Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 bộ kết nối tri thức. Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài mẫu 1:
Đoạn thơ trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh đã khơi gợi trong em những cảm xúc vô cùng sâu lắng và xúc động. Xúc động bởi tình bà cháu thiêng liêng cao đẹp, và xúc động cũng bởi vì lý tưởng chiến đấu của người cháu. Tình yêu quê hương, đất nước là động lực mạnh mẽ thúc đẩy anh ra trận, góp phần bảo vệ tổ quốc. Tình cảm ấy xuất phát từ những điều bình dị, gần gũi nhất: xóm làng thân thuộc, nơi lưu giữ những kỷ niệm ấu thơ, nơi có những người thân yêu đang ngày đêm mong ngóng anh trở về. Qua đoạn thơ, ta càng thêm trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, càng thêm yêu thương những người thân yêu của mình.
Bài mẫu 2:
Đoạn thơ trong bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" của Chế Lan Viên mang đến cho em một cảm xúc vô cùng mãnh liệt, tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc và về những con người Việt Nam. Mỗi lời thơ đều thấm đẫm niềm tự hào về lịch sử hào hùng, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Mỗi hình ảnh thơ đều thể hiện khát vọng một tươi lai tương sáng và phát triển mạnh mẽ của đất nước Việt Nam. Đoạn thơ kết thúc bằng câu hỏi tu từ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" như một lời reo vui, tự hào về vẻ đẹp của đất nước trong thời đại mới. Vẻ đẹp ấy không chỉ đến từ thiên nhiên hùng vĩ mà còn đến từ con người Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp, với khát vọng vươn lên, phát triển. Đoạn thơ trên đã khơi gợi trong em niềm tự hào và tình yêu vô bờ bến đối với Tổ quốc. Càng hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, em càng thêm yêu quý và trân trọng đất nước mình hơn.
Bài mẫu 3:
Đoạn văn "Đường đi Sa Pa" vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Sa Pa vô cùng sống động và rực rỡ, khơi gợi trong em những cảm xúc thích thú và say mê. Tác giả sử dụng điệp từ "thoắt cái" ba lần để miêu tả sự thay đổi nhanh chóng của cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa theo bốn mùa. Thoắt cái, mùa thu Sa Pa hiện lên với những chiếc lá vàng lác đác rơi. Thoắt cái, Sa Pa được bao phủ bởi một lớp tuyết trắng tinh khôi của mùa đông. Thoắt cái, Sa Pa lại tràn ngập sắc hương với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm. Mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, độc đáo và ấn tượng. Bằng những hình ảnh thơ mộng, ngôn ngữ trau chuốt và giàu sức gợi, tác giả đã đưa người đọc vào một hành trình khám phá thiên nhiên Sa Pa đầy thú vị. Đoạn văn khơi gợi trong em niềm đam mê du lịch, mong muốn được một lần đặt chân đến Sa Pa để tận mắt chứng kiến vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên nơi đây.
Bài mẫu 4:
Đoạn văn đầu trong tác phẩm "Cốm" của Thạch Lam như một bức tranh phác họa vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết của cốm - thức quà đặc sản của làng Vòng. Cơn gió mang theo hương thơm của lá sen quyện cùng hương lúa non tạo nên một bầu không khí thanh tao, tinh khiết. Tác giả như muốn mời gọi người đọc cùng cảm nhận hương vị thơm ngon của bông lúa non. Mùi hương ấy thanh tao, tinh khiết, mang theo hương vị của đất trời, của quê hương. Hình ảnh "giọt sữa trắng thơm" ẩn dụ cho hạt cốm non mềm mại, tinh khiết. Dưới ánh nắng, "giọt sữa trắng thơm" ấy dần dần trưởng thành, mang trong mình "cái chất quý trong sạch của Trời". Đoạn thơ "Cốm" đã khơi gợi trong em niềm tự hào về sản vật của quê hương. Cốm không chỉ là một thức quà ngon mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết của làng quê Việt Nam.
Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ sau; trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ sau; trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên)
Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn văn sau; trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
(Đường đi Sa Pa – Tiếng Việt 4, tập 1, 1995)
Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ sau; trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận