Giáo án vnen bài Từ ngữ địa phương - Biệt ngữ xã hội - Tóm tắt văn bản tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Giáo án vnen bài Từ ngữ địa phương - Biệt ngữ xã hội - Tóm tắt văn bản tự sự
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 5: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI - TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội ; khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản. • Biết cách tóm tắt văn bản tự sự, nắm đc các y/c của việc tóm tắt văn bản tự sự. 2. Kỹ năng • Nhận biết, hiểu nghĩa và sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. • Đọc hiểu, nắm bắt và phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết 3. Thái độ • Có ý thức sử dụng phương ngữ, biệt ngữ đúng lúc,đúng chỗ,hợp hoàn cảnh giao tiếp. • HS có ý thức thực hiện đầy đủ các bước khi tóm tắt một văn bản tự sự. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu về từ ngữ địa phương • Tìm hiểu về biệt ngữ xã hội • Tóm tắt văn bản tự sự III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 17 Hoạt động Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * GV HD: Tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn - Lập 2 đội thi ? Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng miền khác nhau? - Quy định thời gian - Hình thức thi - GV, HS cùng đánh giá kết quả (số từ đúng tìm được, thời gian) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. * HĐ cả lớp - Thực hiện yêu cầu mục 1b. b. Trong các từ in đậm trên, những từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến toàn dân ? c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân: - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, bổ sung * HĐ cặp - Thực hiện yêu cầu mục 2a,b a. Tìm những từ ngữ chỉ mẹ trong đoạn trích sau và giải thích sự khác nhau trong việc sử dụng những từ ngữ đó(tham khảo chú thích văn bản Trong lòng mẹ): b. Nêu ý nghĩa của từ in đậm, tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ in đậm trên đây. - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, bổ sung. * HĐ theo nhóm - Thực hiện yêu cầu mục 2c,d,e. c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biêt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân: d. Thảo luận để trả lời các câu hỏi: chỉ nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội trong các tình huống nào? Vì sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? e. Giải thích tại sao trong các ví dụ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, bổ sung. 1. Tìm hiểu từ địa phương - Từ “ngô”-> dùng phổ biến trong toàn dân (Từ ngữ toàn dân) - Các từ: bắp , bẹ -> chỉ sử dụng ở một số địa phương nhất định. => Các từ” bắp, bẹ” là từ ngữ địa phương. - Sự khác biệt: + Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. + Từ ngữ toàn dân là từ được mọi người hiểu và sử dụng rộng rãi và phổ biến * Ghi nhớ : SHD/ in màu hồng 2. Tìm hiểu biệt ngữ xã hội * VD 1: - Mợ, cậu : tầng lớp trung lưu nước ta trước CMT8 dùng để gọi mẹ, cha * VD 2 -Trúng tủ : từ học sinh dùng để chỉ việc kiểm tra đúng các thành phần đã học thuộc lòng. -Ngỗng : từ học sinh dùng để chỉ điểm 2 -> Tầng lớp học sinh , sinh viên hay dùng. => Các từ “mợ”, “trúng tủ”, “ngỗng” là biệt ngữ xã hội. c. Sự khác biêt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân ở phạm vi sử dụng: biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất đinh còn từ ngữ toàn dân là từ mà mọi người hiểu và được sử dụng rộng rãi. d. + Trong các thơ, văn tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội. + Nếu lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội sẽ làm cho người nghe, người đọc khó hiểu, gây trở ngại trong giao tiếp. e. Trong các đoạn thơ, đoạn văn, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội. (*) Lưu ý + Từ địa phương và Biệt ngữ xã hội thường dùng trong khẩu ngữ, giao tiếp với người địa phương hoặc người cùng tầng lớp với mình + Lạm dụng hai lớp từ này khiến người nghe khó hiểu + Trong thơ văn, tác giả có thể sd 2 lớp từ này đrr thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách nhân vật. Tiết 18 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * HĐ nhóm- KT phòng tranh - GV chiếu một số từ ngữ ngữ địa phương để cung cấp thêm vốn từ cho hs. * HĐ cá nhân - Thực hiện yêu cầu BT 1 a. Tìm các từ ngữ địa phương nơi em đang ở hoặc bùng khác mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng (theo mẫu) b. Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh và của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ địa đó. Viết vào phiếu học tập c. Xác nhận tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, đánh giá. 1/Luyện tập sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội a. STT Từ địa phương Từ toàn dân 1 2 3 4 5 6 Má, u, bầm Mãng cầu Đậu phộng Cây viết Mè Ba, tía, thầy Mẹ Na Lạc Bút Vừng Bố b. Tham khảo: https://tech12h.com/de-bai/tim-mot-so-tu-ngu-cua-tang-lop-hoc-sinh-va-cua-tang-lop-xa-hoi-khac-smaf-em-biet-va-giai c. Nên: tình huống 1, 4 Không nên: các t/ huống còn lại * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại kiến thức đã học về từ địa phương và biệt ngữ XH - Sưu tầm thêm từ địa phương (Đặc biệt là vùng Hưng Yên) , biệt ngữ xã hội để trau dồi thêm vốn từ. - Chuẩn bị phần còn lại: B, mục 3 và phần C - Đọc mục B, 3, trả lời câu hỏi - Dự kiến câu trả lời phần C, bài 2 Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 5: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI- TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (tiết 3) Tiết 19 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp; dạy học hợp tác, phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐCN, HS nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu 3.a,b,c. a. Em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự b. Đọc văn bản tóm tắt dưới đây và trả lời câu hôi: Vua Hùng thứ mười tám có người con gái xinh đẹp... thất bại (1) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào, có nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt hay không? (2) Văn bản được tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vât, sự việc,...). c. Sắp xếp lại các ý sau theo trình tự hợp lí về các bước tóm tắt văn bản tự sự: (sgk) - HS trao đổi, trả lời và đánh giá - GV chuẩn kiến thức, chốt ghi nhớ • * HĐ cả lớp - Kết luận chung: ? Vậy thể nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Một văn bản tóm tắt cần đạt được những yêu cầu nào ? Các bước tóm tắt một văn bản tự sự - Tổng kết. 3. Tóm tắt văn bản tự sự a. Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính của văn bản tự sự. b. (1) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nội dung của đoạn văn đã tóm tắt được nội dung của truyện (2) Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt: + Văn tóm tắt trên có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc + Văn tóm tắt trên có lời văn khác với văn bản gốc + Văn bản tóm tắt trêncó số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm, nhưng đều là nhân vật chính. c. Các bước tóm tắt văn bản: + Bước 1: Đọc kĩ văn bản để hiểu chủ đề văn bản + Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt + Bước 3: Sắp xếp nội dung cần tóm tắt theo trình tự hợp lí. + Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt. * Ghi nhớ: sgk C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp; dạy học hợp tác, phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao *HĐ cá nhân; máy chiếu - Thực hiện yêu cầu BT 2 a. Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện b. Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Em thấy cần bổ sung hay bỏ bớt sự việc nào? c. Tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng. - HS hoạt động, trình bày, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chiếu đáp án. 2. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự a. Đáp án: 2-1-6-4-3-5-8-7-9 b. - Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và những nhân vật quan trọng - Ý 1 sửa: nhà nghèo, con lão không cưới được vợ, bỏ đi phu, để lại cho lão cậu Vàng - Ý 2 bỏ chi tiết có một con chó Vàng c. Tham khảo: https://tech12h.com/de-bai/ban-liet-ke-tren-da-neu-duoc-nhung-su-viec-tieu-bieu-va-cac-nhan-vat-quan-trong-cua-truyen-0 Tiết 20 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Phương pháp rèn luyện theo mẫu; dạy học hợp tác - Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp * HĐ cặp- KT dạy học hợp tác; máy chiếu; các cặp nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu 1 ? Liệt kê những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng). - HS trao đổi, trình bày - GV nhận xét, HS đánh giá chéo. * HĐ cá nhân; HS nhận xét, đánh giá - Thực hiện yêu cầu BT2 * HĐ cả lớp ? Xác định yêu cầu của bài về mặt kĩ năng và kiến thức - Chuẩn xác trên máy chiếu như tiết viết bài * HĐ cả lớp - Gv trả bài viết văn số 1 - Yêu cầu HS tự đọc lại bài của mình và tự nhận xét, đánh giá theo hướng dẫn trong Sgk * HĐC; HS nhận xét, đánh giá chéo - Đọc và nhận xét chéo bài của nhau * HĐCL - Gv nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm Bài 1 - Các sự việc tiêu biểu: + Chống ốm , chị Dậu chăm sóc tận tình, chu đáo. + Cai lệ, người nhà lí trưởng đến thúc thuế, dọa trói anh Dậu. + Chị Dậu xin khất + Cai lệ không cho khất thuế, quyết trói anh Dậu đưa ra đình. + Chị Dậu ngăn cản cai lệ không cho trói anh Dậu. + Cai lệ đánh chị Dậu , quyết trói anh Dậu + Chị Dậu đánh cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. + Các nhân vật quan trọng: chị Dậu, cai lệ 2. Đánh giá sửa chữa bài văn số 1 - Xác định yêu cầu của đề bài - Trả bài - Nhận xét - Ưu điểm + Đại bộ phận các em xác định đúng yêu cầu của đề bài về kiểu bài và nội dung + Bố cục bài có đủ 3 phần + Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề và bước đầu đã biết liên kết giữa các phần, các đoạn + Trình tự kể tương đối hợp lí + Đã biết xây dựng đoạn văn + Một số bài trình bày khá sạch sẽ, diễn đạt khá lưu loát, bố cục rõ ràng, mạch lạc: Hòa, Thảo, Mạnh (8B), Hồng, Ánh, Quỳnh - Nhược điểm + Một số em 8A chưa tích cực làm bài: Duy, Sơn, Đăng, Phong + Bố cục chưa hoàn chỉnh: Duy, Tá, Sơn + Nhiều em bài làm sơ sài: Duy, Sơn, Đăng, Phong + Chưa biết tách đoạn phần thân bài: Lê Ánh, Đạt + Bài văn thiếu sự liên kết: Linh, Điệu, Hải Yến + Diễn đạt lủng củng, lộn xộn: một số em + Chữ viết quá xấu: Duy, Phong + Mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu: nhiều em - Giáo viên treo bảng phụ ghi một số lỗi điển hình của học sinh - Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa lỗi. - Yêu cầu một vài HS đọc bài - Hướng dẫn HS nhận xét, bình. - Chữa lỗi - Đọc bình bài hay D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: giao tiếp, tự học - Phương pháp: thuyết trình - Phần 1: Sưu tầm và ghi chép khoa học vào sổ tay - Phần 2: Nhận xét dựa trên tiêu chí của văn bản tóm tắt. * Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại kiến thức về từ địa phương, biệt ngữ xh, tóm tắt vb tự sự. - Chuẩn bị bài 6: - Đọc phần A - Đọc VB, tóm tắt vb - Trả lời câu hỏi cuối văn bản. * Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án vnen ngữ văn 8, từ ngữ địa phương, giáo án từ ngữ địa phương vnen 8, giáo án vnen từ ngữ địa phương

Giải bài tập những môn khác