Giáo án ngữ văn 8: Bài Hành động nói

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hành động nói. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : HÀNH ĐỘNG NÓI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm hành động nói. - Nắm được các kiểu hành động nói thường gặp. 2. Kĩ năng - Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. - Biết tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ Có ý thức vận dụng “các hành động nói" để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. GV: Một em lên bảng xóa VD của bạn giúp cô. Mời em về chỗ. Vừa rồi cô đã thực hiện một hành động nói. Vậy hành động nói là gì? Có những kiểu hành động nói nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ điều đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về câu cảm thán và chức năng. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hành động nói. I. Hành động nói là gì? ? Đọc to rõ VD trên bảng phụ? ? Nội dung đoạn trích chỉ lời nói của ai? HS: Đoạn văn chỉ lời nói của Lí Thông ? Em hãy chỉ ra lời nói của Lí Thông với Thạch Sanh? HS: “Con trăn ... lo liệu” ? Lí Thông nó với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? HS: Đe dọa Thạch Sanh để chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết chết con trăn của vua nuôi, e tính mạng sẽ gặp nguy đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. ? Chỉ ra câu thể hiện rõ nhất m.đích ấy? - Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. ? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? HS: Có. “Chàng vội vã... nuôi thân”. GV: Chi tiêt Thạch Sanh vội vã từ biệt mẹ con Lí Thông ra đi thể hiện rõ điều đó. ? Lí Thông thực hiện mục đích bằng p.tiện gì? HS: Bằng lời nói ? Việc làm của Lí Thông có phải là một hành động nói không? Vì sao? HS: Việc làm của Lí Thông là một hành động nói. Vì hành động đó được thể hiện bằng lời nói mà cái của nó là dọa Thạch Sanh được thực hiện bằng lời cho chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết chết con trăn của vua, từ đó Lí Thông dễ bề tâng công lên vua. Đó là một việc làm có mục đích. ? Qua VD trên em hiểu thế nào là hành động nói? ? Đọc to, rõ ghi nhớ SGK/ T63. ? Em hãy thực hiện một hành động nói với một bạn ở trong lớp? 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/ T62 - Đoạn văn chỉ lời nói của Lí Thông. - MĐ: Nhằm đẩy Thạch Sanh đi để cướp công. - Lí Thông thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện: lời nói. -> Hành động nói. 2. Ghi nhớ: SGK (62) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập của câu cảm thán. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu hành động nói. II. Một số kiểu hành động nói thường gặp. ? Đọc lại lời nói của Lí Thông ở VD phần I. ? Lời nói của Lí Thông có mấy câu? Mục đích của mỗi câu là gì? HS: 4 câu. ? Đọc VD 2 mục II SGK/ T 63. ? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động? ? Qua phân tích VD trên em hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết? HS: Thực hiện. ? Nêu k.luận chung về các kiểu hành động nói? HS : Trình bày. ? Đọc ghi nhớ SGK/ T63 1. Phân tích ngữ liệu SGK/ T62, 63 * VD1: - C1: Trình bày, thông báo - C2: Đe doạ - C3: Cầu khiến - C4: Hứa hẹn * VD2: + Vậy thì... ở đâu? -> Hành động hỏi, mục đích hỏi. + Con sẽ... thôn Đoài. -> Hành động trình bày, mục đích thông báo. + U nhất định ... ư? -> Hành động hỏi, mục đích van xin. + U không ... ư? -> Hành động hỏi, mục đích van xin. + Khốn nạn ... thế này!-> Hành động bộc lộ cảm xúc, mục đích để than. + Trời ơi! - Bộc lộ cảm xúc, mục đích để than. -> Có nhiều kiểu hành động nói: hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. 2. Ghi nhớ: SGK/ T63. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. II. Luyện tập Bài tập 1: Hoạt động cá nhân ? Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích gì? ? Hãy xác định mục đích của h.động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung? HS: thực hiện bài tập nhanh tại chỗ Bài tập 1 : - Kêu gọi tướng sĩ phải từ bỏ lối sống hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh nước nhà mà vùng lên quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Mục đích của hành động nói ở câu “Các ngươi…vui cười” là kích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi tướng sĩ đối với lẽ vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục mà cầm vũ khí giết giặc; Khích lệ lòng yêu nước và ra sức học tập “binh thư yếu lược” của các tướng sĩ. ? Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích? HS tự làm ở nhà mục b, c. b. Câu 1: Hành động nêu ý kiến , mục đích tỏ rõ “Trời thuận ý người” Câu 2: Hành động hứa hẹn, mục đích thề nguyền tỏ sự quyết tâm. c. Cậu Vàng...bắt xong -> Hành động báo tin, mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt - Cụ bán rồi -> Hành động hỏi, mục đích muốn xác nhận một sự thật - Thế...à? -> Hành động hỏi, mục đích tỏ sự ngạc nhiên - Khốn nạn... ơi! -> Hành động bộc lộ cảm xúc, mục đích giãi bày sự day dứt, dày vò. - Hành động kể và mục đích giải tỏa sự dằn vặt, đau đớn vì trót lừa một con chó. Bài tập 2 a. Bác trai ... chứ? -> Hành động hỏi, mục đích thăm hỏi. + Cảm ơn ... thường -> Hành động trình bày, mục đích cảm ơn. + Nhưng xem...lắm -> Hành động trình bày, mục đích thông báo. + Này ... trốn -> Hành động điều khiển, mục đích cầu khiến. + Chứ cứ ... thì khổ. Người ốm ... hoàn hồn -> Hành động trình bày, mục đích bộc lộ cảm xúc. + Vâng ...như cụ -> Hành động trình bày, mục đích tỏ sự tiếp nhận, đồng ý. + Nhưng .... cái đã. Nhịn suông .. còn gì -> Hành động hứa hẹn. + Thế thì ... rồi đấy! -> Hành động điều khiển, mục đích khuyên, giục ( cầu khiến). Thảo luận: Nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Nội dung câu hỏi: ? Ba câu ở đoạn trích có gì giống nhau? ? Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy? - Cách tiến hành: + Các nhóm thảo luận viết câu trả lời vào phiếu học tập. + Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chấm điểm + GV nhận xét và chốt kiến thức. - Cả 3 h.động nói đều chứa từ “hứa” - Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy: GV: Không phải câu có từ “hứa” bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa. Bài tập 3 +Anh phải .. xa nhau – cầu khiến + Anh hứa đi – yêu cầu. + Anh xin hứa – hứa hẹn HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn sử dụng câu cảm thán. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. ? Hãy đặt một đoạn đối thoại trong đó có các kiểu hành động nói khác nhau - HS: Thực hiện. - HS nhận xét. - GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để lập bảng tổng kết . - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Thế nào là hành động nói? ? Các kiểu hành động nói thường gặp? - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. - Có nhiều kiểu hành động nói: hỏi, trình bày ( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...) điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức...) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. - Gv khái quát toàn bộ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 5.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Hành động nói, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Hành động nói, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Hành động nói, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Hành động nói, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Hành động nói

Giải bài tập những môn khác