Giáo án ngữ văn 8: Bài Thuế máu (tiếp)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thuế máu (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
THUẾ MÁU
( Tiết 2)
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”)
- Nguyễn Ái Quốc-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận thê thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong chính văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học tìm hiểu nội dung chính của các văn bản
- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến sự tồn vong của dân tộc và những bài học triết lí về cuộc sống của con người
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ có sức mạnh lay động lòng người
- Thu thập kiến thức xã hội có liên quan; về thực tế về xã hội lịch sử gắn với văn bản
- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó;
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,...
+ Có ý thức công dân yêu tổ quốc, có lối sống trong sáng lành mạnh;
+ Có tinh thần đấu tranh chống lại kẻ thù.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực đọc diễn cảm tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực đọc sáng tạo tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
- Năng lực đánh giá về những cảm xúc qua các văn bản nghị luận Việt Nam và nghị luận nước ngoài
4. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Giáo dục học sinh ý thức học tập, nghiên cứu.
*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.
- Tích hợp kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.
- Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng Lớp Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
GV: Ở tiết 1 của VB các em đã thấy được thái độ, thủ đọan lừa bịp bỉ ổi của chính quyền TD và số phận bi thảm của những người thuộc địa. Các thủ đoạn và mánh khoé lừa bịp của TD Pháp, tội ác của chúng tiếp tục được làm rõ trong bản án ntn?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian:
Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản(tiếp) 25p
? Đọc mục 2 của văn bản.
? Nội dung chính của phần II này là gì?
HS: Vạch trần các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân và những lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.
? Em hãy nêu rõ các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân?
HS: Tiến hành lùng sáp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính.
+ Thoạt tiên tóm người nghèo, khoẻ
+ Sau đó đến con nhà giàu không muốn đi linh phải xì tiền ra.
? Từ đó cho thấy thực trạng chế độ lính tình nguyện thế nào?
HS: Là cơ hội để làm giàu của bọn quan chức trên tính mạng của người dân bản xứ.
? Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao điều gì?
HS: Rêu rao về lòng tự nguỵên đầu quân của người dân thuộc địa.
? Phủ toàn quyền Đông Dương trịnh trọng tuyên bố điều gì?
HS: " các bạn ... lính thợ"
? Lời tuyên bố trịnh trọng đó càng thể hiện rõ điều gì
HS: Càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn của thực dân Pháp
? Phản ứng của những người bị bắt lính tình nguyện có gì khác thường?
HS: Tìm mọi cơ hội để trốn thoát.
+ Tự làm cho mình nhiếm phải những thứ bệnh nặng.
? Em hiểu thế nào về khái niệm “ vật liệu biết nói”?
HS: Thể hiện ý nghĩa trào phúng mỉa mai sâu sắc, bọn thực dân coi người bản xứ chỉ như thứ đồ vật biết nói, như thứ hàng hoá đặc biệt có thể sinh lời mà thôi.
? Người dân thuộc địa có thực " tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời bịp bợm của bọn cầm quyền không?
HS: Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. tác phẩm đã kể ra các sự thưc: Người dân t.địa hoặc trốn tránh hoặc xì tiền ra, thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
GV: Bằng các dẫn chứng sinh động, mang nội dung tố cáo mạnh mẽ + giọng điệu giễu cợt các lời tuyên bố của thực dân đã làm rõ nét sự bịp bợm và những mánh khoé của bọn cai trị.
? Nhận xét về giọng điệu của tác giả?
? Qua đó cho thấy điều gì?
? Đọc đoạn 3?
Nêu nội dung của phần vừa đọc?
? Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố "tình tứ" của nhà cầm quyền thế nào?
HS: Tự dưng im bặt. những người từng hi sinh xương máu từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại " giống người hèn hạ"
? Kết quả của sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào?
HS: Người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, bị kiểm soát và bị đánh đập vô cớ, bị cho ăn như người ta cho lợn ăn...
GV: Sự hi sinh không hè mang lại lợi ích gì cho họ, bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
? Em có nhận xét gì về cách đối xử của cầm quyền thực dân đối với những người bản xứ sau khi đã bóc lột hết "thuế máu" của họ?
HS: Tráo trở, tàn nhẫn, bỉ ổi.
? Em có nhận xét gì về thái độ của người viết?
HS: Mỉa mai, châm biếm, tố cáo quyết liệt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam và các nước thuộc địa khác.
? Nhận xét về trình tự, bố cục trong chương? Tác dụng?
HS: Bố cục theo trình tự thời gian: Trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh TGI bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền TDP được phơi bày toàn diện triệt để. mặt khác thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa cũng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
Hoạt đụng 3: Tổng kết (5p)
? Nghệ thuật nổi bật của văn bản này là gì?
HS: Châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình
? Điều đó được thể hiện qua các phương diện nào?
HS: Hệ thống hình ảnh sinh động, giàu sức biểu cảm và sức mạnh tố cáo.
+ Ngôn từ mang tính trào phúng, châm biếm
+ Giọng điệu trào phúng: Giễu cợt, mỉa mai, nhắc lại các mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền TD khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản chất lừa bịp trơ trẽn, NT phản bác, dùng liên tiếp các câu hỏi.
? Em có nhận xét gì về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích
HS: Các hình ảnh mang tính biểu cảm cao
+Yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.
? Cách viết nghị luận độc đáo của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong đoạn trích trên những phương diện nào?
? Qua phân tích văn bản cho em hiểu thêm điều gì về bản chất chế độ thực dân và số phận của con người ở các nứơc thuộc địa?
? Đọc ghi nhớ SGK/ T92
? Đọc diễn cảm đoạn em thấy sâu sắc nhất
- HS đọc, HS nhận xét, GV nhận xét 3.2. Chế độ lính tình nguyện
*Thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Tóm người nghèo, khoẻ
- Con nhà giàu không muốn đi lính thì xoay xở kiếm tiền công khai trắng trợn.
- Trói, xích, nhốt như nhốt súc vật, đàn áp dã man.
*Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quỳên
- Rêu rao về lòng tự nguyện của người dân thuộc địa.
-> Sự bịp bợm trơ trẽn.
*Phản ứng của người bị bắt lính:
- Tìm mọi cơ hội để trốn thoát
- Xì tiền ra
- Làm cho mình bị nhiễm phải những bệnh nặng.
-> Sự ép buộc, là nạn nhân.
-> Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt
=> Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện: Sự lừa gạt, tráo trở, thủ đoạn mánh khóe nham hiểm.
3.3. Kết quả của sự hi sinh
- Khi chiến tranh chấm dứt:
+ Lời tuyên bố "tình tứ" của các ngài cầm quyền im bặt, những người dân thuộc địa trở lại là giống người bẩn thỉu, hèn hạ.
+ Bị lột hết của cải, bị đối xử như súc vật
-> Cướp bóc tàn nhẫn
+ Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.
-> Hủy hoại cuộc sống
=> Sự nham hiểm, tàn bạo, táng tận lương tâm, tráo trở, tàn nhẫn, bỉ ổi, vô nhân đạo của thực dân Pháp; .
4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật
- Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm;
- Thể hiện giọng điệu đanh thép;
- Sử dụng ngòi bút trào phúng, châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình.
- Hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo
- Ngôn từ mang tính trào phúng châm biếm.
- Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai
4.2. Nội dung- ý nghĩa
- Nội dung:
+ Thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm bộ mặt giả nhân, giả nghĩa tàn ác của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các xứ thuộc địa.
+ Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
- Ý nghĩa: Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân vào các lò lửa chiến tranh.
4.3. Ghi nhớ: SGK/ T92
II. Luyện tập
- Đọc diễn cảm
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
? Mỗi nhóm hãy đọc lại một phần của văn bản “Thuế máu” và thực hiện yêu cầu sau:
a) Chỉ ra những yếu tố biểu cảm được sử dụng trong phần văn bản đã đọc.
b) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên những yếu tố biểu cảm đó?
c) Chỉ ra tác dụng của những yếu tố biểu cảm đó trong việc thể hiện thái độ của tác giả.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
?Chọn 1 – 2 câu thể hiện rõ sự hài hước, sâu sắc của tác giả trong văn bản Thuế máu. Em hãy vận dụng cách thể hiện sự hài hước đó để viết 1 – 2 câu nêu nhận xét của mình về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Câu thể hiện sự hài hước, sâu sắc của tác giả trong văn bản:
“Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
? Tìm đọc những tác phẩm phê phán, đả kích thực dân Pháp
4. Hướng dẫn về nhà:
* Hướng dẫn học sinh học bài cũ:
- Học kĩ nội dung bài học
- Trả lời lại các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
- Tìm đọc tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và các thông tin về tác phẩm.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: “Đi bộ ngao du”
1. Tóm tắt ngắn gọn 3 luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
2. Trình tự sắp xếp 3 luận điểm chính có hợp lý không? Vì sao?
3. Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lý lẽ của ông khi ông lập luận.
4. Qua bài này, em hiểu gì về con người và tư tưởng của Ru-xô?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Thuế máu (tiếp), giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Thuế máu (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Thuế máu (tiếp), giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Thuế máu (tiếp), giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Thuế máu (tiếp)