Soạn giáo án toán 3 CTST bài: Hình tam giác, hình tứ giác

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 bài: Hình tam giác, hình tứ giác sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

HÌNH TAM GIÁC. HÌNH TỨ GIÁC

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc tên điểm, đoạn thẳng, dãy hình theo quy luật.
  • Giới thiệu các yếu tố đỉnh, cạnh, đọc tên hình.
  • Nhận biết: hình tam giác, hình tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh.
  • Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan việc gọi tên hình.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
  • Năng lực toán học:
  • Tư duy và lập luận toán học.
  • Giao tiếp toán học.
  • Mô hình hóa toán học.
  • Giải quyết vấn đề toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
  1. Tích hợp và phẩm chất
  • Tích hợp: toán học và cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
  • Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK.
  • Hình vẽ mục Đất nước em.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Toán 3 CTST.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Xếp hình.

- GV phổ biến cách chơi cho HS:

+ HS dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.

+ HS thực hiện theo nhóm đôi, mỗi em xếp một hình.

+ Nhóm nào xếp xong trước và xếp đúng được cả lớp vỗ tay.

- GV mời tất cả HS tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi đọc tên điểm, đoạn thẳng, dãy hình theo quy luật; giới thiệu các yếu tố đỉnh, cạnh, đọc tên hình; nhận biết hình tam giác, hình tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh. Chúng ta cùng vào bài Hình tam giác, hình tứ giác.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Hình tam giác

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của hình tam giác và biết cách đọc tên hình tam giác.

b. Cách tiến hành

- GV vẽ hình lên bảng lớp, vấn đáp giúp HS nhận biết hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh và cách đọc tên hình.

 

 

 

 

 

 

 

- GV chỉ vào các đỉnh của hình tam giác và giới thiệu:

+ Mỗi điểm A, B, C là  các đỉnh của hình tam giác. + GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm 1-2-3.

+ GV ghi trên bảng lớp 3 đỉnh: A, B, C.

- GV giới thiệu 3 cạnh của hình tam giác:

+ Mỗi đoạn thẳng này là 1 cạnh của hình tam giác (GV chỉ tay).

+ GV chỉ lần lượt các cạnh tam giác cho HS đọc tên: AB, BC, CA.

+ GV lưu ý cho HS mỗi cạnh có thể đọc theo hai cách: AB hoặc BA.

+ GV ghi trên bảng lớp 3 cạnh: AB, BC, CA.

- GV giới thiệu cho cho HS cách đọc tên hình tam giác: Đây là tam giác ABC.

+ GV lưu ý HS: có thể đọc bắt đầu từ một trong ba đỉnh, theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ đều được.

+ GV ghi trên bảng lớp: tam giác ABC.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Hình tứ giác

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của hình tự giác và biết cách đọc tên hình tứ giác.

b. Cách tiến hành

- GV vẽ hình tứ giác lên bảng lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm cách đọc tên hình – đỉnh – cạnh, viết vào bảng con.

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- GV chỉ vào hình cho cả lớp gọi tên đỉnh, cạnh, hình.

Hoạt động 3: Thực hành

Bài tập 1: Nói theo mẫu

- GV yêu cầu HS tự đọc yêu cầu bài tập 1.

1. Nói theo mẫu

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi:

+ Nói thầm.

+ Nói cho bạn nghe.

+ Nói cho cả lớp nghe.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát, lắng nghe.

 

 

 

- HS chú ý quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát trên bảng lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

- HS trình bày:

+ Các đỉnh của tứ giác: T, E, K, S.

+ Các cạnh của tứ giác: TE, EK, KS, ST.

+ Tên hình tứ giác: TEKS.

- HS gọi tên theo chỉ tay của GV.

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

- HS trình bày theo nhóm:

+ Hình chữ nhật BCDA có:

·        4 đỉnh: B, C, D, A

·        4 cạnh: BC, CD, DA, AB.

+ Hình tứ giác LMNO có:

·        4 đỉnh: L, M, N, O.

·        4 cạnh: LM, MN, NO, OL.

+ Hình tam giác UTV

·        3 đỉnh: U, T, V.

·        3 cạnh: UT, TV, VU.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo, giáo án bản word toán 3 CTST bài: Hình tam giác, hình tứ giác, giáo án toán 3 chân trời [,,]

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 3 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO