Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ Tuổi ngựa em đã học có hình ảnh nào là đặc sắc, nổi bật?
A. Hình ảnh chú ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng.
- B. Hình ảnh chú chim yêu đời, cất cao tiếng hót.
- C. Hình ảnh bầu trời trong xanh, dịu dàng.
- D. Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn.
Câu 2: Bài thơ Tiếng hạt nảy mầm em đã học truyền tải nội dung, thông điệp nào ý nghĩa?
- A. Tình yêu với sắc màu cuộc sống mà cô giáo chuyền tải qua hình ảnh.
- B. Tình yêu thương mà các bạn học sinh dành cho nhau.
- C. Thế giới ngập tràn sắc màu mà cô giáo chuyền tải qua hình ảnh.
D. Tình yêu thương cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh cô chuyền tải qua hình ảnh.
Câu 3: Bài thơ Trước cổng trời em đã có hình ảnh nào đặc sắc, nổi bật?
- A. Bức tranh bầu trời nơi vùng cao ngút ngàn.
- B. Bức tranh cuộc sống của các bạn ở vùng cao.
C. Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng cao ngút ngàn.
- D. Khung cảnh đi học bình yên của các bạn nhỏ ở vùng cao.
Câu 4: Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì?
- A. Đoạn văn cần dài, chứa nhiều thông tin về tác giả.
- B. Sử dụng thật nhiều biện pháp tu từ.
- C. Đoạn văn cần đan cài nhiều hình ảnh thú vị.
D. Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp hợp lí.
Câu 5: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nghệ thuật của một bài thơ?
- A. Tình cảm của nhà thơ.
- B. Ý nghĩa bài thơ.
- C. Thông điệp từ bài thơ.
D. Biện pháp tu từ được sử dụng.
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi từ 6 – 9:
Làm anh
Làm anh khó đấy Phải đâu chyện đùa Với em gái bé Phải “người lớn” cơ. Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng | Mẹ cho quà bánh Phan Thị Thanh Nhàn. |
Câu 6: Tình cảm trong bài thơ là tình cảm gì?
A. Tình anh em.
- B. Tình bà cháu.
- C. Tình mẹ con.
- D. Tình bạn.
Câu 7: Người anh trong bài thơ có đặc điểm gì?
- A. Ham chơi, hiếu động.
B. Chịu thương chịu khó khi chăm sóc em gái mình.
- C. Hiếu thắng, tranh giành với em gái.
- D. Không yêu thương em gái.
Câu 8: Người anh gặp những khó khăn nào khi chăm sóc em gái?
- A. Anh hiếu thắng, không chịu nhường nhịn em gái.
- B. Anh tuổi còn nhỏ nên không thể chăm sóc được em.
- C. Em gái bướng bỉnh, không nghe lời.
D. Còn nhỏ nhưng phải tỏ ra là mình lớn, có thể thấu hiểu được những gì em gái của mình làm và nói.
Câu 9: Bài thơ gợi lên tình cảm gì giữa anh trai và em gái?
- A. Sự đùm bọc, chở che nhau vượt qua khó khăn.
B. Tình yêu thương, nhường nhịn hết lòng của anh trai giành cho em gái.
- C. Sự đoàn kết của hai anh em.
- D. Sự thương yêu của bố mẹ đối với hai anh em.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bài học đầu cho con
(trích)
Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con chèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay | Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông… Đỗ Trung Quân |
Câu 10: Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
- A. Nhân hóa.
B. Điệp ngữ.
- C. So sánh.
- D. Ẩn dụ.
Câu 11: Quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh như thế nào?
- A. Thơ mộng, trữ tình.
B. Bình dị, gần gũi.
- C. Khắc nghiệt, dữ dội.
- D. Tráng lệ, kì vĩ.
Câu 12: Hình ảnh “Quê hương là con diều biếc” gợi lên điều gì?
- A. Tình cảm gia đình.
B. Kí ức tuổi thơ.
- C. Tình bạn keo sơn, gắn bó.
- D. Nỗi nhớ quê hương.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bình luận