Giáo án ngữ văn 8: Bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tập làm văn :
LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Xác định được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng bài dạy:
- Biết kể một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Biết Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Biết cách diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
* Kĩ năng sống:
- KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN giải quyết một vấn đề, KN lắng nghe tích cực, KN tư duy sáng tạo.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Có ý thức thực hiện yêu cầu tiết luyện nói.
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ.
Lớp phó học tập báo cáo kết quả kiểm tra.
GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh.
-> có biện pháp động viên khích lệ.
Bước 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
Ông bà ta từng nói:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Tuy lời nói chẳng mất tiền mua, nhưng để làm vừa lòng, thuyết phục được người khác thì đó là cả một quá trình học tập, đúc rút và trau dồi của bản thân mỗi người. Bài học hôm nay sẽ ít nhiều sẽ cung cấp thêm cho chúng ta một vài kĩ năng khi giao tiếp. Đó chính là bài: Luyện nói kể chuyện theo ngôi kết hợp với miêu tả
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: ôn tập lại kiến thức
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn tập về ngôi kể. I. Ôn tập ngôi kể.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng?
- Xưng “tôi” (chúng tôi): người kể có thể kể ra những gì mình được trực tiếp nghe, nhìn, trải qua; có thể trực tiếp bộc bạch cảm xúc, ý nghĩ của mình.
- Tác dụng: mang tính chủ quan, tính chân thực.
? Lấy VD về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất?
- Văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Hai cây phong”, “Lão Hạc”.
? Kể theo ngôi thứ nhất có hạn chế gì?
- Không thể kể những gì mình không chứng kiến.
* GV: Trừ một số loại tự truyện, nhật kí, hồi kí thì trong tác phẩm người kể xưng “tôi” không nhất thiết là chính tác giả.
? Kể theo ngôi thứ 3 là kể như thế nào? Tác dụng?
- Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi, người kể tự giấu mình, có thể kể tất cả những gì xảy ra với nhân vật (kể cả ý nghĩ bên trong).
- Người kể dường như biết tất cả nhưng thường để sự việc khái quát nói lên, không trực tiếp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc mà nhờ nhân vật biểu lộ.
- Tác dụng: mang tính khách quan, dễ thuyết phục
? Văn bản nào đã học được kể theo ngôi thứ 3?
- Văn bản: “Tức nước vỡ bờ”, “Đánh nhau với cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”.
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
- Cũng có thể trong 1 truyện người ta dùng nhiều ngôi kể khác nhau để đối chiếu sự việc, nhân vật ở nhiều điểm nhìn khác nhau.
-> Làm tăng tính sinh động phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con người. Để sự việc và nhân vật hiện ra dưới nhiều góc độ, làm cho câu chuyện sinh động và sâu sắc.
VD: VB “Hai cây phong”
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của Hs. 1. Ngôi thứ nhất
- Xưng tôi (chúng tôi...): người kể ra những gì mình trực tiếp nghe, nhìn, trải qua.
- Trực tiếp bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình
- Tác dụng: tính chân thực, độ tin cậy cao
-> mang tính chủ quan.
2. Ngôi thứ ba
- Gọi các nhân vật bằng tên gọi. có thể kể tất cả.
- không trực tiếp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc mà nhờ nhân vật biểu lộ.
- Tác dụng: Người kể có thể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ diễn ra với nhân vật
-> mang tính khách quan, dễ thuyết phục.
3. Thay đổi ngôi kể
- Làm thay đổi điểm nhìn đối với sự vật, nhân vật.
- Tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con ng¬ười.
=> Tuỳ cốt chuyện cụ thể để người ta lựa chọn ngôi kể phù hợp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng nói
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện nói: 27p II. Luyện nói: Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Để thực hiện yêu cầu của đề văn chúng ta phải làm gì?
Trình bày.
? Để chuyển thành việc tự kể của nhân vật chúng ta phải làm gì?
Trình bày.
? Ngoài các yếu tố trên cần chú ý gì khi chuyển ngôi kể?
Trình bày.
? Hãy xác định đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? Sự việc, nhân vật chính?
Trình bày.
? Chỉ rõ các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn? Nêu tác dụng?
+ Biểu cảm:
• Van xin, nín nhịn: Cháu van ông
• Bị ức hiếp phẫn nộ: Chồng tôi đau, …
• Căm thù vùng lên: mày trói ... xem
+ Miêu tả:
Chị Dậu xám mặt; sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện… người đàn bà lực điền… 1. Chuẩn bị (Bài tập ở nhà)
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa kẻ thúc sưu với người thúc sưu. Tác giả là người chứng kiến.
- Ngôi kể: Thứ 3.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm nổi bật lời xưng hô, miêu tả cuộc đọ sức...
Lưu ý:
- Kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)
(Thay xưng hô: chị Dậu = Tôi -> ngôi thứ nhất).
- Thêm lời dẫn thoại: Tôi nói…
- Hoặc chuyển lời dẫn thoại thành lời kể…
- Bám sát ngôn ngữ, hành động, đối tượng dưới cái nhìn của “tôi”
? Muốn đóng vai chị Dậu kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất phải kể ntn?
- G. Lưu ý hs một số điều cần thiết.
- Chú ý kể kết hợp giọng nói với nét mặt, cử chỉ, động tác, tình cảm.
- Nội dung sự việc không thay đổi. Khi kể chú ý nêu thêm cảm xúc, suy nghĩ của chị Dậu lúc bị tên cai lệ đánh và chị phản kháng lại hắn.
- GV cho kể theo nhóm - mỗi nhóm cử một người lên kể (theo ngôi thứ nhất).
- Các nhóm nhận xét - kể lại.
- GV nhận xét - uốn nắn.
1. Luyện nói trước tổ.
- Tập nói theo nhóm (dựa vào dàn bài đã nêu)
-> chọn ra người điểm cao nhất.
- Tự rút kinh nghiệm trong nhóm, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm.
*Biểu điểm: ( Phụ lục)
Lưu ý:
+ Ngư¬ời nói:
- Nội dung: Chính xác, đầy đủ (5 điểm).
- Hình thức:
- Có lời giới thiệu, lời chào. ( 1đ )
- Nói chứ không phải đọc. ( 1đ )
- Chú ý đến người nghe. ( 1 đ )
- Các ý liên kết, mạch lạc. ( 1đ )
- Diễn đạt trôi chảy. ( 1 đ )
+ Ngư¬ời nghe:
Chú ý lắng nghe, nhận xét.
2. Luyện nói trước lớp.
Mỗi tổ cử ra một đại diện tiêu biểu, thi nói trước lớp.
Lớp cử ra ban giám khảo gồm GV, lớp trưởng, lớp phó học tập chấm điểm.
Cho điểm chéo, nhận xét ưu điểm, nhược điểm trong bài nói của bạn -> chọn ra người nói hay nhất -> G thưởng.
* Lưu ý cho HS:
- Nói rõ ràng, mạch lạc, to vừa phải, truyền cảm.
- Chú ý ngữ điệu khi nói, bình tĩnh, tự tin, tự nhiên. II. Thực hành luyện nói:
- Yêu cầu:
+ Trước khi kể phải “Kính thưa cô giáo và các bạn”.
+ Kể diễn cảm: Chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm để lời kể được sống động.
+ Kết hợp cử chỉ nét mặt, khi kể xong phải cảm ơn.
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian:
?Luyện nói với đề bài sau: Việc sử dụng bao bì nilon gây nguy hại với môi trường nước"
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
- Thời gian:
?Các bạn trong lớp bắt cặp với nhau và tự chọn một vấn đề để luyện nói
Bước 4. Hướng dẫn HS về nhà
* Đối với bài cũ:
- Tập nói ở nhà đối với các đề còn lại.
* Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Câu ghép.
? Đặc điểm của câu ghép?
? Tìm đọc và phân tích ngữ liệu SGKTR 111?
? Tìm hiểu cách nối các về câu?
? Tìm hiểu các bài tập phầ Luyện tập SGK Tr 113?
PHỤ LỤC BIỂU ĐIỂM THI NÓI
PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI CỦA TÔ ……
Họ và tên Điểm nội dung Điểm hình thức
Lời giới thiệu (1đ) Ngữ điệu
(1đ) Cử chỉ
(1đ) Diễn đạt
(2 đ)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI
Họ và tên Điểm nội dung Điểm hình thức
Lời giới thiệu (1đ) Ngữ điệu
(1đ) Cử chỉ
(1đ) Diễn đạt
(2 đ)
Lưu ý :
- Nội dung: Chính xác , đầy đủ (5 điểm).
- Hình thức:
- Có lời giới thiệu, lời chào. ( 1đ )
- Nói chứ không phải đọc. ( 1đ )
- Chú ý đến người nghe. ( 1 đ )
- Các ý liên kết, mạch lạc. ( 1đ )
- Diễn đạt trôi chảy. ( 1 đ )
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả