tích cực
-> Tạo cơ sở khách quan, thuyết phục cho lời đề nghị
- Kêu gọi: mọi người đã đến lúc phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá
=> Quyết tâm phòng chống thuốc lá
- Tác giả:
+ Cổ vũ mạnh mẽ chiến dịch chống thuốc lá.
+ Tin vào sự chiến thắng của chiến dịch này.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
+ Cung cấp kiến thức khách quan, xác thực.
+ Dẫn chứng tiêu biểu, số liệu cụ thể….
b. Nội dung
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: thuyết trình
- Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp
* HĐ cá nhân
-Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tác hại của thuốc lá
- HS viết bài
- HS đọc và nhận xét chéo bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
(Đoạn văn cần nêu được những tác hại của thuốc lá và bày tỏ được những suy nghĩ của mình về tác hại của nó)
Bài tập 1
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
* HĐ cả lớp
? Gia đình em có người hút thuốc lá không?
? Em dự định sẽ làm gì để giúp người thân bỏ thuốc lá
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mỗi tổ sẽ vẽ một bức tranh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá
Hướng dẫn học tập
- Học bài và nhớ được những tác hại của thuốc lá
- Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của thuốc lá
- Có biện pháp phòng tránh tác hại của thuốc lá đối với bản thân và những người xung quanh
- Chuẩn bị Câu ghép (tiếp theo):
+ Đọc ví dụ
+ Xác định câu ghép và các vế của câu ghép
+ Xác định mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
Ngày soạn : …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 12: ÔN DỊCH , THUỐC LÁ (tiết 2)
Tiết 46
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp vấn đáp
- Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác
? Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế của câu ghép
-> Giới thiệu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
* HĐ nhóm - KT DH hợp tác; máy chiếu
- Đọc các ví dụ và hoàn thành phiếu học tập
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các nhóm nhận xét, đánh giá chéo. III. Tìm hiểu về câu ghép (tiếp)
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép
câu Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu Ý nghĩa vế 1 Ý nghĩa vế 2
1 QH nguyên nhân- hệ quả Hệ quả Nguyên nhân (cả vế 3)
2 QH điều kiện (giả thiết)- hệ quả Điều kiện Hệ quả
3 QH tương phản
* HĐ cá nhân
- Thực hiện yêu cầu b sgk
? Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thê có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh hoạ.
- HS hoạt động
- HS chia sẻ, nhận xét, phản biện
- GV nhận xét, chuẩn xác
* HĐ cả lớp
? Nhận xét về mối quan hệ của các vế trong câu ghép?
* HĐ cả lớp
? Dựa vào đâu để nhận biết mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
- Có thế nêu thêm những quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép:
+ Điều kiện (giả thiết). Ví dụ: Nếu trời nắng chúng tôi sẽ đi bơi
+ Tương phản. Ví dụ : Chúng tôi đến chơi nhưng Lan không có nhà
+ Tăng tiến. Ví dụ : Không những học giỏi mà Hoa còn rất năng động trong công việc
+ Lựa chọn. Ví dụ : Anh đi hay anh ở lại?
+ …
=> Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép phong phú và khá chặt chẽ
- Dấu hiệu nhận biết MQH giữa các vế câu ghép: Dựa vào quan hệ từ (QHT), cặp QHT, hoàn cảnh giao tiếp…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Đọc và thực hiện yêu cầu của BT1
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá
* HĐ cặp; máy chiếu
- Đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 1
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo. 1.
a. Vế 1 và 2 : Nguyên nhân – kết quả
Vế 2 và 3 : Giải thích
b. Quan hệ điều kiện – k/quả
c. Quan hệ tăng tiến
d. Quan hệ tương phản
e. Câu 1 : Dùng quan hệ từ “ rồi ” nối 2 vế chỉ quan hệ thời gian , nối tiếp
Câu 2 : Quan hệ nguyên nhân , kết quả
2.
* Đoạn 1: câu 2,3,4,5
- Quan hệ điều kiện – kết quả.
* Đoạn 2: câu 2,3
- Quan hệ nguyên nhân- hệ quả
-> Không nên tách thành câu đơn: vì ý nghĩa các vế có quan hệ chặt chẽ với nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp vấn đáp
- Năng lực: tự học và tự chủ
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 1
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo Bài 1
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm trong văn bản Lão Hạc một số câu ghép
- Xác định mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; HS nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại kiến thức về từ ghép
- Đọc lại văn bản Tôi đi học, tìm một số câu ghép và xác định mối quan hệ giữa các vế của câu ghép
- Chuẩn bị tiết sau: Các phương pháp thuyết minh:
+ Đọc lại ví dụ
+ Trả lời các câu hỏi
+ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: … /…/20…
BÀI 12: ÔN DỊCH , THUỐC LÁ (tiết 3)
Tiết 47
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp vấn đáp
- Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác
? Thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh
-> Giới thiệu bài mới. - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Đặc điểm văn thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực. Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống…
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
* HĐ nhóm - KT mảnh ghép; máy chiếu
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ
+ Vòng 1: các nhóm đọc ví dụ và thực hiện yêu cầu:
Nhóm 1 VDa
Nhóm 2 VDb
Nhóm 3 VDc,d
Nhóm 4 VDe
Nhóm 1 VDf
+ Vòng 2: Trình bày các phương pháp thuyết minh
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá
* HĐ cả lớp
- Trả lời các câu hỏi 4.h
- Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ IV. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Ví dụ
a.
- Các câu có từ là
- Sau từ “ là” :cung cấp tri thức về đặc điểm, bản chất của đối tượng
-> Đây là loại câu văn định nghĩa, giải thích (có vai trò cung cấp tri thức về đặc điểm, bản chất tiêu biểu của đối tượng).
=> VD a sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
b.
- Liệt kê
- Tác dụng: Hiểu đối tượng một cách đầy đủ , toàn diện.
=> VD b sử dụng phương pháp liệt kê.
c, d.
- Cách thuyết minh: Dẫn ra vd (vd c), số liệu (vd d) chính xác .
- Tác dụng : Tăng độ tin cậy, thuyết phục của tri thức nêu ra .
=> VD c,d sử dụng phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu.
e.
- so sánh, đối chiếu (Thái Bình Dương với các đại dương khác)
- Tác dụng: nổi bật đặc điểm của biển TBD( S lớn nhất so với các đại dương khác)
=> VD e sử dụng phương pháp so sánh
f.
- Vb Huế trình bày, giới thiệu đối tượng theo từng mặt, phương diện:
- Đẹp…thiên nhiên
- Đẹp …công trình kiến trúc
- Đẹp…các sp đặc trưng
- Đẹp …con người
- Tác dụng: hiểu về Huế một cách có hệ thống, đầy đủ, cụ thể.
=> VD f sử dụng phương pháp phân loại , phân tích
2. Ghi nhớ
* Các phương pháp thuyết minh
* Muốn có được tri thức cần :
- Quan sát (Tìm hiểu đối tượng về màu sắc kích thước ; đặc điểm ; tính chất ..)
- Đọc sách ; học tập tra cứu
- Tham quan, tích luỹ.
-> Nắm bắt bản chất, đặc trưng của sự vật .
Hướng dẫn học tập
- Học bài, hiểu được các phương pháp thuyết minh
- Tìm một văn bản thuyết minh và xác định các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản
- Chuẩn bị : Luyện tập
+ Đọc các bài tập phần Luyện tập... thuyết minh
+ Trả lời các câu hỏi và làm bài tập
Ngày soạn: … /…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 12: ÔN DỊCH , THUỐC LÁ (tiết 4)
Tiết 48
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 3
? Văn bản Ôn dịch thuốc lá đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá
* Hđ cặp- KT học tập hợp tác; máy chiếu
- Đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 4
? Đọc văn bản thuyết minh “Ngã ba Đồng lộc” và trả lời câu hỏi thuyết minh đòi hỏi kiến thức nào? Văn bản này sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo
- Phương pháp so sánh : So sánh với AIDS ; giặc ngoại xâm .
- Phương pháp phân tích : tác hại của chất ni cô tin ; chất ô -xit các- bon .
- Phương pháp nêu số liệu : Tiền mua một bao thuốc ….
- Kiến thức : toàn diện, cụ thể, tiêu biểu, xác thực
- Phương pháp TM:
+ Dùng VD, số liệu
+ Nêu định nghĩa
+ Liệt kê...
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp vấn đáp
- Năng lực: tự học và tự chủ
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Viết một đoạn văn thuyết minh về một loài hoa. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 phương pháp thuyết minh
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo
Bài 1
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm trong Tuyển tập các bài văn mẫu lớp 8 một số bài văn thuyết minh
- Xác định các phương pháp thuyết minh đã được sử dụng
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại các phương pháp thuyết minh thường gặp
- Hoàn thiện BT ở mục D, E
- Chuẩn bị bài 13:
- Đọc mục A, dự kiến câu trả lời
- Đọc Vb, trả lời câu hỏi mục 2/ B
- Trả lời câu hỏi mục 3/ B
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, Ôn dịch thuốc lá, giáo án ôn dịch thuốc lá vnen 8, giáo án vnen ôn dịch thuốc lá