Giáo án ngữ văn 8: Bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn:
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng bài dạy
- Xây dựng được bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thành thục
- Biết cách viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
* Kỹ năng sống:
- KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN giải quyết một vấn đề, KN lắng nghe tích cực, KN tư duy sáng tạo.
3. Định hướng phát triển năng lực
-- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong dàn ý của văn bản tự sự.
-- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ỹ tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
4. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiên cứu, tìm tòi các tác phẩm văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (4’):
2.1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.
2.2. Kiểm tra nội dung bài
* Câu hỏi:
? Trình bày qui trình viết một đoạn văn tự sự có miêu tả và biểu cảm ?
* Đáp án (sơ lược):
Các bước xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Lựa chọn sự việc chính sẽ được kể.
- Lựa chọn ngôi kể.
- Xác định thứ tự kể.
- Xác định các yêu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết cho đoạn văn viết.
- Hoàn thành đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo yêu cầu.
Bước 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Cô và các em đã tìm hiểu tác dụng khi đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn có sự kết hợp các yếu tố ấy.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu dàn ý của bài văn tư sự
* H: Đọc ngữ liệu sgk trang 92,93
? Xác định phần MB, TB, KB và nêu nội dung của mỗi phần?
- MB: từ đầu -> “la liệt trên bàn”: Kể và tả lại quang cảnh vui chung của buổi sinh nhật.
- TB: Tiếp -> “không nói”: kể về món quà độc đáo.
- KB:-> Còn lại: Cảm nghĩ về món quà của bạn.
? Truyện kể về việc gì? (Sự việc chính) Ai là người kể chuyện? (Ngôi thứ mấy?)
- Sự việc chính: diễn biến của buổi sinh nhật và câu chuyện liên quan đến món quà sinh nhật.
- Ngôi kể: thứ nhất: tôi (Trang), tự kể.
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Thời gian: vào buổi sang.
- Không gian: trong nhà Trang.
- Hoàn cảnh: ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng.
? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Sự việc xoay quanh nhân vật nào? Tình cảm của mỗi nhân vật?
- Sự việc xoay quanh Trang (nhân vật chính).
- Các nhân vật khác: Trinh, Thanh, các bạn
- Tình cảm và tính cách:
+ Trang: hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý…
? Câu chuyện diễn ra ở đâu? Kết thúc chỗ nào? Điều gì đã tạo nên bất ngờ?
- Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp kết thúc. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến
- Diễn biến: Trinh đến - đỉnh điểm là món quà độc đáo.
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà
- Điều bất ngờ: tình huống truyện: tâm trạng chờ đợi, có ý chê trách về sự chậm trễ của bạn thân
-> vỡ lẽ về sự chậm trễ đầy cảm thông... Món quà đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa về tình bạn chân thành.
? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào?
H trình bày.
? Hãy xác định yếu tố miêu tả? Biểu cảm? Tác dụng?
Miêu tả: Suốt cả buổi sáng, cả nhà tấp nập, kẻ ra người vào, các bạn ngồi chật cả nhà...Trinh đang tươi cười...Trinh dẫn tôi ra vườn...Trinh lom khom...Trinh vẫn lặng lẽ cười...
Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên...bắt đầu lo...tủi thân và giận Trinh...giận mình quá...Tôi run run...cảm ơn Trinh quá....quí giá làm sao...
GV treo bảng phụ (gạch chân các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
- 4 HS xác định -> GV chốt.
? Em rút ra được điều ghi nhớ gì qua phần tìm hiểu trên?
? Qua câu chuyện trên, hãy cho biết bố cục và dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm?
(bố cục gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần ra sao?)
GV chốt -> Ghi.
? So sánh và nhận xét: dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giống và khác nhau thế nào với dàn ý bài văn tự sự?
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK Tr 95 I. Dàn ý của bài văn tự sự:
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
a. Phân tích ngữ liệu:
Bài văn “Món quà sinh nhật”
Bố cục: 3 phần
- MB: Kể và tả lại quang cảnh vui chung của buổi sinh nhật.
- TB: Kể về món quà độc đáo.
- KB: Cảm nghĩ về món quà của bạn.
- Sự việc chính: diễn biến của buổi sinh nhật và câu chuyện liên quan đến món quà sinh nhật.
- Ngôi kể: thứ nhất - tôi (Trang), tự kể.
- Sự việc xoay quanh Trang (nhân vật chính)
- Tính cách và tình cảm: Trang, Trinh, Thanh.
- Trình tự câu chuyện:
+ Mở đầu:
+ Diễn biến:
+ Kết thúc:
- Tình huống truyện: bất ngờ, đầy ý nghĩa về tình bạn.
Theo trình tự trước sau (nhưng có chỗ từ hiện tại nhớ về quá khứ: “Tôi oà lên... bất ngờ.”)
- Yếu tố miêu tả: Giúp hình dung không khí buổi sinh nhật, tình cảm tâm trạng...
Yếu tố biểu cảm: Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành sâu sắc, kín đáo...
b. Ghi nhớ:
Đan xen yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm giúp người đọc hình dung cụ thể sự việc và làm nổi bật tư tưởng chủ đề chuyện.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
a. Phân tích ngữ liệu:
+ MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện
+ TB: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định kết hợp miêu tả người, sự việc, tình cảm của mình
+ KB: Kết cục và cảm nghĩ người trong cuộc.
=> Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm có bố cục 3 phần…
- Trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm cho phù hợp.
b. Ghi nhớ: sgk 95
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng lập dàn ý
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập: 20p
- Đọc yêu cầu BT 1.
? MB giới thiệu ai? Hoàn cảnh ntn?
? Có những sự việc chính nào?
Trình tự ra sao? Lúc đầu...sau đó.. ( có mấy lần quẹt diêm, diễn ra ntn? ..kết quả ?)
* Lần 1: ... như đang ngồi trước một lò sưởi -> dễ chịu -> diêm tắt -> trở lại với hiện tại đang tê cóng.
* Lần 2: mơ thấy bàn ăn thịnh soạn -> diêm tắt -> đối diện với cảnh nghèo khổ.
* Lần 3: một cây thông Nô-en lộng lẫy.
-> diêm tắt -> những ngọn nến bay về trời
* Lần 4: Thấy bà đang mỉm cười.
-> bật hết số que diêm còn lại.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn: 2p
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm thể hiện ở chỗ nào?
* Miêu tả:
- Hình ảnh ngọn lửa : sáng chói.
- Diêm cháy và sáng lên ... quý giá.
- Diêm nối nhau…sáng... ban ngày.
* Biểu cảm:
- Chà! Giá quẹt … chút nhỉ… trông đến vui mắt.
- Chà! ánh sáng… dịu dàng
- Thật là dễ chịu …khoái biết bao
- Em bần thần ...
- Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này.
GV dùng bảng phụ để chốt lại.
? Qua bài tập, hãy cho biết lập dàn bài cho 1 bài văn tự sự hoàn chỉnh có yếu tố miêu tả và biểu cảm cần chú ý gì ?
- Ngôi kể, người kể.
- Sự việc, hoàn cảnh xảy ra sự việc.
- Nhân vật, vai trò của mỗi nhân vật với sự phát triển của cốt truyện.
- Diễn biến cốt truyện.
- Mức độ sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- HS làm việc cá nhân.
Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về 1 kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi?
- H. Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
- G. Chữa bài. II. Luyện tập
1. Bài tập 1(95)
Lập dàn ý từ văn bản Cô bé bán diêm:
a. MB: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm ( nhân vật chính)
b. TB:
- Lúc đầu: Không bán được diêm -> không dám về nhà, sợ bố đánh -> tìm 1 góc tường ngồi tránh rét nhưng “đôi tay vẫn cứng đờ ra”
- Sau đó: Liền đánh những que diêm để sưởi . Mỗi lần quẹt diêm lại hiện lên một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm cúng.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen khi kể:
+ Tả mộng tưởng và cảnh thực
+ Suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật
c) KB:
- Kết cục: cô bé bán diêm chết
- Mọi người không ai biết điều kì diệu mà em bé trông thấy...
Bài tập 2 (95)
Lập dàn ý cho đề bài : Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
a. MB: Giới thiệu người bạn thân của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình khó quên nhất là gì? (nêu 1 cách khái quát)
b. TB: Tập trung kể về sự việc xúc động ấy.
- Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào?
(MĐ - DB - KQ)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
c. KB: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: hợp tác...
? Cho đề văn: Kể một lỗi lầm khiến em ân hận mãi"
Hãy lập dàn ý cho đề văn trên
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’)
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: thuyết trình
- Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
?Từ dàn ý ở bài tập 1, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Học bài cũ:
- Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản tự sự đc học theo yêu cầu của giáo viên.
- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần lựa chọn y/tố miêu tả, biểu cảm có thể kết hợp.
* Chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Văn bản Hai cây phong.
+ Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục.
+ Tìm những chi tiết giới thiệu về làng Ku - ku - rêu, nhận xét gì về ý nghĩa của ngôi làng đó với tác giả.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm