Lập dàn ý bài văn tả một người thân trong gia đình em.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 bộ kết nối tri thức. Có nhiều bài viết hay khác nhau để các em tham khảo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Lập dàn ý bài văn tả một người thân trong gia đình em.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài mẫu 1: Lập dàn ý tả người thân
a) Mở bài: Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em muốn miêu tả:
- Người ấy là ai? Có mối quan hệ như thế nào với em?
- Tình cảm, suy nghĩ của em về người ấy?
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:
Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?
Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?
Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?
- Miêu tả ngoại hình của người đó:
Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt : hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…
Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)
Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)
Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)
- Miêu tả tính cách của người đó:
Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)
Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)
- Miêu tả hoạt động của người đó:
Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?
Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?
Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó
- Những mong muốn, gửi gắm của em đến với người đó
Bài mẫu 2: Tả mẹ
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về người mẹ của em.
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình của mẹ:
Độ tuổi (năm nay mẹ đã gần bốn mươi tuổi…)
Công việc (mẹ là giáo viên tiểu học…)
Vóc dáng (dong dỏng cao, hơi gầy…)
Nước da (trắng hồng khỏe mạnh…)
Khuôn mặt (trái xoan…)
Đôi mắt (đen láy, như viên trân châu trong truyện cổ tích, sáng như những vì sao…)
Nụ cười (tươi rói, sáng rực rỡ…)
Bàn tay (bàn tay mẹ có những vết chai do cầm bút lâu năm…)
Trang phục (chỉn chu, lịch sự do tính chất công việc của mẹ…)
- Miêu tả tính cách, hoạt động của mẹ:
Tính cách (hoà đồng, tốt bụng, luôn giúp đỡ người khác, khá nghiêm khắc khi dạy dỗ con cái…)
Công việc (dạy tri thức và cách cư xử, đạo đức cho các bạn…)
Những việc khi ở nhà (giặt giũ, nấu cơm, chăm sóc gia đình, tập thể dục…)
Các mối quan hệ khác (làng xóm, đồng nghiệp ai cũng yêu quý, kính nể mẹ)
- Những kỉ niệm của em cùng mẹ:
Mẹ chăm sóc, dạy dỗ em khôn lớn.
Em và mẹ đã cùng nhau trải qua những lần đầu của em (lần đầu tập đi, tập nói, lần đầu đến trường…)
Mẹ giúp em vượt qua những khó khăn, an ủi khi em buồn bã…
Khi em làm sai chuyện gì, mẹ không vội trách mắng mà luôn hỏi em nguyên nhân và cùng em tìm cách giải quyết…
c. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em dành cho mẹ (yêu quý, kính trọng, biết ơn, quý mến…)
Bài mẫu 3: Tả người bố.
1, Mở bài: Giới thiệu về bố của em.
2, Thân bài
- Ngoại hình
Bố em năm nay đã 43 tuổi.
Cao 1m72, dáng hơi gầy.
Mái tóc đen đã điểm lấm tấm sợi bạc.
Khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ nam tính, chững chạc.
Mắt bố vẫn đen và sáng.
Làn da ngăm ngăm màu bánh mật.
Đôi tay to, thô ráp vất vả gồng gánh gia đình.
- Tính cách
Bố là một người tốt bụng, hiền lành, mọi người xung quanh đều yêu quý và nể trọng bố.
Bố không bao giờ để con cái thiếu cái gì, luôn cố gắng để chị em em đi học có thể bằng bạn bằng bè.
Bố còn là một người chồng mẫu mực, luôn phụ giúp mẹ trong việc nội trợ hàng ngày.
Tuy là con cả nhưng bố không hề có tính gia trưởng, luôn tôn trọng quyết định của mọi người.
- Kỉ niệm với bố:
Mỗi tối bố luôn dành thời gian để giảng cho em những bài tập khó.
Một lần em lỡ tay làm vỡ bình hoa của mẹ nhưng bố không hề mắng em mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo em cẩn thận hơn và chủ động nhận lỗi với mẹ.
3, Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc về bố (yêu thương bố và cố gắng phấn đấu để bố vui lòng)
Bài mẫu 4: Tả bà ngoại.
a) Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em muốn miêu tả: bà ngoại
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình của bà:
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn còn khoẻ mạnh và minh mẫn lắm.
Dáng người bà hơi đậm, khuôn mặt tròn phúc hậu, mái tóc đã bạc trắng. Dù đã cao tuổi nhưng đôi mắt bà vẫn sáng ngời hiền từ.
Bà hay mặc những bộ áo bà ba giản dị.
- Tả hoạt động, tính cách của bà:
Hàng ngày bà đều dậy sớm để đi bộ ở con đường cuối làng.
Bà rất yêu khu vườn sau nhà nên bà thường chăm sóc những luống hoa và tưới nước cho những gốc cây.
Bà em rất hiền lành, luôn yêu thương con cháu. Khi có lỗi bà không hề thiên vị mà luôn chỉ ra những khuyết điểm để anh chị em cùng nhau sửa chữa.
- Kỉ niệm về bà: Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, em đều được bà kể cho những câu chuyện cổ tích thú vị.
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho bà ngoại của mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận