Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 7: Thiên nhiên kì thú
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 7: Thiên nhiên kì thú có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Phong cảnh quê Bác
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh
Câu 1: Bài văn Phong cảnh quê Bác sử dụng cách mở bài nào?
- A. Mở bài trực tiếp.
B. Mở bài gián tiếp.
- C. Mở bài mở rộng.
- D. Mở bài không mở rộng.
Câu 2: Người viết đã vận dụng giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp cảnh vật?
A. Mắt.
- B. Mắt và tai.
- C. Mắt, tai và mũi.
- D. Mắt và mũi.
Câu 3: Người viết đã liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự nào?
- A. Trình tự thời gian theo các buổi trong ngày.
- B. Trình tự không gian kết hợp với trình tự thời gian.
C. Trình tự không gian từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ trái sang phải…
- D. Trình tự thời gian theo các mùa trong năm.
Câu 4: Người viết đã tập trung miêu tả sự vật, hiện tượng nào trong phong cảnh?
- A. Vẻ đẹp của những dòng sông uốn lượn, quanh co.
B. Vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chiêm.
- C. Vẻ đẹp của bầu trời khi chiều tà.
- D. Vẻ đẹp của con người quê hương.
Câu 5: Người viết đã nêu lên tình cảm, cảm xúc gì ở phần kết bài?
- A. Sự ngỡ ngàng trước cảnh sắc mộng mơ ở quê Bác.
B. Sự ấm áp, bình yên khi nhìn ngắm phong cảnh quê Bác.
- C. Sự háo hức, phấn khởi khi được đến thăm quê Bác.
- D. Sự trầm tư, lo lắng khi nhìn ngắm phong cảnh.
Câu 6: Bài thơ “Mầm non” của tác giả nào?
A. Võ Quảng.
- B. Lưu Quang Vũ.
- C. Nguyễn Khuyến.
- D. Nguyễn Duy.
Câu 7: Trong bài đọc “Những ngọn núi nóng rẫy”, hình dáng của núi lửa được miêu tả như thế nào?
- A. Núi lửa hình nón.
B. Có quả hình nón, có quả hình tròn thoai thoải.
- C. Núi lửa hình tròn thoai thoải.
- D. Núi lửa hình thoi.
Câu 8: Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ “Mầm non” được miêu tả ở thời điểm nào?
- A. Trước khi mùa xuân về.
- B. Từ mùa xuân sang mùa hạ.
C. Trước và khi xuân về.
- D. Khi mùa xuân đang về.
Câu 9: Trong bài đọc “Những ngọn núi nóng rẫy”, lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất được miêu tả như thế nào?
A. Lớp vỏ rất cứng.
- B. Lớp vỏ rất mềm.
- C. Lớp vỏ có chỗ mềm, có chỗ cứng.
- D. Lớp vỏ sần sùi, nhiều vết nứt.
Câu 10: Đâu là từ chứa từ ấm có nghĩa là có tác dụng giữ cho cơ thể không bị lạnh?
- A. Ấm đun nước.
- B. No ấm.
C. Áo ấm.
- D. Ấm mồ.
Câu 11: Tiếng động của núi lửa được miêu tả như thế nào?
- A. Có tiếng động như bom nổ.
- B. Có tiếng động kinh hoàng.
- C. Chỉ có tiếng rít lên khe khẽ.
D. Một số núi lửa có tiếng động kinh hoàng, số khác thì rít lên khe khẽ.
Câu 12: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- A. Chỉ số lượng.
- B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.
- C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.
D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.
Câu 13: Trong bài đọc “Những ngọn núi nóng rẫy”, núi lửa được tác giả so sánh với cái gì?
- A. Giống như một quả khinh khí cầu.
B. Giống như củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
- C. Giống như củ tỏi có nhiều nhánh.
- D. Giống như kim tự tháp Ai Cập.
Câu 14: Em hiểu thế nào về mác-ma?
- A. Dung nham.
- B. Đá nóng chảy ở trên mặt đất.
- C. Khói, khí của núi lửa.
D. Đá nóng chảy trong lòng đất.
Câu 15: Bài thơ “Mầm non” tả vẻ đẹp gì?
- A. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người khi mùa xuân về.
B. Vẻ đẹp bất ngờ của sự bừng tỉnh, nảy nở, sinh sôi của vạn vật.
- C. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa đông về.
- D. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa xuân về.
Câu 16: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?
- A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
- B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.
- D. Há miệng chờ sung.
Câu 17: Trong bài thơ “Mầm non”, khi đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào thì mầm non đã làm gì?
A. Mầm non bật dậy góp một sắc xanh tô điểm mùa xuân thêm rạng rỡ.
- B. Mầm non khoe chồi non lộc biếc.
- C. Mầm non đã cất cao tiếng hát, gọi mùa xuân về.
- D. Mầm non khoe vẻ đẹp của mình muôn loài.
Câu 18: Từ đa nghĩa là gì?
- A. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.
B. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
- C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
- D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.
Câu 19: Nội dung chính của bài thơ “Mầm non” là gì?
- A. Miêu tả vẻ đẹp mầm non.
- B. Miêu tả vẻ đẹp của rừng cây thưa thớt lá.
C. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
- D. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Câu 20: Dòng nào sau đây không chứa từ đa nghĩa?
- A. Mái đầu, đầu làng.
- B. Bàn tay, tay vịn cầu thang.
C. Cầm tay, gia cầm.
- D. Cắt cỏ, cắt lượt.
Câu 21: Ngọn núi lửa nào lớn nhất thế giới?
A. Mauma Loa.
- B. Núi Merapi.
- C. Galeras.
- D. Sakurajima.
Câu 22: Núi lửa phun trào gây ra hậu quả gì đối với sức khỏe con người?
- A. Ảnh hưởng tới hệ hô hấp của động vật.
- B. Làm suy thái kinh tế.
- C. Cản trở các hoạt động giao thông, sản xuất.
D. Ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người.
Câu 23: Theo em, đâu là âm thanh có thể xuất hiện trong đoạn văn miêu tả phong cảnh mùa hè?
- A. Tiếng pháo hoa đón năm mới nổ đì đùng.
B. Tiếng ve kêu râm ran.
- C. Tiếng trống múa lân rộn rã.
- D. Tiếng trống tựu trường.
Câu 24: Người viết đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả cảnh vật trong câu văn dưới đây?
Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...
A. So sánh.
- B. Nhân hóa.
- C. Điêp ngữ.
- D. Liệt kê.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Mầm non
Bình luận