Giải bài 4: Số trung bình cộng sgk Toán 7 tập 2 trang 17
Số nào có thể là "đại diện" cho các giá trị của dấu hiệu? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 4: Số trung bình cộng. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Số trung bình cộng của một dấu hiệu X, kí hiệu \(\overline{X}\) là số dùng làm đại diện cho một dấu hiệu khi phân tích hoặc so sánh nó với các biến lượng cùng loại.
2. Quy tắc tìm số trung bình cộng
Số trung bình cộng của một dấu hiệu được tính từ bảng tần số theo cách sau:
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng
- Cộng tất cả các tích vừa tìm được
- Chia tổng đó cho các giá trị (tức tổng các tần số)
Ta có công thức: \(\overline{X}\) = \(\frac{x_{1}n_{1}+ x_{2}n_{2}+ x_{3}n_{3}+ ... + x_{k}n_{k}}{N}\)
trong đó:
- x1, x2, …, xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu x.
- n1, n2, …, nk là tần số tương ứng.
- N là số các giá trị.
- \(\overline{X}\) là số trung bình của dấu hiệu X.
3. Ý nghĩa:
Số trung bình cộng thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
4. Mốt của dấu hiệu: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là M0.
Bình luận