Giáo án ngữ văn 8: Bài Bài toán dân số

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài toán dân số. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được việc hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại hay không tồn tại của loài người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kĩ năng - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc - hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân. - Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cahs sử dụng câu ghép. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu... về kiểu câu ghép. 4. Thái độ - Học sinh ý thức được trách nhiệm của mỗi công dân với vấn đề dân số: có hứng thú học tập, tích cực tham gia các hoạt động phong phú, sinh động để tiếp thu kiến thức. * Tích hợp nội dung giáo dục môi trường: Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến môi trường ra sao. * Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, dân tộc, có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 15 phút. ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1. Văn bản Ôn dịch , thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức tạo lập văn bản nào? A. Lập luận và thuyết minh. B. Thuyết minh và tự sự C. Tự sự và biểu cảm. D. Biểu cảm và thuyết minh. Câu 2. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề “ Ôn dịch, thuốc lá” của văn bản? A. Dùng để ngăn cách hai bộ phần “ôn dịch” và “thuốc lá” trong nhan đề của văn bản. B. Dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức vừa ghê tởm đối với thuốc lá. C. Dùng bộ phận “ thuốc lá” để chú thích cho bộ phận “ôn dịch”. D. Dùng để so sánh “thuốc lá” là “ôn dịch”. Câu 3. Nhận định nào nói lên quan điểm của tác giả về việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trên phương diện xã hội? A. Là ‘một tội ác” B. Là “quyền của anh” C. Là “một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng”. D. Là một loại “ôn dịch”. Câu 4. Câu «Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !» nói lên thái độ nào của người hút thuốc lá ? A. Không quan tâm. C. Thờ ơ, vô trách nhiệm. B. Thẳng thắn. D. Bi quan II. Tự luận : Qua văn bản “Ôn dịch thuốc lá” em nhận thấy thuốc lá có hại như thế nào? Nêu những biện pháp để hạn chế việc hút thuốc lá. ( 8 điểm) * Đáp án, Biểu điểm: I. Trắc nghiệm : Mỗi đáp án chọn đúng = 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A B A C II. Tự luận : * Qua văn bản “Ôn dịch thuốc lá” em nhận thấy thuốc lá có hại: - Sức khỏe: Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh - 2đ - Kinh tế: Thiệt hại kinh tế của bản thân Làm giảm quá trình phát triển của xã hội - 2đ - Đạo đức: Hủy hoại lối sống nhân cách… Nhiều tệ nạn xã hội xảy ra - 2đ * Có thể có những biện pháp để hạn chế việc hút thuốc lá: - 2đ - tuyên truyền, nhắc nhở… - Cấm và xử phạt người hút thuốc nơi công cộng, chỗ đông người… Bước 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận văn bản - Hình thức: Nhóm hoạt động - Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm HS thể hiện tiểu phâm đã được chuẩn bị ở nhà Chuyện nhà Minh: - Hai gia đình sống trong hai hoàn cảnh khác nhau: nhà Sơn có hai anh em, có điều kiện, đi học cả hai anh em được đưa đón bằng ô tô, xe máy. - Nhà Minh 5 anh em, bố mẹ làm nông nghiệp. Bố mẹ sinh nhiều con vì suy nghĩ "Trời sinh voi, trời sinh cỏ"; "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào". Gia cảnh nghèo khó nên anh em Minh ăn mặc nhếch nhác, đi học bằng xe đạp cũ, không được chăm sóc, có nguy cơ phải bỏ học. - Cô giáo đến nhà vận động bố mẹ Minh cho con đến trường, xin nhà trường hỗ trợ học phí, tặng quà của các bạn cho-> bố mẹ nhận ra việc sinh nhiều con nên không đủ điều kiện cho con ăn học, có điều kiện sống như mọi người. Học sinh dưới lớp quan sát, nhận xét. Giáo viên đánh giá. Từ giữa thế kỉ XX cho đến nay, dân số thế giới, nhất là dân số các nước kém phát triển tăng lên một cách chóng mặt. Làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số nhằm tránh hiểm hoạ và nâng cao cuộc sống con người? Đây chính là vấn đề được tác giả Thái An đề cập đến trong bài “Bài toán dân số”. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung: Giáo viên giới thiệu về tác giả. 1. Tác giả Thái An ? Nêu xuất xứ văn bản? Trình bày. 2. Tác phẩm - Trích từ báo giáo dục và thời đại CN số 28 (1995) Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản. II. Đọc-hiểu văn bản Hướng dẫn học sinh đọc, chú ý những câu cảm, những con số, những từ phiên âm. G đọc mẫu một đoạn H đọc tiếp, H khác nhận xét, cho điểm. 1. Đọc, chú thích ? Bài này thuộc kiểu văn bản gì? Tại sao? - Văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết, vừa lâu dài của đời sống nhân loại...đó là vấn đề gia tăng dân số, tình trạng báo động ở Việt Nam cũng như thế giới. ? Cho biết phương thức biểu đạt của kiểu VB nhật dụng này? - Phương thức lập luận chính là thuyết minh (bằng chứng minh, giải thích ) Kết hợp tự sự. ? Xác định bố cục của văn bản? -> 3 phần: - MB: Từ đầu -> sáng mắt ra: Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình đặt ra từ thời cổ đại. - TB: Tiếp -> ô thứ 31 của bàn cờ: Tập trung làm rõ tốc độ gia tăng dân số thế giới vô cùng nhanh chóng. - KB: Còn lại : Kêu gọi loài người hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số...đó chính là con đường tồn tại của loài người. ? Nếu chia phần thân bài ra thành 3 luận điểm, em sẽ chia ntn? - Luận điểm 1: Bài toán 1: Đặt thóc lên bàn cờ ( ô1: 1 hạt -> ô 64 tính theo cấp số nhân là 1 con số khủng khiếp.) - Luận điểm 2: So sánh sự gia tăng dân số như hạt thóc trên bàn cờ (bắt đầu là 2 người, -> năm 1995 là 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ. - Luận điểm 3: Thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (>2) dẫn đến sự gia tăng dân số khắp hành tinh. 2. Kết cấu-Bố cục : - Kiểu VB: Nhật dụng. - Phương thức biểu đạt: Thuyết minh (CM, giải thích) Kết hợp tự sự. - Bố cục : 3 phần * Theo dõi phần mở bài (Trang 130) ? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản là gì? - Là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình (vấn đề sinh đẻ có kế hoạch) ? Em hiểu ntn về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? - Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia và toàn cầu. - Kế hoạch hóa gia đình là vấn đề sinh sản của mỗi gia đình. Nó gắn liền với vấn đề dân số. Đây là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm. ? Lúc đầu, dẫn ra ý kiến: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại, thái độ của tác giả như thế nào? Vì sao? - Không tin - Vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây (vài chục năm nay so với dăm bảy ngàn năm về trước, cách ta rất xa, dân số còn ít) nên tác giả tỏ ý nghi ngờ. Sau khi nghe xong câu chuyện bài toán cổ, thái độ của tác giả có thay đổi không? Biểu hiện? - Thay đổi: sáng mắt ra ? Sáng mắt ra là thế nào? Nhận xét về cách nói ấy? - Chợt hiểu ra bản chất của vấn đề - Cách nói bằng hình ảnh ẩn dụ -> Từ đó khẳng định tác giả đã tin, đã thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. ? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của bài viết? - Bằng cách lập luận phản đề (từ không tin – tin), hình ảnh ẩn dụ -> Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. * GV: Tác giả tỏ ý nghi ngờ, không tin lại có sự chênh lệch giữa các ý kiến như vậy... và cuối cùng đã “sáng mắt ra”. Đây là cách nói bằng hình ảnh ẩn dụ tạo sự tò mò, gây hứng thú, lôi cuốn người đọc dù viết về vấn đề tưởng như rất khô khan. -> cách nêu vấn đề trực tiếp, tự nhiên, nhẹ nhàng, hấp dẫn. 3. Phân tích 3.1. Phần mở bài: Đây là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm. - Từ câu chuyện một bài toán cổ, tác giả đã sáng mắt ra - Tác giả nêu vấn đề một cách tự nhiên, trực tiếp dễ thuyết phục về bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. 3.2. Thân bài * Theo dõi đoạn 2 trang 130 ? Nội dung chính của phần thân bài là gì? Máy chiếu. ? Để làm rõ cho nội dung ấy tác giả đã kể lại câu chuyện kén rể của nhà thông thái? - GV treo bảng phụ: bài toán về hạt thóc. Ô1 = 1 Ô2 = 2 Ô3 = 4 Ô4 = 16 Ô5 = 32 Ô6 = 64 Ô7 = 128 Ô8 = 256 Ô 9 = 512 Ô 64 =? ? Câu chuyện kết thúc bất ngờ ntn? -> Không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Vì không ai có đủ số hạt thóc đặt trên bàn cờ (có 64 ô). Bởi mỗi ô bàn cờ chỉ đặt vài hạt thóc tưởng chừng như rất ít ỏi, nhưng cứ gấp đôi theo cấp số nhân thì số thóc cả bàn cờ đủ để phủ kín bề mặt trái đất - 1 con số kinh khủng! ? Kể lại câu chuyện về bài toán cổ, tác giả có dụng ý gì? Gợi ý: (?) ý nghĩa câu chuyện có liên quan gì đến vấn đề mà tác giả muốn nói tới ? (?) Mục đích tác giả kể câu chuyện là gì? - Báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số của thế giới, nhất là các nước chậm phát triển. - Thấy được tốc độ tăng ghê gớm của số lượng hạt thóc (theo cấp số nhân) -> lập phép so sánh liên tưởng đến vấn đề trọng tâm mà người viết muốn nêu lên... Kích thích sự tò mò của người đọc, làm tiền đề cho ý trình bày tiếp theo. GV: Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất (cũng nhanh như cấp số nhân) không phải là con số bình thường mà là con số khủng khiếp -> Gây ấn tượng về sự bùng nổ dân số. Câu chuyện bài toán cổ và sự bùng nổ dân số giống nhau ở chỗ số thóc dùng cho các ô bàn cờ và dân số TG đều tăng theo cấp số nhân. Chiếu bảng số liệu tốc độ gia tăng dân số (tích hợp kiến thức Địa lí). * Theo dõi đoạn 3 trang 130-131 ? Nội dung đoạn 3 có liên quan gì đến đoạn 2 ? - Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong “kinh thánh” - Nhìn thấy từ thực tế sinh sản của con người: Trái đất bắt đầu chỉ có 2 người..-> đến năm 1995 có 5,63 tỉ người…đạt đến ô thứ 30 của bàn cờ. ? Từ câu chuyện của kinh thánh: Trái đất ban đầu chỉ có 2 người -> số liệu dân số thế giới đến 1995 là 5,63 tỉ người đạt đến ô thứ 30 của bàn cờ, tác giả muốn lí giải điều gì? Nhận xét cách lí giải này? - Dân số thế giới cũng như số thóc trong các ô trên bàn cờ đều tăng theo cấp số nhân…(với điều kiện mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con) -> Đây là sự so sánh độc đáo, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt * Theo dõi đoạn 4 trang 131 ? Bước tiếp theo, tác giả đưa chúng ta đến dẫn chứng thực tế nào? - Những số liệu cụ thể, khách quan về khả năng sinh nhiều con của người phụ nữ (theo thống kê của Hội nghị Cai- rô, Ai Cập ngày 5/9/1994 ). Cụ thể: * Ấn Độ: 4,5 Nê- pan : 6,3 => Châu á * Ru-an-đa: 8,1 Tan-da-ni-a: 6,7 => Châu phi Man-dagat-xca: 6,6 Toàn châu Phi: 5,8 * Việt Nam: 3,7. ? Qua đây, tác giả muốn nói điều gì? -> tác giả muốn khẳng định: việc hạn chế sinh đẻ (mỗi gia đình 2 con ) là rất khó -> dân số sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. ? Các nước nêu trên thuộc châu lục nào? nước nào thuộc châu á? nước nào thuộc châu phi? Thảo luận nhóm bàn Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ - Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi. (Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: Điền vào phiếu học tập Phân công: Bàn...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. ? Bằng sự hiểu biết của em về 2 châu lục đó, trước tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số của 2 châu lục? -> Là 2 châu lục trên thế giới có tỉ lệ tăng dân số cao nhất, là nước chậm phát triển về kinh tế - XH. ( Tích hợp với gd môi trường) ? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế – XH – môi trường? - Sự phát triển dân số nhanh (bùng nổ dân số) -> nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao Gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu đói rách. Tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế Vhoá XH. => đó là mối quan hệ nhân quả tác động qua lại “khi kinh tế, VH, GD kém phát triển thì càng không thể khống chế được bùng nổ dân số.” - ô nhiễm môi trường, môi trường thiếu làn mạnh... * GV: Sự phát triển dân số nhanh, mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại. ? Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở đây? - Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ - Vận dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích Nội dung đề cập: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là rất nhanh. * Câu chuyện kén rể của nhà thông thái: -> Thấy được tốc độ tăng ghê gớm của số lượng hạt thóc (theo cấp số nhân) -> lập phép so sánh liên tưởng. * Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong “kinh thánh” -> Đây là sự so sánh độc đáo, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể sự gia tăng dân số với tốc độ chóng mặt * Thực tế tỉ lệ sinh con của phụ nữ rất cao -> Mỗi gia đình có 1-2 con là rất khó khăn. - Châu Á, châu Phi là những nước chậm phát triển nhưng dân số lại tăng nhanh - Tăng dân số là kìm hãm sự phát triển XH, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc hậu.  Quan hệ mật thiết -> Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số. - Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ - Vận dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích * HS theo dõi phần kết bài – thảo luận ? Tại sao nói ở phần cuối tác giả nêu ra đáp án của bài toán dân số? Đáp án đó là gì? - Đất đai không sinh thêm, con người lại nhiều lên gấp bội -> Đó là tình trạng đáng lo ngại “Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc, ...đi đến ô 64 càng dài lâu hơn, càng tốt” -> Nếu con người cứ sinh sôi theo cấp số nhân thì sẽ không còn đất để sống -> Muốn có đất sống, muốn tồn tại phải sinh đẻ có kế hoạch. (Tích hợp môi trường) GV: Hướng vào chủ đề của bài toán dân số, tác giả nâng cao tầm quan trọng của bài toán dân số bằng câu độc thoại của nhân vật nổi tiếng trong vở kịch của Sêch-xpia với nỗi dằn vặt của con người thời phục hưng: Tồn tại hay không tồn tại... ? Theo tác giả, muốn tồn tại phải làm ntn? -> Đi đến ô 64 càng dài lâu hơn. Tức là phải hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. ? Qua đây em thấy tác giả có thái độ như thế nào về dân số kế hoạch hoá gia đình? - Tác giả nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó -> có trách nhiệm với đời sống cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người. 3.3. Lời kêu gọi - Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại là phải sinh đẻ có kế hoạch. -> Hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Hoạt động 4: tổng kết 4. Tổng kết Sức thuyết phục của văn bản này là gì? - Cách lập luận hấp dẫn khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng + Tiền đề vững chắc, Số liệu cụ thể, rõ ràng + So sánh hợp lý, bất ngờ + Các luận điểm liên kết hướng về chủ đề cần nói tới => Từ câu chuyện về 1 bài toán cổ về cấp số nhân, Tác giả đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại trên thế giới: Đất đai không sinh thêm, con người lại nhiều lên gấp bội -> Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người tự làm hại chính mình. Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại. 4.1. Nghệ thuật - Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích. - Lập luận chặt chẽ. - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. ?) Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình? - Gia tăng dân số -> cuộc sống đói nghèo, lạc hậu -> hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại. ? Ý nghĩa VB? - Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. 4.2. Nội dung- Ý nghĩa VB: * Nội dung - Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. - Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại. - Giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. * Ý nghĩa VB: - Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. 4.3. Ghi nhớ (122) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố kiến thức - Phương pháp: PP vấn đáp. - Kĩ thuật: động não... ? Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình hình tăng dân số hiện nay? HS hoàn thành phiếu. GV thu 3 phiếu, chữa trước lớp. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: hợp tác... ? Dân số tăng nhanh ảnh hưởng con người ở những phương diện nào? Chỗ ở, môi trường, việc làm, giáo dục -> đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu -> hạn chế sự phát triển của giáo dục -> Tăng nhanh dân số -> nghèo nàn lạc hậu.. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: chơi trò chơi. - Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung. - Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. GV cho HS quan sát một số hình ảnh và đoán tên văn bản. ? Nhìn vào các bức tranh em hãy nhận xét về việc gia tăng dân số hiện nay ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội như thế nào? Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này. * Chuẩn bị bài mới: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm: + Phân tích ngữ liệu SGK + Tìm hiểu bài tập phần luyện tập + Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong các đoạn trích? + Ý nghĩa của các đoạn văn như thế nào khi ta bỏ dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm. + Viết đoạn văn về sự cần thiết phải hạn chế sự gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Bài toán dân số, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Bài toán dân số, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Bài toán dân số, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Bài toán dân số, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Bài toán dân số

Giải bài tập những môn khác