Giáo án ngữ văn 8: Bài Bố cục của văn bản
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bố cục của văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn:
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng
- - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.
- Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
4. Thái độ
- Giáo dục ý thức nghiêm túc khi nói, viết đảm bảo tính mạch lạc.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
- Tích hợp đạo đức:
+ Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.
+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
+ Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống…
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’)
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
G
H
G Ở lớp 7 các em đã học bố cục và mạch lạc của văn bản.
? Bố cục của một văn bản gồm mấy phần và chức năng nhiệm vụ của chúng?
Hồi nhớ lại kiến thức để trả lời.
Bài học hôm nay giúp ta ôn lại kiến thức đã học, đồng thời chúng ta đi sâu vào tìm hiểu cách sắp xếp, tổ chức nội dung phần thân bài - phần chính của văn bản như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về bố cục của văn bản.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: Tìm hiểu bố cục của văn bản. I. Bố cục của văn bản
G
H
H
G
H
G
H
G
H
G
H ? Nhắc lại khái niệm bố cục văn bản đã học ở L7?
- Bố cục là bố trí, sắp sếp các phần các đoạn thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- 2 học sinh đọc văn bản – Trả lời các câu hỏi SGK bằng cách thảo luận trong bàn.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Tìm ranh giới giữa các phần đó?
3 phần: Phần 1: đoạn 1
Phần 2: đoạn 2, 3
Phần 3: đoạn 4
? Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản?
+ Mở bài (từ đầu > danh lợi): giới thiệu khái quát về CVA thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi (Chủ đề của văn bản).
+ Thân bài: ( học trò theo ông rất đông... có khi không cho vào thăm): trình bày các khía cạnh của chủ đề.
- Đoạn 2: Câu 1,2: Đã kể rõ CVA là tài cao
- Câu 4,5,3: CVA là người có đức trọng không màng danh lợi.
- Đoạn 3: Ảnh hưởng tài đức của thầy CVA
+ Kết bài: Khẳng định thầy CVA là người tài đức, được mọi người yêu mến ngay cả khi ông đã mất giới thiệu khái quát về CVA thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi (Chủ đề của văn bản).
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
- Phần 1: Giới thiệu đề tài -> khái quát.
- Phần 2: Tr/khai đề tài đã nêu ở phần mở bài.
- Phần 3: Đánh giá kết luận đề tài.
? Từ việc phân tích bố cục của văn bản hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
=> VB thường có bố cục 3 phần.
Mỗi phần có chức năng nhiệm vụ riêng
Các phần (các đoạn) có quan hệ chặt chẽ -> Tạo tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Đọc ghi nhớ. 1. Phân tích ngữ liệu:
SGK trang 24
3 phần:
Mở bài: Giới thiệu ông Chu Văn An.
-> Giới thiệu đề tài (khái quát)
Thân bài: Kể về cuộc đời làm nghề
-> Triển khai đề tài đã nêu ở phần Mbài.
Kết bài: Tình cảm của trò đối với thầy -> Đánh giá kết luận đề tài.
=> Bố cục gồm 3 phần:
MB: Có nh/vụ nêu ra chủ đề VB.
TB: Thường có 1 số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của vấn đề.
KB: Tổng kết chủ đề của VB.
=> Các phần có quan hệ chặt chẽ mật thiết phù hợp -> Tạo tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
2. Ghi nhớ: 1,2 (T25)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
H
H
G
H
H Hoạt động nhóm
Cách thức:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhóm 1: câu 1.
Nhóm 2: câu 2.
Nhóm 3: câu 3.
Nhóm 4: câu 4.
- Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi.
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
? Phần thân bài văn bản “tôi đi học” kể về sự kiện nào? Sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?
=> Nhóm 1: Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên của tác giả.
- Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian bằng những cảm xúc trên đường tới trường. => Khi bước vào lớp học sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập cảm xúc…
? Phần thân bài văn bản “ Trong lòng mẹ” trình bày diễn biến tâm trạng bé hồng ntn ? Các ý trong phần thân bài này được sắp xếp theo thứ tự nào?
=> Nhóm 2: Sắp xếp theo trình tự không gian và diễn biến tâm trạng của bé Hồng (Sự phát triển của sự việc).
+ Trong cuộc gặp gỡ với bà cô: Căm ghét kẻ nói xấu mẹ, những cổ tục lạc hậu đày doạ mẹ con Hồng -> Bộc lộ niềm yêu thương và kính trọng mẹ.
+ Cuộc gặp gỡ – trong lòng mẹ: Niềm vui sướng tột độ, hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ…
? Khi tả người, con vật, phong cảnh... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?
=> Nhóm 3:
- Tả người, vật: Tả từ xa đến gần hoặc ngược lại (Qhệ không gian). Từ chỉnh thể => bộ phận; Từ ngoại hình đến quan hệ hoặc tình cảm, cảm xúc.
- Tả ngôi trường: từ xa -> gần, trong -> ngoài, từ cao đến thấp (trình tự không gian).
? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
? Phần thân bài trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” được sắp xếp theo trình tự nào?
=> Nhóm 4: Thân bài gồm 2 ý kiến đánh giá về thầy Chu Văn An.
- Chu Văn An là người tài cao.
- Chu Văn An là người có đạo đức được học trò kính trọng.
=> Các ý kiến lập luận phải phù hợp với sự triển khai của đề tài và sự tiếp nhận của người đọc.
? Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của em hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản? Cách sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào các yếu tố nào?
H khá.
- Nội dung thân bài được trình bày theo một thứ tự mạch lạc tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, mục đích giao tiếp của người tạo văn bản.
? Các ý trong thân bài được sắp xếp theo trình tự nào?
- Được sắp xếp theo mạch suy luận hay theo trình tự thời gian, không gian, sự phát triển của sự việc... sao cho phù hợp với việc triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
Đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ sgk. 1. Phân tích ngữ liệu: SGK trang 12.
-> Văn bản “Tôi đi học” tập trung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở bằng nghệ thuật khác nhau -> Căn cứ vào:
- Nhan đề của văn bản, tên văn bản.
- Trình tự kết cấu (Trình tự kể...)
- Các câu miêu tả -> Tạo cảm giác ấn tượng về lần đầu tiên đi học.
- Những từ ngữ gợi tả cảm xúc, tâm trạng...
=> Các phương tiện đều tập trung làm rõ cho về vấn đề chính của văn bản => Văn bản thống nhất về chủ đề.
2. Ghi nhớ (SGK – 12).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập.
- Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: động não, hợp tác, chia nhóm...
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập
G
G
H
G
G
H
G
H
G
H
G
H
Bảng phụ
Chia nhóm
Các nhóm làm vào bảng phụ của nhóm-> treo lên bảng-> các nhóm nhận xét chéo, bổ sung.
Chốt.
N1: ? Đọc và nêu yêu cầu BT1? Phân tích cách trình bày ý trong đoạn trích a.
Trình bày.
N2: ? Phân tích cách trình bày ở phần b ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả vẻ đẹp Ba Vì?
Trình bày.
N3: ? Phần c trình bày nội dung gì ?
=> bàn về mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết.
? Phân tích cách trình bày ở phần c ?
Đ1: Lý luận: Mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết.
Đ2,3: Lý giải và luận chứng. Bài tập 1:
a. Trình tự không gian: ấn tượng về đàn chim từ xa => gần .
b. Miêu tả theo trình tự không gian:
- Không gian hẹp: Tả trực tiếp Ba Vì (đoạn 1)
- Không gian rộng: Ba Vì cùng các SVật xung quanh (đoạn 2).
c. Luận cứ (dẫn chứng) được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
G
G
H ? Đọc, xác định yêu cầu của BT 2
? Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo ý 2 tiết 5,6. Bài tập 2
Sắp xếp các ý theo thứ tự:
- Thương mẹ phải đi làm ăn xa sau khi bố chết.
- Muốn đi thăm mẹ.
- Nhận ra sự cay độc, cố ý gieo rắc vào đầu óc bé để ruồng rẫy mẹ của bà cô bé Hồng càng thấy thương và nhớ mẹ.
- Căm ghét những cổ tục đã đày đoạ mẹ làm mẹ khổ.
G
H ? Theo em, cách sắp xếp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?
Trình bày. Bài tập 3
Cách sắp xếp chưa hợp lý, sắp xếp như sau:
- Giải thích câu tục ngữ: “Nghĩa đen nghĩa bóng”.
- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học.
- Phương pháp: .
- Kĩ thuật: động não,
? Vẽ bản đồ tư duy bài học thể hiện được:
+ Bố cục văn bản gồm mấy phần?
+ Nhiệm vụ của từng phần
+ Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Các ý trong thân bài được sắp xếp theo trình tự nào?
H tự vẽ theo gợi ý của GV.
G nhận xét, đánh giá.
HS đánh giá mục tiêu đạt được trong tiết học.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3’)
- HS quan sát văn bản trên máy chiếu và cho biết bố cục của văn bản: Câu chuyện: Con chim hồng.
1. Một người đi săn ở Thiên Tân đem bẫy vào rừng đánh bắt được một con chim hồng mái rất đẹp. Bỏ chim vào lồng, đem về. Con chim trống cứ bay theo, cất tiếng kêu rất ai oán. Con trống bay theo về tận nhà người đi săn, kêu khóc như van xin cho đến tối mịt mới chịu bay đi.
2. Mờ sáng hôm sau, người đi săn dậy mở cửa đã nhìn thấy con chim trống đậu trước sân. Chim vẫy cánh nhịp nhàng như có ý ra hiệu gì. Người đi săn lại gần định bắt lấy cho được cả đôi. Chim trống vươn cao cổ, nhả ra một cục vàng rất to, sáng lấp lánh. Người đi săn chợt hiểu, hỏi: “muốn chuộc vợ sao?” Bèn thả con chim mái ra. Đôi chim mừng mừng tủi tủi, quanh quẩn mãi, chưa nỡ bay đi.
3. Người đi săn cân vàng. Được hai lạng sáu đồng cân. Cầm cục vàn trên tay, anh ta xúc động nghĩ : “ Cầm thú không biết gì mà còn chung tình thế? Có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn của đôi lứa phải chia li. Loài cầm thú cũng thế ư?..”
(Theo “Liêu trai chí dị”)
H trình bày:
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ.
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Đối với bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện các bài tập còn lại.
- Xây dựng bố cục cho đề bài: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
* Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn trong văn bản.
- Đọc văn bản (SGK/ T 34) "Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn".
? Văn bản trên gồm mấy ý?
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
? Vậy theo em, đoạn văn là gì?
? Đối tượng của đoạn văn là gì?
? Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
? Vậy thế nào là từ ngữ chủ đề?
? Những từ ngữ thường được dùng để làm từ chủ đề?
- Đọc đoạn văn 2
? Nội dung của đoạn văn 2 là gì? Các câu còn lại có quan hệ ntn với câu khái quát đó? Câu nào trong đoạn văn khái quát được nội dung toàn đoạn?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Bố cục của văn bản, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Bố cục của văn bản, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Bố cục của văn bản, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Bố cục của văn bản, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Bố cục của văn bản