Giáo án ngữ văn 8: Bài Ôn tập dấu câu
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập dấu câu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Tiếng Việt:
ÔN TẬP DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Hiểu biết được việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc ko hiểu hoặc hiểu sai ý định diễn đạt.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
- Biết nhận biết, vận dụng để sửa các lỗi về dấu câu.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Có ý thức sử dụng dấu câu đúng chỗ để tạo sự liên kết các đoạn, các câu trong văn bản, trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.
- Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập), Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. Ổn định lớp(1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ: gv giao hẹn, bạn nào không học bài sẽ bị phạt
Bước 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
GV dẫn dắt: Bài học hôm nay sẽ ôn tập lại cách sử dụng các loại dấu câu.
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
- Mục tiêu: ôn tập kiến thức về dấu câu.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: Ôn lại khái niệm và nhớ lại cách sử dụng các dấu câu đã học từ lớp 6 đến lớp 8. I. Tổng kết về dấu câu
? Nêu tên các loại dấu câu đã học từ lớp 6 đến lớp 8?
- Hs trả lời, gv dán bảng phụ (A0) ghi tên các loại dấu câu của các lớp.
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi.
(Thời gian: 5 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: Điền vào phiếu học tập
Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức.
Viết công dụng các loại dấu câu vào phiếu học tập và dán vào vị trí phần công dụng trên bảng phụ trên bảng tương ứng với từng loại dấu câu.
Nhóm 1, 2: Nêu công dụng các dấu câu học ở lớp 6.
Nhóm 3, 4: Nêu công dụng các dấu câu học ở lớp 7.
Nhóm 5, 6: Nêu công dụng các dấu câu học ở lớp 8.
- Đại diện nhóm lên bảng dán kết quả.
- Gv chiếu sơ đồ tư duy các dấu câu của từng lớp và bảng tổng hợp kết quả, gọi học sinh nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu sai sót hoặc cần sửa chữa. Gv chốt lại kiến thức.
- Gv lưu ý dấu gạch nối không phải là dấu câu (đã học trong chương trình lớp 7)
* Giáo viên chốt: Ngoài các tác dụng trên, dấu câu còn được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết (câu hỏi tu từ)
Chiếu bài tập 1 – SGK t.152
- Hs đọc yêu cầu bài tập
? Điền dấu câu thích hợp vào đoạn trích?
Học sinh trả lời miệng đến đâu gv chiếu kq đến đó, yêu cầu các học sinh khác dùng bút chì đánh dấu vào SGK
Lần lượt dùng các dấu câu sau đây:
1(,), 2(.), 3(.), 4(,), 5(:), 6(-)
7(!),
8 (!), 9(!), 10(!), 11(,), 12 (,), 13 (.), 14(,), 15(.),16(,), 17(,) 18(,), 19 (.), 20 (,), 21(:), 22 (-), 23 (?), 24(?), 25(?), 26(!).
* Giáo viên: Trên đây là tất cả những dấu câu ta đã học ở lớp 6, 7, 8. Vậy chúng ta phải sử dụng như thế nào cho hợp lí.
Dấu câu Công dụng
1. Dấu chấm - Đặt ở cuối câu trần thuật
- Đánh dấu (báo hiệu) sự kết thúc của câu.
2. Dấu chấm hỏi - Đặt ở cuối câu nghi vấn
- Đánh dấu câu hỏi
3. Dấu chấm than - Đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán
- Đánh dấu câu cầu khiến, cảm thán
4. Dấu phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.
+ Giữa các thành phần câu
+ Giữa các bộ phận của câu
5. Dấu chấm lửng - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa được liệt kê hết
- Thể hiện ở chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước, châm biếm.
6. Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các biện pháp trong phép liệt kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang - Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
8. Dấu ngoặc đơn - Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
9. Dấu hai chấm - Đánh dấu (báo trước) thần giải thích thuyết minh cho 1 phần trước đó
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại
10. Dấu ngoặc kép - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm Tờ báo; Tập san...được dẫn trong câu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu. Phương pháp tái hiện, đánh giá, trao đổi, phát vấn.... Hoạt động cá nhân, nhóm.
? Khi sử dụng dấu câu ta hay mắc những lỗi nào?
- HS nêu 4 tiêu mục trong sgk
- GV chiếu sơ đồ
* Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm bàn ( Mỗi tổ thảo luận 1 mục) các ngữ liệu sgk- 151
? Ngữ liệu mục 1 thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
? Ngữ liệu mục 2 dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Nên dùng dấu gì cho đúng?
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
? Đặt dấu chấm. hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì?
? Từ những ví dụ trên, hãy cho biết các lưu ý khi sử dụng dấu câu?
- Cần dùng đúng vị trí và công dụng của dấu câu.
* Học sinh đọc ghi nhớ sgk - 151 II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Phân tích ngữ liệu:
1.1. Thiếu dấu chấm khi câu đã kết thúc.
- Ngữ liệu: SGK – t.151
- Thiếu dấu kết thúc câu
-> Đặt dấu chấm vào sau từ “xúc động”
1.2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc:
- Ngữ liệu: SGK
- Dùng dấu chấm sau từ “ này” là sai vì đây là thành phần trạng ngữ 2.
-> Nên thay dấu chấm bằng dấu phẩy và không viết hoa từ “ông”
1.3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- Ngữ liệu: SGK
- Thiếu dấu phẩy.
-> Cần đặt dấu phẩy vào sau các từ: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
1.4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
- Đặt dấu như vậy chưa đúng vì câu 1 không phải là câu hỏi và câu 2 không phải là câu trần thuật. -> Hai dấu đó nên đổi vị trí cho nhau.
2. Ghi nhớ: (sgk-151)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng về dấu câu.
- Phương pháp: PP vấn đáp, PP hoạt động nhóm.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân, nhóm.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo..
Hoạt động 3: Luyện tập: 18p
Phương pháp định hướng, đánh giá, trao đổi.... Hoạt động cá nhân.
? Đọc yêu cầu bài tập số 2?
- GV gọi 3 hs lên bảng làm, các hs còn lại làm vào vở bài tập, gv theo dõi hs làm bài
- Chữa phần làm bài của hs
- Giáo viên chốt đáp án trên màn chiếu.
1. Bài 2 (sgk - 152): Phát hiện lỗi dấu câu và sửa lại
a - Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b - Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
c - Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập thực tiễn.
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật: động não, trình bày.
Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn (3-5 câu) có sử dụng 3 loại dấu câu khác nhau.
Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn
(3-5 câu) có sử dụng 3 loại dấu câu khác nhau.
- Hs viết và đọc bài, hs khác nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chiếu bài tập thêm, hs trả lời miệng
- GV chốt và chiếu đáp án
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
- Thời gian:
Sưu tầm thêm một số đoạn văn, thơ có sử dụng các dấu như: ngoặc kép, ngoặc đơn, ba chấm, chấm than....và nêu ý đồ của tác giả khi sử dụng các dấu câu đó
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
* Đối với bài cũ:
- Học kĩ nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
* Đối với bài mới: Thuyết minh về một thể loại văn học:
+ Xem lại bài bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và bài
“Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh).
+ Thực hiện yêu cầu theo nội dung bài học với các câu hỏi SGK.
+ Xem lại đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú trong các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn: Số câu, số chữ trong bài, quy luật bằng – trắc, gieo vần, cách ngắt nhịp trong mỗi dòng
+ Xem lại khái niệm truyện ngắn là hình thức tự sự nhỏ. Truyện ngắn ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng nhỏ...
+ Cốt truyện: Diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế...
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Ôn tập dấu câu, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Ôn tập dấu câu, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập dấu câu, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Ôn tập dấu câu, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Ôn tập dấu câu