Giáo án vnen bài Chương trình địa phương
Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chương trình địa phương. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…
BÀI 14: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
• Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương trước năm 1975.
• Học sinh hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép .
2. Kỹ năng
• Rèn cho học sinh kĩ năng sưu tầm, tuyển chọn tài liệu thơ văn viết về địa phương.
• Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép. Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
3. Thái độ
• Yêu thơ văn địa phương , có ý thức sưu tầm thơ văn địa phương.
• Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép phù hợp với câu văn trong hoàn cảnh cụ thể. Có ý thức thái độ đúng trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
• Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
• Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
• Tìm hiểu về chương trình địa phương
• Tìm hiểu về dấu ngoặc kép
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Máy chiếu
• Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu
• KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động
2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 53
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp dạy học hợp tác
- Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác
* HĐ cá nhân
- Đọc và tực hiện yêu cầu A của sgk
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học nhóm
- Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; GQVĐ và sáng tạo; ngôn ngữ; thẩm mĩ
+ Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học
* HĐ nhóm – KT công đoạn; máy chiếu
- GV giao nhiệm vụ ( Phiếu HT): đọc thông tin SĐP và hoàn thành phiếu học tập
Tác giả Tác phẩm Nội dung chung của các tp trong cùng GĐ
1
2
….
Nhận xét:
+ N1,2: Văn học Hưng Yên từ thế kỉ X đên thế kỉ XIX
+ N 3,4: Văn học Hưng Yên từ đầu TK XX- 1945
+ N 5,6: Văn học Hưng Yên giai đoạn 1945-1975
- HS hoạt động
- Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
- GV chuẩn xác; các nhóm nhận xét, đánh giá chéo.
* HĐ cả lớp - KT trình bày 1 phút; máy chiếu
? Khái quát lại nền văn học Hưng Yên từ thế kỉ X đến nay
- Chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc I. Chương trình địa phương: Văn học Hưng Yên từ TK X- 1975
1.1.Văn học Hưng Yên từ thế kỉ X đên thế kỉ XIX
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Giới hiên thi tập của Nguyễn Trung Ngạn
+ Truyền kì tân phả và bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm
+ Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác
+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn;các tập thơ Trúc văn thi tập ; Thanh Tâm tài nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh
+ Đại viên thập vịnh, Tiểu viên tam thập vịnh của Nguyễn Thiện Kế …
- Nội dung:
+ Thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương
+ Phản ánh hiện thực đời sống con người
- Phong cách: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí
=> Có đóng góp nhất định nhưng chưa phong phú về thể loại, hệ thống thi pháp chưa vượt ra ngoài phạm trù văn học cổ
1.2.Văn học Hưng Yên từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng Tháng Tám 1945
Văn học Hưng Yên giai đoạn này phát triển nở rộ ở nhiều phương diện:
* Thơ ca lãng mạn:
- Tác giả, tác phẩm:
+ Phạm Huy Thông với Tiếng địch sông ô (1935)
+ Đỗ Thị Đàm:Giọt lệ thu
+ Thơ mới với Một người đi đổi gió (Trần Huyền Trân)
- Nội dung: là khúc tráng ca của những người yêu nước
*Văn học hiện thực phê phán :
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Vũ Trọng Phụng với nhiều tiểu thuyết và phóng sự
+ Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng và nhiều truyện ngắn
-> Hai cây đại thụ trong dòng văn học hiện thực VN trước cách mạng
- Nội dung: Phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân và lên tiếng tố cáo tội ác của bọn quan lại thực dân phong kiến đương thời
* Về kịch bản sân khấu :
Nguyễn Đình Nghị với Một trận cười và hơn 60 kịch bản chèo
-> Làm sống lại NT chèo của Việt Nam
*Về lí luận và nghiên cứu văn học: Dương Quảng Hàm với Quốc văn trích diễn (1927);Việt văn giáo khoa thư (1940);Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942);Việt Nam văn học sử yếu(1941)
=> Phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc
1.3.Văn học Hưng Yên giai đoạn 1945-1975
* Văn xuôi:
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
- Nội dung :
+ Phản ánh chân thực, sống động về hình ảnh người lính
+ Phản ánh đất nước trong những ngày chiến tranh và hậu phương miền Bắc
+ Cuộc sống mới ở miền Bắc
* Thơ
- Tác giả, tác phẩm (SGK)
- ND: Cổ vũ tinh thần kháng chiến
* Kịch
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
- ND: Phản ánh xung đột, mâu thuẫn giữa ta-địch, tư tưởng bảo thủ- tiến bộ, tiểu nhân - anh hùng.
=> Có đóng góp nhưng chưa nhiều
* Ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
- Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp
* HĐ cả lớp
? Trong các tác giả văn học Hưng Yên từ TK X-1975, em thích tác giả nào nhất? Vì sao
- GV nhận xét Bài 1
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo
* HĐCĐ
- Viết một đoạn văn giới thiệu một tác phẩm văn học Hưng Yên mà em thích nhất
- HS hoạt động
- HS trình bày kết quả
- GV, HS nhận xét, đánh giá
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm đọc một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Hưng Yên từ TK X-1975
Tiết 54
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp vấn đáp
- Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác
* HĐ cá nhân - KT hỏi chuyên gia
- Thành lập nhóm chuyên gia
- Các cá nhân trong lớp sẽ đặt câu hỏi cho nhóm chuyên gia về các kiến thức có liên quan đến dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Lớp chấm điểm cho nhóm chuyên gia
- GV nhận xét, đánh giá
-> Giới thiệu bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác; năng lực giao tiếp Tiếng Việt
* HĐ cặp - KT học tập hợp tác; máy chiếu
- Đọc ví dụ và thực hiện các yêu cầu phần 1.a, 1.b Sgk
- HS hoạt động
- HS trình bày, nhận xét
- GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá
* HĐ cá nhân
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện ghi nhớ về công dụng của dấu ngoặc đơn
- HS hoạt động
- HS trình bày
- GV chuẩn xác, chốt ghi nhớ II. Tìm hiểu về dấu ngoặc kép
1. Xét VD
a.
1- Đánh dấu từ ngữ, câu dẫn trực tiếp.
2- Đánh dấu tên tác phẩm
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (đoạn 2); có hàm ý mỉa mai (đoạn 1)
=> Đây là các công dụng của dấu ngoặc kép
2. Ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 2
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá
* HĐ cả lớp
Bài 2
- Dấu ngoặc đơn:
+ Đánh dấu thành phần phụ chú
+ Đánh dấu phần chú thích: đoạn trích được trích từ tác phẩm, nguồn tư liệu nào.
- Dấu hai chấm : đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (a, b 1); đánh dấu phần giải thích (b2)
- Dấu ngoặc kép: đánh dấu câu dẫn trực tiếp, tên tp…
Bài 3
- Hs đặt câu
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp vấn đáp
- Năng lực: tự học và tự chủ
* HĐ cá nhân; máy chiếu
- Viết một đoạn văn giới thiệu một tác phẩm văn học trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện
- GV chuẩn xác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo Bài 1
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm trong bài giới thiệu văn học Hưng Yên những chỗ sử dụng dấu ngoặc kép và cho biết dấu ngoặc kép được sử dụng để làm gì
* Hướng dẫn học ở nhà
- Nhớ được những nét chính và vẽ sơ đồ tư duy về văn học Hưng yên từ TK X-1975
- Nhớ được công dụng của dấu ngoặc kép
- Tiếp tục sưu tầm, tìm đọc các tp của các nhà văn nổi tiếng của địa phương .
- Chuẩn bị bài 14 (tiếp):
- Phần C/ bài 1 : Chọn 1 đề và lập dàn ý chi tiết
Luyện nói với dàn ý đã lập
- Đọc trước phần D: tìm đọc tư liệu liên quan đến các đối tượng cần TM ở 3 đề trong SHD
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20…
BÀI 14: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (tiết 3+4)
Tiết 55
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hình thức tổ chức Nội dung
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác
* HĐ cả lớp
? Nhắc lại khái niệm văn thuyết minh.
? Các phương pháp thường sử dụng trong văn bản thuyết minh?
? Một bài văn thuyết minh thường có bố cục như thế nào?
? Muốn thuyết minh về một đồ dùng chúng ta cần làm gì?
* HĐ nhóm; máy chiếu
- Các nhóm trình bày dàn ý chuẩn bị ở nhà
- GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu hs đọc kĩ phần hướng dẫn trò chơi /sgk.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV tuyên dương HS nói tốt.
- GV chốt kt cơ bản của văn thuyết minh (Thuyết minh về một thứ đồ dùng). 1. Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
1.1.Củng cố kiến thức
- K/n: sgk
- Có 6 phương pháp.
- Bố cục:
- Quan sát kĩ đồ dùng, tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng thuyết minh.
1.2. Luyện nói
Đề : Thuyết minh về cái phích nước
a. Yêu cầu
- Kĩ năng
- Kiến thức:
+ Mở bài : Lời chào
Giới thiệu về cái phích
+ Thân bài :
Cấu tạo của phích
Nguyên lí giữ nhiệt
Công dụng
Cách bảo quản
+ Kết bài :
Cảm xúc, suy nghĩ của em về chiếc phích
Tương lai phát triển của chiếc phích
- PP: liệt kê, số liệu , phân loại, phân tích, so sánh …
b. Luyện nói- trò chơi “Cơ hội về tay ai”
Tiết 56
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo
•
• - GV ghi đề bài lên bảng
• - Tổ chức cho HS làm bài tập văn số 3
Viết bài tập làm văn số 3
1. Đề : Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích
2. Yêu cầu
• a. Kĩ năng
• - K/n: tạo lập văn bản; dựng đoạn; dùng từ, đặt câu chuẩn xác; diễn đạt lưu loát; đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, bố cục hợp lí
• b. Kiến thức:
• - Giới thiệu được đồ vật mà em yêu thích
• - Thuyết minh được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, công dụng, cách sử dụng và bảo quản
• - Cảm nghĩ của em về đồ vật
• 3. Đáp án, biểu điểm
* Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản và cấu trúc của bài văn: bài văn có đủ 3 phần; mở bài giới thiệu được chủ đề; thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề; kết bài tổng kết chủ đề
* Xác định đúng yêu cầu của đề về kiểu bài và nội dung:
- Kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- ND: một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn
* Triển khai chủ đề thành các khía cạnh để trình bày
• - Giới thiệu được đối tượng thuyết minh
• - Thuyết minh được:
• + Cấu tạo
• + Nguyên lí hoạt động
• + Công dụng
• + Cách sử dụng và bảo quản
• - Cảm nghĩ về đối tượng
• * Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
* Chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn dạt, liên kết, mạch lạc
1
1
0,5
1,5
1
1,5
1
0,5
1
1
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hình thức tổ chức Nội dung
- Tìm trong bài giới thiệu văn học Hưng Yên những chỗ sử dụng dấu ngoặc kép và cho biết dấu ngoặc kép được sử dụng để làm gì
* Hướng dẫn học tập ở nhà
- Tiếp tục luyện nói theo nhóm
- Lập lại dàn ý chi tiết cho đề viết văn
- Chuẩn bị bài 15:
- Đọcvà thực hiện YC phần A
- Đọc vb “ Đập đá…”
+ Tìm hiểu chung về văn bản
- Trả lời câu hỏi mục 2/phần B
- Đọc mục 3
* Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, Chương trình địa phương, giáo án chương trình địa phương vnen 8, giáo án vnen chương trình địa phương