Soạn giáo án toán 3 CTST tiết: Bảng nhân 6 (1 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 tiết: Bảng nhân 6 (1 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BẢNG NHÂN 6

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thành lập được Bảng nhân 6.
  • Bước đầu ghi nhớ Bảng nhân 6.
  • Vận dụng Bảng nhân 6 để tính nhẩm.
  • Thực hiện tính giá trị của biểu thức.
  • Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính số mặt của khối lập phương.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Năng lực toán học:

  • Năng lực tư duy, lập luận toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện toán học
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề.
  1. Tích hợp và phẩm chất:
  • Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội.
  • Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
  3. Thiết bị dạy học:

-  Đối  với giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, các tấm bìa 6 chấm tròn, hình ảnh dùng cho phần Khởi động.

-  Đối với học sinh: SHS Toán 3 CTST, các tấm bìa có 6 chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Kích thích sự hứng thú, tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu hình ảnh con kiến.  

- GV: Mỗi con kiến có mấy chân? Hãy viết phép nhân tính số chân của 7 con kiến rồi tìm kết quả của phép nhân.

- GV gợi ý HS cũng có thể đếm thêm 6 để tìm kết quả của phép nhân (6, 12, 18, 24, 30, 46, 42).

- GV nhận xét, đánh giá và nói tác dụng của bảng nhân, dẫn dắt học sinh vào bài học: Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng. Chúng ta cùng vào bài Bảng nhân 6.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân

a. Mục tiêu:

- HS lập được bảng nhân 6.

b. Cách thức thực hiện

- GV chia lớp thành thành bốn nhóm, giới thiệu bảng nhân 6 chưa có kết quả:

BẢNG NHÂN 6

6  1 =…

6  6 =…

6  2 =…

6  7 =…

6  3 =…

6  8 =…

6  4 =…

6  9 =…

6  5 =…

6  10 =…

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, tìm kết quả năm phép nhân đầu trong bảng.

- Từ 6  6, GV hướng dẫn HS có thể tính theo nhiều cách. Chẳng hạn:

Dùng các tấm bìa vẽ 6 chấm tròn.

Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau.

Cách nhanh nhất là cộng thêm 6 vào tích ngay trước.

...

- GV yêu cầu HS thông báo kết quả, GV hoàn thiện bảng nhân 6.

- GV dùng trực quan minh hoạ hai tích liên tiếp trong bảng hơn kém nhau 6 đơn vị.

Hoạt động 2. Học thuộc bảng nhân

a. Mục tiêu:

- HS học thuộc bảng nhân 6, viết và tìm kết quả phép nhân.

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1: Số?

- GV tổ chức cho HS lần lượt đọc dãy số (đọc xuôi, đọc ngược, đọc từ một số bất kì trong dãy. Việc đọc sẽ kết thúc khi HS ghi nhớ dãy số. Có thể kết hợp với việc đưa ngón tay làm chỗ dựa trực quan cho HS khó khăn trong việc học thuộc lòng).

Bài tập 2: Đố bạn các phép nhân trong bảng 6

- GV yêu cầu HS ghép cặp với bạn bên cạnh để đố các phép nhân trong bảng nhân 6.

- GV gợi ý HS có thể dựa vào việc thuộc bảng hoặc sử dụng các ngón tay, đếm thêm 6 để tìm kết quả của các phép nhân trong bảng.

- GV yêu cầu HS học thuộc các phép nhân màu đỏ trong bảng và nhận biết để tìm các phép nhân khác dựa vào ba phép nhân này.

Ví dụ: 6  8 = ?

Dựa vào 6  5 = 30, đếm thêm 3 lần 6: 30, 36, 42, 48.

Hay dựa vào 6  10 = 60, đếm bớt 2 lần 6: 60, 54, 48.

- GV che dần các số trong bảng để HS bước đầu thuộc bảng.

- GV quan sát quá trình học sinh hoạt động theo cặp

- GV gọi đại diện 3 nhóm thực hành yêu cầu trước lớp và nhận xét, tuyên dương các cặp tốt.

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (mỗi con cừu có 6 chân) và trình bày:

6  7 = ?

6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 +6 = 42

6  7 = 42

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận biết thừa số thứ nhất là 6, thừa số thứ hai là số lần lượt từ 1 đến 10.

 

 

 

 

 

 

- HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết: Có thể tìm được ngay kết quả của năm phép nhân đầu:

6  1 = 6

6  2 = 2  6 = 12

....

6  5 = 5  6 = 30.

- HS hoàn thành bảng nhân 6:

BẢNG NHÂN 6

6  1 = 6

6  6 = 36

6  2 = 12

6  7 = 42

6  3 = 18

6  8 = 48

6  4 = 24

6  9 = 54

6  5 = 30

6  10 = 60

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận biết đây là số đếm thêm 6 và cũng là các tích trong bảng nhân 6.

- HS sử dụng SGK đọc thuộc bảng nhân 6.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo, giáo án bản word toán 3 CTST tiết: Bảng nhân 6 (1 tiết), giáo án toán 3 chân trời [,,]

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO