Giải bài 34 Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Giải bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác - sách kết nối tri thức với cuộc sống toán 7 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. SỰ ĐỒNG QUY CỦA BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN TRONG MỘT TAM GIÁC

Hoạt động 2: Trên mảnh giấy kẻ ô vuông, mỗi chiều 10 ô, hãy đếm dòng,đánh dấu các đỉnh A,B,C rồi vẽ tam giác ABC(H.9,29).Vẽ hai đường trung tuyến BN, CP, chúng cắt nhau tại G, tia AG cắt cạnh BC tại M.

  • AM có phải đường trung tuyến của tam giác ABC không ?
  • Hãy xác định các tỉ số $\frac{GA}{MA}$, $\frac{GB}{NB}$ , $\frac{GC}{PC}$

Hướng dẫn giải: 

  • AM chính là đường trung tuyến của tam giác ABC
  •  $\frac{GA}{MA}$ =  $\frac{6}{9}$ =  $\frac{2}{3}$

      $\frac{GB}{NB}$ =  $\frac{4}{6}$=  $\frac{2}{3}$

 

      $\frac{GC}{PC}$ =  $\frac{4}{6}$ = $\frac{2}{3}$

Luyện tập 1: Trong tam giác ABC ở ví dụ 1, cho trung tuyến BN và GN = 1 cm. Tính GB và NB.

Hướng dẫn giải:

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên GB = $\frac{2}{3}$ BN => GN = $\frac{1}{3}$ BN

Ta có GN = 1 cm => BN = 3 GN = 3.1 = 3 cm

=> GB = $\frac{2}{3}$ BN = $\frac{2}{3}$ . 3= 2 cm

Vậy BN= 3 cm và GB = 2 cm

2. SỰ ĐỒNG QUY CỦA BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC TRONG TAM GIÁC

Luyện tập 2: Cho tam giác ABC có hai đường phân giác AM, BN cắt nhau tại điểm I. Hỏi CI có là đường phân giác của góc C không ?

Hướng dẫn giải:

Gọi IP là khoảng cách từ I đến BC, IQ là khoảng cách từ I đến AC

Có AM và BN là hai đường phân giao nhau tại I => I cách đều AC vad Bc => IP = IQ

Xét ∆ IPC và ∆ IQC ta có:

    Chung cạnh IC

     IP = IQ

=> ∆ IPC = ∆ IQC 

=> $\widehat{ICP}$ = $\widehat{ICQ}$

=> CI là đường phân giác của $\widehat{C}$

Vận dụng 2: Chứng minh rằng trong tam giác đều, điểm cách đều ba cạnh của tam giác là trọng tâm của tam giác đó.

Hướng dẫn giải:

Gọi tam giác đều là  ∆ ABC. O là điểm cách đều ba cạnh. OM,ON, OP lần lượt là khoảng cách từ O đến AB, AC, BC

Ta có OM=ON=OP => O là điểm đồng quy của 3 đường phân giác của ∆ ABC

3 đường phân giác là AP, BN và CM

∆ ABC là một tam giác đều nên AP, BN và CM sẽ đồng thời là 3 đường trung tuyến của ∆ ABC

=> O là trọng tậm của tam giác ∆ ABC.

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 9.20 trang 76 toán 7 tập 2 KNTT

Cho tam giác ABC với hai đường trung tuyến BN,CP và trọng tâm G. Hãy tìm số thích hợp đặt vào dấu ''?'' để được các đẳng thức:

BG = ? BN, CG = ? CP; BG = ? GN, CG = ? GP

Bài 9.21 trang 76 toán 7 tập 2 KNTT

Chứng minh rằng

a) Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên là hai đoạn thẳng bằng nhau

b) Ngược lại nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân

Bài 9.22 trang 76 toán 7 tập 2 KNTT

Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Biết góc GBC lớn hơn góc GCB. Hãy so sánh BM và CN

Bài 9.23 trang 76 toán 7 tập 2 KNTT

 Kí hiệu I là điểm đồng quy của ba đường phân giác trong tam giác ABC. Tính góc BIC khi biết góc BAC = 120°

Bài 9.24 trang 76 toán 7 tập 2 KNTT

Gọi BE và CF là hai đường phân giác của tam giác ABC cân tại A. Chúng minh BE= CF

Bài 9.25 trang 76 toán 7 tập 2 KNTT

Trong tam giác ABC, hai đường phân giác của các góc B và C cắt nhau tại D. Kẻ DP vuông góc với BC, DQ vuông góc với CA, DR vuông góc với AB

a) Hãy giải thích tại sao DP= DR

b) Hãy giải thích tại sao DP= DQ

c) Từ câu a và b suy ra DR= DQ. Tại sao D nằm trên tia phân giác của góc A 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk toán 7 kết nối tri thức, giải kết nối tri thức toán 7 tập 2, giải toán 7 tập 2 bài 34 chương 9, giải bài Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác