Giáo án ngữ văn 8: Bài Lão Hạc
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lão Hạc. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 13, 14
Văn bản:
LÃO HẠC
(Tiết 1)
- Nam Cao -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được nhân vật, sự kiện cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Nắm được sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Thấy được tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Giáo dục sự cảm thông, chia sẻ với cuộc đời những người nông dân nghèo trước Cách Mạng.
- Trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
- Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu chế độ, lòng tự hào về những phẩm chất quí báu của người nông dân Việt Nam; yêu quý động vật...
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu), chân dung nhà văn Nam Cao.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan.
+ Sưu tầm tư liệu về tác giả Nam Cao, các bài viết về tác giả, tác phẩm.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
G
H
G ? Trong cuộc sống hàng ngày em yêu quý con vật nào? Vì sao?
? Em yêu quý chúng, vậy em đã chăm sóc chúng ra sao?
- Tự bộc lộ.
* Dẫn: Ở đời, rất nhiều người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì thật hiếm. Quý chó là thế, tại sao lão vẫn bán nó đi để rồi dằn vặt, đau đớn và tìm đến cái chết thê thảm? Nam Cao - một nhà văn hiện thực xuất sắc muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động mà chúng ta cùng tìm hiểu...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung
G
H * Cho HS quan sát chân dung Nam Cao...
? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả?
Trình bày. 1. Tác giả
- Nam Cao (1915- 1951)
- Là nhà văn đã có đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc về đề tài người nông đân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
G
G *Bổ sung:
- Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám với những tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân nghèo đói và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ, thể hiện một tình cảm sâu sắc. Sau cách mạng, Nam Cao chân thành tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ông đã hi sinh trong một chuyến công tác vùng địch hậu, để lại một tấm gương cao đẹp của nhà văn - chiến sĩ.
- Nam Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
*Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao.
G
H ? Nêu những hiểu biết về tác phẩm”Lão Hạc”?
- Là một trong những truyện ngắn của Nam Cao viết về người nông dân nghèo.
- Đăng báo lần đầu năm 1943.
- Đoạn trích nằm cuối truyện. 2. Tác phẩm
- Là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Đăng báo lần đầu năm 1943.
- Đoạn trích nằm cuối truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản
G
H
G
G
H
G
H ? Theo em, khi đọc đến các nhân vật trong tác phẩm thì cần thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp?
Chia sẻ.
- Đọc diễn cảm và chú ý đến giọng điệu qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
+ Lời lão Hạc: Chua chát, xót xa, lúc chậm rãi, nằn nì.
+ Vợ ông giáo: Khi nói về lão Hạc giọng lạnh lùng, dứt khoát.
+ Binh Tư: Nghi ngờ, mỉa mai.
+ Chú ý lời ông giáo (người kể chuyện): Từ tốn, ấm áp lúc lại cất lên đầy xót xa thương cảm với những độc thoại nội tâm: Chao ôi!... Hỡi ơi lão Hạc!...Lão Hạc ơi! Phần cuối giọng đọc gấp gáp, nhấn mạnh ở các chi tiết, từ ngữ miêu tả cái chết đau đớn của lão Hạc.
? Tóm tắt một đoạn phần chữ in nhỏ?
Tóm tắt tiếp yêu cầu đảm bảo các ý chính:
- Tình cảnh của lão Hạc: Nhà nghèo, vợ đã chết chỉ còn đứa con trai. Người con trai lão lại phẫn chí vì không có tiền để cưới vợ, bỏ đi làm phu ở đồn điền cao su một năm rồi chẳng có tin tức gì.
- Tình cảm của lão Hạc với con chó vàng (mà lão thường âu yếm gọi là cậu Vàng) con chó như người bạn để làm khuây, như kỷ vật của đứa con trai lão vậy.
- Sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão Hạc lúc này: sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu đi ghê gớm, đồng tiền bấy lâu nay giành dụm được đã cạn kiệt. Lão Hạc không có việc, rồi bão lại phá sạch hoa màu trong vườn, giá gạo thì cao mãi lên. Vì thế, lấy tiền đâu mà nuôi cậu Vàng (lão không muốn phạm vào đồng tiền, mảnh vườn để giành cho con trai) mà cho cậu vàng ăn ít thì cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền...
? Tóm tắt truyện?
Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo, sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói lão vẫn quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sống. Lão chịu đói ăn khoai và sau đó “Chế tạo được món gì ăn món đấy”. Cuối cùng lão ăn bả chó để tự tử.
- Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể chuyện lão Hạc sau khi dằn lòng bán đi “cậu vàng” thân thiết.
GV: Nêu câu hỏi để HS giải thích các từ khó, tập trung các vào chú thích: 5,6,9,10,11,15,21,24,28,30,31,40,43 1. Đọc - chú thích
G
H
G
H
G
H
? Nhận xét về thể loại, phương thức biểu đạt của VB?
- Thể loại: Truyện ngắn
- P.thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
? Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Lời kể của ai? Nhận xét cách chọn ngôi kể?
Cách chọn ngôi kể có tính chân thực.
? Ai là nhân vật trung tâm của tác phẩm?
- Lão Hạc là nhân vật trung tâm của truyện và nhan đề truyện cũng được lấy tên của lão và câu chuyện chủ yếu xoay quanh quãng đời khốn khổ, cuộc sống bi thảm của lão Hạc. 2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Ngôi kể thứ nhất - lời ông giáo.
- Nhân vật trung tâm: Lão Hạc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
H ? Nhân vật lão Hạc được đặt trong mối quan hệ với những ai? Những mối quan hệ ấy có tác dụng nghệ thuật gì?
- Mối quan hệ với ông giáo, anh con trai, con chó Vàng, Binh Tư. Qua mối quan hệ đó, tác giả muốn làm nổi bật nhân cách cao quý, số phận đáng thương và đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của lão Hạc -> Tìm hiểu văn bản theo đặc điểm các nhân vật...
? Phần đầu truyện nói về điều gì?
- Nói về con chó - Cậu Vàng của lão Hạc
? Tại sao con chó được gọi là “cậu Vàng”?
- Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó làm bạn.
- Con chó còn là kỉ vật của đứa con trai lão.
- Câu chuyện về lão Hạc được bắt đầu từ việc lão nói với ông giáo về ý định bán cậu Vàng.
? Theo em, vì sao đó là việc khiến lão quan tâm?
Vì đó là kỷ vật duy nhất của người con trai, vì lão sống cô đơn chỉ có mỗi chó Vàng là người bạn thân thiết nhất.
Bởi những lý do ấy mà lão yêu quý, trân trọng gọi nó bằng cái tên rất thân mật: Cậu Vàng. Con chó ấy có vai trò quan trọng giống như một người bạn tri âm tri kỷ trong đời sống tinh thần của lão Hạc.
? Vậy lý do gì khiến lão Hạc phải ngậm ngùi bán đi cậu Vàng?
Vì sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão, nhất là từ sau trận ốm, số tiền lão đã dành dụm cho con phải chi tiêu gần hết.
- Đối với lão, số tiền và mảnh vườn giành cho con thiêng liêng như một báu vật. Do đó, nếu để con chó lại thì lão phải chi phí nhiều hơn và ắt là phải tiêu lạm vào số tiền đó.
- Lão không muốn nhìn cảnh con chó bị thiếu ăn mà bị đói, gầy đi -> điều đó thì lão không nỡ và chỉ còn cách là bán nó đi.
? Vậy quyết định bán chó của lão bắt nguồn từ lý do sâu xa nào?
- Từ tình yêu thương sâu sắc của người cha dành cho con.
- Từ tình thương yêu của một con người đối với loài vật.
? Để đi đến quyết định bán chó, lão Hạc phải trải qua những tâm trạng như thế nào ?
Vậy sau khi bán chó, tâm trạng của lão Hạc ra sao. Theo dõi phần đầu chữ in to T41 -> "thế là sướng" T42.
? Hãy chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh miêu tả bộ dạng của lão Hạc khi lão kể lại sự việc bán cậu Vàng?
Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo về một bên, mếu như con nít, hu hu khóc
? Em hiểu thế nào về từ "ép", từ "ầng ậc”
- ép: nhắm chặt mắt lại, cố cho nước mắt trào ra để vơi phầm nào nỗi đau khổ đang giằng xé trong lòng
- ầng ậc: từ láy, chỉ nước mắt đầy trong khoé mắt.
? Chỉ ra cái hay trong cách miêu tả của tác giả?
Trình bày.
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc lúc này?
Trình bày.
Cách miêu tả rất phù hợp với tâm lý, hình dáng và cách biểu hiện của những người già, đó là những câu văn đặc tả ngoại hình đầy ấn tượng,
? Chú ý các lời kể, phân trần, than vãn với ông giáo còn cho ta thấy rõ hơn về lão Hạc như thế nào?
? Hãy tìm một vài câu nói của lão để chứng minh?
- Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
-> Những câu nói trên đượm màu triết lý dân gian và dung dị của người nông dân nghèo khổ sau những năm tháng trải nghiệm và suy ngẫm về số phận của con người và bản thân.
? Tóm lại, qua diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán con chó Vàng, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
Mặc dù rất yêu quý con chó nhưng lão Hạc vẫn phải bán con chó Vàng vì không nuôi nổi nó và sợ tiêu lạm vào số tiền mà lão dành dụm cho con. Nỗi đau đớn của lão Hạc là ở đó. Lão luôn thương con và thương cả con chó. Vì vậy mà ta thấy lão ăn năn, day dứt, lão tự trách mình phũ phàng, nhẫn tâm và thấy mình có lỗi với nó. Với người con trai thì lão Hạc luôn mang tâm trạng "mắc tội" bởi không lo nổi hạnh phúc cho con. Tấm lòng của lão nông ấy thật sâu nặng và bao la.
Tiết học sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nét đẹp trong tính cách của lão Hạc... 3.1. Nhân vật lão Hạc
* Tâm trạng của lão Hạc khi bán”cậu Vàng”
- Trước khi bán con chó Vàng
+ Nói với ông giáo về ý định bán chó
+ Lão phải suy tính, đắn đo nhiều lần, coi đó là việc rất hệ trọng.
- Lí do bán “cậu Vàng"
+ Từ tình yêu thương sâu sắc của người cha dành cho con.
+ Từ tình thương yêu của một con người đối với loài vật.
- Sau khi bán con Vàng:
+ Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo về một bên, mếu như con nít, hu hu khóc.
-> Sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, động từ có sức gợi tả cao, biểu hiện chân thực, cụ thể, chính xác, đặc tả ngoại hình đầy ấn tượng.
-> Thể hiện một sự ngậm ngùi, chua chát, nỗi đau đớn, hối hận, xót xa, sự thương tiếc, nỗi buồn và sự bất lực trước cảnh sống hiện tại cùng cực.
=> Là con người sống tình nghĩa, thuỷ chung, một người cha yêu thương con sâu sắc muốn dành dụm tất cả những gì có thể cho con để con có một cuộc sống hạnh phúc, một con người có nhân cách cao quí.
a. Ý nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn sau:
“Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
A. Sự yếu đuối của lão Hạc.
B. Sự già nua của lão Hạc.
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.
D. Sự khổ cực của lão Hạc.
b. Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút...kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” đã biểu hiện điều gì ?
A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.
B. Sự tự an ủi của lão Hạc khi nói về bản thân mình.
C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng.
D. Cả A, B, C đều sai
Bước 4: Hướng dẫn về nhà (3’):
* Đối với bài cũ:
- Học bài theo nội dung.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
* Chuẩn bị bài mới
Soạn tiếp bài (chú ý đến cái chết của lão Hạc và nhân vật ông giáo).
? Có tác giả cho rằng: Cái chết của lão Hạc là cái chết có chủ đích đã được sắp đặt, chuẩn bị trước. Điều đó có đúng không (đúng).
? Hãy chỉ ra những việc làm của lão để thấy được lão chuẩn bị cho cái chết của mình?
? Qua đoạn văn nói về cái chết của lão Hạc, em có nhận xét gì về cái chết của lão?
? Em hãy chỉ ra nguyên nhân sâu xa đã dẫn đến cái chết của lão Hạc?
? Em có đánh giá gì thêm về phẩm chất của lão Hạc?
? Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn này là người như thế nào? Có quan hệ như thế nào với lão Hạc?
? Em hãy tìm một số dẫn chứng về hành động, về cách cư xử chứng tỏ sự đồng cảm, xót xa yêu thương của ông giáo đối với lão Hạc?
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
G
G
H
G Trình chiẾu hoặc in những hình ảnh sau cho học sinh xem:
Hình ảnh thiếu úy công an Đậu Thị Huyền Trâm bị ung thư nhưng quyết không xạ trị, chịu đau đớn để sinh con
Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ này?
H:Xúc động, khâm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh của người mẹ
GV chuyển ý: Các em ạ, trong cuộc đời này, có lẽ người mẹ luôn là người hi sinh cho con cái nhiều nhất, hi sinh đến quên bản thân mình. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chỉ có mẹ mới hi sinh cho con, còn cha thì không. Có một người cha mà mỗi khi nhắc đến, khiến ta không thôi xót xa, thương cảm, đớn đau vì những hi sinh ông dành cho cậu con trai đang đi phu đồn điền. Tiết 2 của bài Lão Hạc sẽ giúp các em cảm nhận được điều này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
I. Giới thiệu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích
G
H
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
H
G
H
G
G
H
G
G
H
G
H
G
G
H
G
G
H
G
H
G
H
G ? Theo dõi đoạn “và lão kể…”(T43) -> hết văn bản
? Ở đoạn này, theo em thì mạch câu chuyện kể của ông giáo đã có sự thay đổi ra sao?
- Chuyển từ chuyện lão Hạc bán chó -> chuyện chính: đó là lão Hạc chuẩn bị tìm đến cái chết.
? Có tác giả cho rằng: Cái chết của lão Hạc là cái chết có chủ đích đã được sắp đặt, chuẩn bị trước. Điều đó có đúng không (đúng)?
? Căn cứ vào đâu khiến em có nhận xét vậy?
- Dựa trên tình tiết của truyện nói về những việc làm của lão để chuẩn bị cho cái chết.
? Hãy chỉ ra những việc làm của lão để thấy được lão chuẩn bị cho cái chết của mình?
+ Làm văn tự, nhờ ông giáo trông nom hộ 3 sào vườn để khi con về sẽ có đất ở, có vườn làm... văn tự để tên ông giáo, về sau này nhờ ông giáo trông nom cho con ông.
+ Gửi ông giáo 30 đồng bạc để khi lão chết nhờ hàng xóm chi tiêu lo hộ việc ma chay.
? Theo em, việc bán cậu Vàng trước đó có thể coi là một sự chuẩn bị không?
- Cậu Vàng là người thân thiết của lão vì vậy mà lão đã định liệu cho nó trước, tìm một giải thoát: hoá kiếp cho nó để sau này nó làm kiếp người...
? Qua những việc lão Hạc đã thu xếp và nhờ cậy ông giáo, em hiểu thêm những nét đẹp nào nữa về nhân vật này?
? Một vẻ đẹp trong nét tính cách của lão là lòng tự trọng, điều đó đã được thể hiện rõ hơn trong những ngày sống cuối đời của lão, em thấy những ngày sau đó lão Hạc sống ra sao?
- Lão chỉ ăn khoai, khoai hết, chế được món gì ăn món ấy rồi ăn củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, trai, ốc... và từ chối tất cả. Từ chối một cách gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo đối với lão.
-> Và đến lúc cùng đường sống vì đói khát không thể làm gì để sống được lão đã tự kết liễu đời mình.
Theo dõi đoạn: “Không ! Cuộc đời chưa hẳn...” -> “chỉ có tôi với Binh Tư hiểu” T45
? Cái chết của lão bất ngờ đối với những ai? Tại sao?
- Bất ngờ với ông giáo, với Binh Tư và với tất cả mọi người. Vì trước đó ông giáo lẫn Binh Tư đều nghĩ rằng lão Hạc vì túng quẫn đã trở thành người xấu, cũng có hành động như Binh Tư là dùng bả chó để ăn trộm chó.
? Song tình huống về cái chết của lão Hạc là hoàn toàn bất ngờ, em có nhận xét gì về cách xây dựng chi tiết, tình huống truyện như thế này? Tác dụng của nó đối với tác phẩm ra sao?
- Phần đầu truyện ta thấy lão Hạc là người nhân hậu, thuỷ chung, sống nghĩa tình và có tình thương yêu lo lắng đối với con là vô cùng sâu sắc và chu đáo -> Qua sự việc xin bả chó của Binh Tư khiến mọi người đánh giá hoàn toàn khác về lão Hạc khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó của hắn...
? Cái chết của lão Hạc đã được Nam Cao đặc tả bằng những chi tiết nào?
+ Lão Hạc vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết...
? Nhận xét về các từ ngữ dùng để đặc tả về cái chết của lão Hạc và chỉ rõ tác dụng của cách miêu tả đó?
- Miêu tả cái chết cụ thể, chi tiết cận cảnh sử dụng liên tiếp từ tượng thanh, tượng hình: Vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo -> Hình ảnh cụ thể sinh động về cái chết thê thảm, dữ dội.
-> phản ánh chân thực, sâu sắc về bi kịch cuộc đời, số phận nghèo của người nông dân. Đồng thời phê phán một xã hội vô nhân tính tàn ác đối với con người. Ca ngợi khẳng định phẩm giá cao đẹp lương thiện của người nông dân.
Với cái chết dữ dội mà lão đã chọn, Lão Hạc đã trở thành một vị thánh, một lão nông cùng khổ nhưng có khí tiết thanh cao có ý thức nhân phẩm còn cao hơn có sự sống. Cái chết của lão có sức tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội phong kiến thực dân đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
- Lão Hạc đã kết liễu đời mình trong sự đau khổ, giày vò và cảnh cùng cực đói khổ bằng cách xin bả chó của Binh Tư để tự tử -> điều đó khiến ông giáo và Binh Tư đều không ngờ tới.
? Theo em, vì sao lão Hạc không chọn lấy cái chết nhẹ nhàng hơn mà lại tìm đến cái chết thê thảm như vậy?
- Lão đã chọn cái chết dữ dội phải chăng là để tự trừng phạt mình vì nỡ lừa 1 con chó -> cái chết đó như là cách lão tạ tội với cậu Vàng: Lão đã lừa cậu Vàng thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu 1 con chó bị lừa.
? Em có đánh giá gì thêm về phẩm chất của lão Hạc?
- Sự trung thực, thuỷ chung là một phẩm chất cao quý, tiềm tàng trong con người lão Hạc, nó luôn tiềm ẩn và khiến cho chúng ta vô cùng ngưỡng mộ...
Thảo luận: Nhóm bàn
- Cách thức:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi.
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
- Câu hỏi: ? Em hãy chỉ ra nguyên nhân sâu xa đã dẫn đến cái chết của lão Hạc?
- Chính là xuất phát từ thực trạng xã hội TDPK đương thời: Tình cảnh đói khổ với những cổ tục lạc hậu (VD: nguyên nhân dẫn đến hành động con lão bỏ đi phu vì không đủ tiền cưới vợ), cảnh túng quẫn cùng đường đã đẩy lão Hạc tìm đến với cái chết, song lão đã chọn cái chết “Chết trong còn hơn sống đục”.
- Đây cũng là số phận cơ cực đáng thương, là số phận chung của người nông dân nghèo trước cách mạng Tháng Tám.
? Theo em, lão Hạc là người ham sống thì lão có thể tiếp tục sống bằng cách nào?
- Lão có thể sống được, thậm chí còn sống lâu nữa vì lão còn số tiền 30 đồng bạc (số tiền đó không phải là nhỏ) và 3 sào vườn. Lão có thể sống bằng số tiền đó cộng với số tiền bán hoa lợi sau này hoặc bằng cách bán mảnh vườn đi.
? Nhưng vì sao lão không làm như vậy mà vẫn chọn cái chết? Liệu lão có phải là người gàn dở hay là người có tiền mà chịu khổ như lời vợ ông giáo nói ?
- Lão không thuộc vào những hạng người đó.
? Vậy cái chết tự nguyện của lão được xuất phát từ nguyên nhân chính nào ?
+ Để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn, vì tương lai của con trai lão sau này, để khỏi phải phiền lụy đến hàng xóm.
? Hãy nêu ý nghĩa của tác phẩm qua sự việc về cái chết của lão Hạc ?
- Tóm lại: Cái chết của lão Hạc có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đã bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc - của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.
+ Họ nghèo khổ, bế tắc cùng đường nhưng giàu tình yêu thương và sống có lòng tự trọng.
+ Tố cáo XH TDPK đã đẩy người nông dân nghèo đến chỗ cùng đường.
- Sống trong xã hội ấy, buộc con người như lão Hạc phải có hai sự lựa chọn: hoặc bị sa đoạ và tha hoá như Chí Phèo, Binh Tư hoặc là tìm đến với cái chết để giữ trọn nhân phẩm như lão Hạc để chứng minh sự trong sạch, lương thiện của mình.
- Cái chết của lão là sự tạ lỗi với cậu Vàng.
- Thể hiện tình yêu thương mãnh liệt và trọn vẹn với con người.
- Cái chết của lão khiến ta cảm thấy yêu thương, kính trọng lão hơn.
Chuyển ý: Bên cạnh nhân vật lão Hạc còn có 1 nhân vật nữa đó là ông giáo, tuy không phải là nhân vật chính song đã xuất hiện từ đầu đến cuối truyện... nhân vật ông giáo, người kể chuyện xưng”Tôi". * Cái chết của lão Hạc
- Lão Hạc chuẩn bị cho cái chết của mình:
+ Làm văn tự, nhờ ông giáo trông nom hộ 3 sào vườn để khi con về sẽ có đất ở, có vườn làm... văn tự để tên ông giáo, về sau này nhờ ông giáo trông nom cho con ông.
+ Gửi ông giáo 30 đồng bạc để khi lão chết nhờ hàng xóm chi tiêu lo hộ việc ma chay.
- Chuẩn bị âm thầm, chu đáo.
-> Lão Hạc chủ động và tự nguyện tìm đến cái chết.
=> Là một người cha hết lòng vì con. Là người sống chu đáo, giàu lòng tự trọng.
- Cách xây dựng tình huống truyện đầy bất ngờ, có tác dụng “đánh lừa”...
- Lão Hạc vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra...
-> Một loạt các từ tượng hình và tượng thanh liên tiếp gợi tả về một cái chết dữ dội và thê thảm...
- Tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm.
-> Lão tự giải thoát bằng cách tự trừng phạt mình.
* Nguyên nhân về cái chết của lão Hạc
- Do tình cảnh đói khổ, túng quẫn.
- Xuất phát từ từ tình yêu thương, trách nhiệm với con, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Thực trạng xã hội thực dân phong kiến đương thời.
=> Phản ánh số phận đau thương và phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.
=> Lão Hạc là một nhân vật lương thiện, bị bần cùng hoá nên phải chọn cái chết thảm thương, đau đớn. Đó là một người cha giàu lòng yêu thương con, một người tình nghĩa thủy chung, trung thực, là một tâm hồn, một tính cách cao thượng, một nhân cách cao cả.
G
H
G
G
G
G
H
G
H
G
H
G
H ? Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn này là người như thế nào? Có quan hệ như thế nào với lão Hạc?
- Ông giáo trong truyện ngắn này là một tri thức nghèo sống ở làng quê, hàng xóm với lão Hạc.
- Được chứng kiến mọi hành động và luôn lắng nghe lời tâm sự của lão Hạc, luôn được lão tin tưởng.
? Khi nghe lão Hạc kể chuyện, thái độ của ông giáo (nhân vật tôi) như thế nào?
? Em hãy tìm một số dẫn chứng về hành động, về cách cư xử chứng tỏ sự đồng cảm, xót xa yêu thương của ông giáo đối với lão Hạc ?
Gợi ý: Chú ý đoạn văn:
+ T40 - "Lão Hạc ơi! Bây giờ thì...” và đoạn cuối T41 trở đi trong cuộc trò chuyện của lão Hạc với ông giáo sau khi lão bán con chó Vàng.
+ T40 - Khi nghe lão Hạc kể về ý định bán con chó Vàng, hiểu vì sao lão không muốn bán con chó vàng vì đó là nguồn an ủi tinh thần và là người bầu bạn với lão lúc cô đơn tuổi già...
- T41, 42 - Khi nghe lão Hạc tâm sự về việc bán chó: "Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc, ái ngại cho lão, an ủi lão, bùi ngùi nhìn lão".
- T44 - giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc -> Tìm cách xoa dịu bớt nỗi đau trong lòng lão Hạc.
Chú ý sự việc khi nghe Binh Tư kể về lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì ông giáo đã có thái độ và suy nghĩ ra sao? (T44):
+ Trố đôi mắt, ngạc nhiên.
+ Ngỡ ngàng nghĩ: "đến lúc cùng lão có thể làm liều... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ: Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
? Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói đó của ông giáo?
- Nói: "Cuộc đời ngày một thêm đáng buồn"
-> nghĩa là nó đã đẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến bước đường cùng khiến họ xưa nay vốn nhân hậu, giàu lòng tự trọng-> đến chỗ bị tha hoá nhân phẩm.
- Khi nói: "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
-> Khẳng định nhân phẩm cao quý của người nông dân như lão Hạc mặc dù bị đẩy đến bước đường cùng vì đói nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, song đáng buồn thay là người tốt như lão Hạc lại phải chịu một cái chết vật vã và dữ dội đau đớn và thê thảm như vậy.
? Có ý kiến cho rằng: Những ý nghĩ của ông giáo về lão Hạc thấm đẫm triết lý nhân sinh thâm trầm, sâu sắc. Em có đánh giá gì về lời nhận xét ấy?
- Đó là ý kiến đúng đắn, sắc sảo nói về quan điểm của ông giáo và cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn của ông giáo trước cuộc đời và số phận của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.
? Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật "tôi”qua đoạn văn T44: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu... ích kỷ che lấp mất” ?
- Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. Với triết lý trữ tình này Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng tấm lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình yêu thương.
- Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng về thân phận con người.
? Đọc truyện Lão Hạc, em cảm nhận được gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?
- Số phận đau thương, phẩm chất cao ý tiềm tàng của người nông dân trong xã hội cũ. 3.2. Nhân vật ông giáo
* Thái độ, tình cảm đối với lão Hạc
- Muốn ôm choàng lấy lão oà lên khóc, ái ngại, an ủi, bùi ngùi...
- Giấu giếm vợ giúp lão Hạc.
- Tôn trọng, cảm thông, xót thương tình cảnh của lão Hạc.
* Những ý nghĩ của ông giáo về lão Hạc:
- Thấm đẫm triết lý nhân sinh.
- Thâm trầm, sâu sắc.
=> Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân.
G
G
H
Thảo luận: Nhóm bàn
Cách thức:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
• Thời gian: 5 phút
• Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
• Nội dung: Điền vào phiếu học tập
• Phân công: Bàn...
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
- Câu hỏi: ? Thông qua văn bản đã thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của con người đặc biệt là những người nông dân trong xã hội cũ như thế nào?
- Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con muốn vun đắp dành dụm tất cả cho con để con có một cuộc sống hạnh phúc.
- Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng mà vẫn giàu lòng tự trọng. 3.3. Thái độ của tác giả
- Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con muốn vun đắp dành dụm tất cả cho con để con có một cuộc sống hạnh phúc.
- Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng mà vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết 4. Tổng kết
G
H
? Theo em cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm gì?
Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, qua nhân vật tôi, người chứng kiến tình cảnh thương tâm của Lão Hạc khiến câu chuyện trở nên xúc động. Nhờ cách kể này, câu chuyện này trở nên chân thực gần gũi. Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt có thể kết hợp giữa kể + tả, với hồi tưởng bộc lộ trữ tình, đặc biệt có những khi hoà lẫn triết lí sâu sắc -> Tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình.
- Tác giả xây dựng nhân vật Lão Hạc sinh động thể hiện qua diễn biến tâm trạng qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. Vì vậy tính cách nhân vật thống nhất có chiều sâu tâm lí, bản chất được bộc lộ rõ.
- Truyện có kịch tính hay bất ngờ (Đoạn Binh tư... lão Hạc xin bả chó). Nhưng câu chuyện vẫn phân tích một cách lô gích, biện chứng với sự thống nhất tính cách của nhân vật.
- Ngôn ngữ truyện giản dị, tự nhiên mà đậm đà, nông thôn rất thuần nhị. 4.1. Nghệ thuật
- Lời kể ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hoá cao.
G
H
G
H
? Cảm nhận những điều sâu sắc nào về nội dung của tác phẩm?
Trình bày.
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
Trình bày. 4.2. Nội dung- Ý nghĩa văn bản
- Nội dung: Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người.
- Ý nghĩa: Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn.
- Phương pháp: PP vấn đáp, PP giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: động não...
GV: Viết đoạn văn 7-8 dòng phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc?
HS: trình bày phiếu học tập.
GV: thu 10 phiếu, chấm và trả sau.
Gợi ý:
+ Về hình thức: trình bày theo hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng dòng yêu cầu.
+ Về nội dung: Có câu chủ đề: Giới thiệu được nhân vật lão Hạc trong tp cùng tên của nhà văn Nam Cao, nét khái quát về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật.
+ Các câu triển khai: Trình bày theo trình tự: Nêu chắt lọc chi tiết SGK, phân tích, đánh giá về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật.
Cảm nhận: Lồng các câu văn biểu cảm trực tiếp thể hiện tình cảm của mình với nhân vật.
G tổng hợp, khái quát vấn đề: Nhân vật lão Hạc đại diện cho hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945: bị bần cùng hóa, bế tắc, lâm vào bước đường cùng, muốn giữ được nhân phẩm thì phải chọ cái chết.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: hợp tác...
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
? Qua đoạn trích Tức nước võ bờ và Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
- Cuộc đời họ vô cùng cực khổ và bi thảm:
+ Chị Dậu phải bán cả con và ổ chó vẫn không đủ tiền nộp sưu, chồng chị thì bị đánh đập tàn nhẫn, bản thân chị phải bươn chải gánh vác công việc gia đình và bị chửi mắng hành hạ.
+ Lão Hạc sa vào cảnh cùng đường phải tìm đến cái chết thật dữ dội, đau đớn.
- Tính cách họ cao đẹp: Chị Dậu thương yêu chồng đã vùng dậy đánh ngã hai tên sai; lão Hạc thương yêu con đã tìm đến cái chết đau đớn để giữ lại vườn cho đứa con khi trở về.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm
- GV đặt câu hỏi: Theo em lão Hạc còn lối thoát nào không? Tại sao không theo Binh Tư? Tại sao không ăn vào tiền để dành? Tại sao phải lo tiền ma chay trước cho mình ? Sao không nhờ cậy hàng xóm ? Qua đó em hiểu gì về lão Hạc ?
- HS thảo luận.
- GV: Có ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là gàn dở. Lại có ý kiến cho rằng lão làm như vậy là đúng. Vậy ý kiến của em thế nào ?
- HS thảo luận.
- GV: Nam Cao đã khắc hoạ rất thành công nhân vật lão Hạc trở thành một điển hình văn học. Em hãy khái quát những nét nổi bật về nhân vật này?
Bước 4. Hướng dẫn về nhà
* Đối với bài cũ
- Học bài theo nội dung.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- Tìm đọc: Tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao.
* Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Đọc kĩ bài
- Chuẩn bị theo nội dung SGK.
- Nắm được đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Hiểu công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Lão Hạc, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Lão Hạc, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Lão Hạc, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Lão Hạc, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Lão Hạc