Soạn giáo án toán 3 CTST tiết: Ôn tập học kì I (9 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 tiết: Ôn tập học kì I (9 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP HỌC KÌ I
(9 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập các số trong phạm vi 1000.
Giá trị các chữ số theo hàng; đọc, viết số; cấu tạo thập phân của số.
Hệ thống hoá các cách so sánh số: So sánh theo các hàng, đựa vào thứ tự số trên tia số.
Ước lượng, làm tròn số, số liền trước, số liền sau.
- Ôn tập tìm các phần bằng nhau.
- Ôn tập các phép tỉnh (cộng, trừ, nhân, chia) trong phạm vi 1 000.
Ý nghĩa phép tính; tính nhẩm, tính viết; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả và tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Các quan hệ gấp, giảm.
Giải quyết vấn để đơn giản liên quan đến phép tính.
- Ôn tập hình học và đo lường.
Hệ thống các kiến thức về các hình đã học, vẽ hình, xếp hình.
Hệ thống các đơn vị đo độ dài, giải quyết vấn để đơn giản liên quan đến độ dài.
Xem giờ, đọc nhiệt kế.
- Ôn tập thống kê và xác suất:
Hệ thống các kiến thức về thu thập, phân loại, kiểm đếm, biểu đồ tranh, cách sử dụng các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể.
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Mô hình hoá toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên : Hình vẽ cho các bài tập (nếu cần), bộ đồ dùng dạy toán.
- Đối với học sinh : Thước thẳng, com-pa, mô hình đồng hồ, bộ xếp hình, đồ dùng cho mục Thử thách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS múa hát tập thể để tạo không khí lớp học vui tươi. - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học. Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau đi ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học trong học kì I. Chúng ta cùng vào bài Ôn tập học kì I. II. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Ôn tập các số trong phạm vi 1000 a. Mục tiêu: - HS ôn tập các số trong phạm vi 1000. b. Cách thức thực hiện Bài tập 1: - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân, đọc yêu cầu bài tập 1 và trình bày vào bảng con các ý b, c. - GV mời một bạn đọc số trong câu a trước lớp, mời hai HS lên bảng trình bày câu b và c. Các bạn còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi để nhận xét. - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm. GV hệ thống lại cấu tạo thập phân của số (số trăm, số chục và số đơn vị).
Bài tập 2: - GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu. - GV mời đại diện ba nhóm lên bảng lớp trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm. - GV hệ thống hoá cách so sánh các số trong phạm vi 1000. · Số có một, hai chữ số bé hơn số có ba chữ số. · So sánh các số có ba chữ số: So sánh từ trái sang phải. + Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn. + Nếu số trăm bằng nhau, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. + Nếu số chục bằng nhau, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Bài tập 3: Đã tô màu của hình nào - GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài. HS quan sát hình và cho biết: Đây là hình gì? Được chia thành mấy phân bằng nhau? Tô màu mấy phần? - GV giúp HS nhận biết các việc cần làm: 1. Xác định hình được chia thành mấy phần bằng nhau. 2. Tô màu mấy phần? - GV mời đại diện một nhóm trình bày đáp án, khuyến khích HS giải thích tại sao chọn đáp án đó. - GV đánh giá, nhận xét. Thử thách - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài, Nhận biết yêu cầu của bài: - GV yêu cầu HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết các việc cần làm. GV gợi ý cho HS: có thể xuất phát từ màu để biết phần tô màu đó là một phần mấy. + Hình dung có một số miếng bìa màu xanh (gồm 2 ô vuông), nếu lấy những miếng bìa đó xếp kín hình chữ nhật thì cần mấy miếng? Như vậy phần tô màu xanh chiếm mấy phần hình chữ nhật? + Bốn ô màu hồng nếu xếp thành hàng ngang thì sao?
Hình chữ nhật được chia thành mấy hàng bằng nhau? Tô màu hồng mấy hàng? Vậy phần màu hồng biểu thị mấy phần của hình chữ nhật?
Nếu xếp các ô màu vàng sang một bên thì sao?
Vậy: Đã tô số ô vuông bằng màu … Đã tô số ô vuông bằng màu … Đã tô số ô vuông bằng màu …
Bài tập 4: - GV yêu cầu HS tạo nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu. - GV yêu cầu HS thực hiện rồi nói kết quả. - GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách làm tròn. - GV hướng dẫn HS khi làm tròn số đến hàng chục: Ta quan sát chữ số hàng đơn vị. + Nếu chữ số hàng đơn vị là 1, 2, 3, 4: Chữ số hàng chục giữ nguyên. Chữ số hàng đơn vị thay bởi chữ số 0. + Nếu chữ số hàng đơn vị là 5, 6, 7, 8, 9 Chữ số hàng chục cộng thêm 1. Chữ số hàng đơn vị thay bởi chữ số 0. - Khi làm tròn số đến hàng trăm: Ta quan sát chữ số hàng chục. + Nếu chữ số hàng chục là 1, 2, 3, 4: Chữ số hàng trăm giữ nguyên. Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị thay bởi các chữ số 0 (tận cùng 00). + Nếu chữ số hàng chục là 5, 6, 7, 8, 9: Chữ số hàng trăm cộng thêm 1. Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị thay bởi các chữ số 0 (tận cùng 00). Khám phá - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài, HS thực hiện cá nhân. - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm. - GV cho HS xem hình bên để hình dung sự “khổng lổ” của con mực. Bài tập 5: Số? GV lưu ý HS tự xác định yêu cầu để làm bài và tự kiểm tra sau khi làm xong. - Xác định yêu cầu của bài (tìm số theo yêu cấu). - Kiểm tra các số tìm được có đúng theo yêu cầu chưa. - Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao chọn các số đó. - GV hệ thống hoá giá trị chữ số, số liền trước - số liển sau, số tròn chục, cách làm tròn số, Lưu ý: câu d) có nhiều đáp án: các số từ 25 đến 34. Bài tập 6:
- HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu “ước lượng - đếm” số mảnh ghép theo nhóm. - HS thực hiện rồi nói kết quả. - GV sửa bài, HS trình bày cách làm. GV khuyến khích HS vừa nói vừa thao tác trên hình vẽ được GV treo trên bảng lớp: Có 6 hàng, mỗi hàng có khoảng 10 mảnh ghép. Em đếm: 10, 20, 30, 40, 50, 60. Có khoảng 60 mảnh ghép. Đếm: Có 61 mảnh ghép. Vui học Trò chơi: Bảng nhân và thú cưng - GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu “đếm số thứ tự từ 1 đến 40” (đọc các số là tích trong bảng nhân 4 thì đọc số kèm theo tiếng kêu của một con vật em thích). - GV cho các nhóm bốc thăm, mỗi nhóm một bảng nhân khác nhau. 2. Hoạt động 2: Ôn tập các phép tính a. Mục tiêu: HS ôn tập lại các phép tính đã học. b. Cách thức thực hiện: Bài tập 1: Tổng hay hiệu? - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: chọn từ thích hợp thay cho dấu ? rồi nói cho bạn nghe. - GV mời đại diện một nhóm trình bày, một bạn đọc lời dẫn, một bạn đọc từ thích hợp cần thay cho dấu ? - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét. - GV chữa bài, khuyến khích HS nhìn vào hình vẽ và nêu cách xác định phép tính. Bài tập 2: Tích hay thương? - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: chọn từ thích hợp thay cho dấu ? rồi nói cho bạn nghe. - GV mời đại diện một nhóm trình bày, một bạn đọc lời dẫn, một bạn đọc từ thích hợp cần thay cho dấu ? - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét. - GV chữa bài, khuyến khích HS nhìn vào hình vẽ và nêu cách xác định phép tính. Bài tập 3: Số? - GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết. - GV mời đại diện một nhóm đọc đáp án trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe, đối chiếu. - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV nhận xét, đánh giá. - GV hệ thống hoá các cách làm bài.
Bài tập 4: Số? - GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết: + Yêu cầu của bài: Số? + Tìm thế nào? - GV mời đại diện một nhóm đọc đáp án trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe, đối chiếu. - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý HS dựa vào hình vẽ để kiểm tra kết quả.
Bài tập 5: Chọn ý trả lời đúng. - GV yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm - HS làm bài nhóm đôi. - GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm).
Bài tập 6: Tính nhẩm - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - HS làm bài cá nhân, chia sẻ với bạn. - GV sửa bài, GV cho HS chơi “Chuyển thư” để đọc kết quả phép tính (mỗi HS / phép tính).
Bài tập 7: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS xác định yêu cẩu của bài: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, chia sẻ với bạn. - GV cho HS lên bảng lớp sửa (mỗi HS / phép tính).
|
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ: + 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 + 10, 20, 30, 40, 50, ...100 + 100, 200, 300, 400,...1000 - HS tập trung lắng nghe
- HS: a. Đọc số:
b) Viết số:
c) Viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị:
- Các nhóm tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu. a) So sánh số (dùng các dấu >, <, =). b) Sắp xếp bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn. c) Xác định số lớn nhất, bé nhất. - HS trình bày bài: a) 574 < 702 465 > 461 683 = 600 + 80 + 3 236 > 98 157 < 170 1000 > 900 + 90 + 9 b) Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 87< 325 < 329 < 401. c) Số lớn nhất: 752, số bé nhất: 257.
- Nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài: hình đã tô màu
- HS trình bày: Chọn đáp án C vì hình C được chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu hình C.
- HS tìm hiểu bài, Nhận biết yêu cầu của bài: Màu gì?
- HS trả lời:
+ Hình dung có một số miếng bìa màu xanh (gồm 2 ô vuông), nếu lấy những miếng bìa đó xếp kín hình chữ nhật thì cần 6 miếng. Như vậy phần tô màu xanh chiếm hình chữ nhật + Bốn ô màu hồng nếu xếp thành hàng ngang thì vừa đúng một hàng của hình chữ nhật. Hình chữ nhật được chia thành 3 hàng thì bằng nhau. Tô màu hồng 1 hàng. Vậy phần màu hồng biểu thị hình chữ nhật. + Nếu xếp các ô màu vàng sang một bên thì khi đó hình chữ nhật được chia thành hai phần bằng nhau, tô màu vàng một phần - ta được . Vậy: Đã tô số ô vuông bằng màu xanh Đã tô số ô vuông bằng màu hồng Đã tô số ô vuông bằng màu vàng
- HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết cần “làm tròn số” theo yêu cầu. - HS trình bày: a) Làm tròn số 17 đến hàng chục thì được số 20. Làm trong số 435 đến hàng chục thì được số 440. Làm tròn số 384 đến hàng chục thì được số 390. b) Làm tròn số 854 đến hàng tram thì được số 900. Làm tròn số 947 đến hàng tram thì được số 900 Làm tròn số 370 đến hàng tram thì được số 400.
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm - Đại diện nhóm trả lời - HS tập trung lắng nghe
- HS nhận biết yêu cầu bài: làm tròn số đến hàng trăm - HS trình bày: Nếu làm tròn số đến hàng trăm thì ta nói: Con mực này nặng khoảng 500 kg. - HS trình bày: a) 387 gồm 3 trăm, 8 chục và 7 đơn vị. b) Số liền sau của 799 là: 800 c) Số tròn chục lớn hơn 25 nhưng bé hơn 35 là: 30 d) Số có hai chữ số, làm tròn đến hàng chục thì được số 30 là: 29
- HS trình bày: Có 6 hàng, mỗi hàng có khoảng 10 mảnh ghép. Em đếm: 10, 20, 30, 40, 50, 60. Có khoảng 60 mảnh ghép. Đếm: Có 61 mảnh ghép.
- HS tham gia trò chơi.
|
Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo, giáo án bản word toán 3 CTST tiết: Ôn tập học kì I (9 tiết), giáo án toán 3 chân trời [,,]
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác