Soạn giáo án toán 3 CTST tiết: Hình tròn (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 3 tiết: Hình tròn (2 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HÌNH TRÒN
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết:
+ Biểu tượng hình tròn.
+ Một số yếu tố cơ bản của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính.
- Sử dụng com-pa vẽ hình tròn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
- Năng lực toán học:
- Tư duy và lập luận toán học.
- Giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
- Tích hợp và phẩm chất
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật.
- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước, trách nhiệm, nhân ái.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Một số vật hình tròn: đồng hồ, tấm bìa, … và com-pa.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 CTST.
- Com-pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK, nhận biết. - GV đưa từng vật hình tròn lên, yêu cầu HS nhận biết. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống, có rất nhiều biểu tượng hình tròn. Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau đi nhận biết biểu tượng hình tròn, một số yếu tố cơ bản của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính; sử dụng com-pa vẽ hình tròn. Chúng ta cùng vào bài Hình tròn. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 1: Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. a. Mục tiêu: - HS nhận biết: + Biểu tượng hình tròn. + Một số yếu tố cơ bản của hình tròn: tâm, bán kính, đường kính. b. Cách tiến hành - GV dùng com-pa, vẽ và nói: + Vẽ diểm O là tâm của hình tròn + Dùng com-pa vẽ hình tròn tâm O (viết: Hình tròn tâm O). + Vẽ một điểm M trên đường vừa vẽ. + Dùng thước thẳng nối tâm O và điểm M, ta có bán kính OM (viết: bán kính OM). + Vẽ một điểm A trên đường vừa vẽ. Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng OA, kéo dài cắt đường vừa vẽ ở điểm B. Đoạn thẳng AB đi qua tâm O, ta nói AB là đường kính (viết: đường kính AB). - GV chỉ tay vào hình, yêu cầu HS nói.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa bán kính, tâm, đường kính. a. Mục tiêu: HS nắm được mối quan hệ giữa bán kính, tâm, đường kính. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS tạo nhóm đôi quan sát hình ảnh trong phần Cùng học (SGK), dùng thước đo, nhận biết. GV đưa ra các yêu cầu, HS trả lời, GV viết trên bảng. + So sánh đệ đài các bán kính trong một đường tròn. (Các bán kính dài bằng nhau - GV viết bảng.) + Đọc tên đường kính. + Tâm O ở vị trí nào trên dường kính AB? Tâm là trung điểm của đường kính. (GV viết bảng.) + Đường kính AB bằng mấy lần bán kính? Đường kính dài gấp hai lấn bán kính. (GV viết bảng.) + HS đọc nội dung GV mới viết. Hoạt động 3: Thực hành a. Mục tiêu: HS: - Nhận biết tâm, các bán kính, đường kính của hình tròn. - Thực hành vẽ hình bằng com-pa. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Nêu tên tâm, các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn sau. - GV HS tạo nhóm đôi đọc yêu cầu và thực hành. - GV mời đại diện hai nhóm chữa bài, mỗi nhóm một ý. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét - GV sửa bài, yêu cầu HS giải thích một số nội dung theo yêu cầu. a) Hình tròn tâm … Các bán kính … Đường kính ... Tại sao PM, PN không phải là bán kính của hình tròn? b) Hình vẽ có mấy hình tròn? + Trong hình tròn tâm … Các bán kính: … Đường kính: ... + Trong hình tròn tâm … Các bán kính: ... Đường kính: ... Vẽ hình tròn (sử dụng com-pa, vẽ trên giấy).
|
- HS nhận biết: + Mặt trăng hình tròn. + Cửa sổ hình tròn.
- HS nói: + Đồng hồ hình tròn. + Tấm bìa hình tròn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS nói: Hình tròn tâm O. Tâm O. Bán kính OM, OA, OB. Đường kính AB.
- HS nhận biết: OM = OA = OB
- HS trả lời: + Các bán kính dài bằng nhau.
+ Đường kính AB + O là trung điểm của đoạn thẳng AB do O là diểm ở giữa hai diểm A và B, OA =OB + Đường kính dài gấp hai lấn bán kính.
|
Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo, giáo án bản word toán 3 CTST tiết: Hình tròn (2 tiết), giáo án toán 3 chân trời [,,]
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
- Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh
PHÍ GIÁO ÁN:
- Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
- Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:
- 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Nhận đầy đủ ngay sau thanh toán
CÁCH đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án