Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long” là ai?

  • A. Phạm Tiến Duật.
  • B. Nguyễn Dữ.
  • C. Nguyễn Thi.
  • D. Thi Sảnh.

Câu 2: Bằng cách nào, tác giả giúp ta cảm nhận được những hòn đảo ở Hạ Long được tạo hóa xếp đặt thú vị?

  • A. Vì tác giả coi những hòn đá đều mang trong mình một sự sống mới.
  • B. Vì tác giả thấy những hòn đá được sắp xếp như những quân cờ trên mặt biển.
  • C. Vì tác giả gắn đặc điểm của những hòn đảo ở Hạ Long với những loài vật gần gũi với con người.
  • D. Vì tác giả miêu tả hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.

Câu 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

“Nước chảy đá mòn.”

  • A. Danh từ: nước, đá; động từ: chảy; tính từ: mòn.
  • B. Danh từ: chảy, đá; động từ: mòn; tính từ: nước.
  • C. Danh từ: mòn; tính từ: nước, đá; động từ: chảy.
  • D. Danh từ: chảy; động từ: mòn; tính từ: nước, đá.

Câu 4: Đâu là chi tiết em có thể thêm vào khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Nhân vật.
  • B. Lời kể.
  • C. Lời thoại.
  • D. Lời kể, lời tả, lời thoại…

Câu 5: Đại từ nào dưới đây có thể thay thế từ được in đậm trong câu sau:

“Hiếu không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà Hiếu còn rất tốt bụng.”

  • A. Cậu bạn Hiếu.   
  • B. Bạn ấy.
  • C. Bạn Hiếu.
  • D. Bạn của em.

Câu 6: Đâu là một trong những bước cần chuẩn bị để làm bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài.
  • C. Lựa chọn cách sáng tạo.
  • D. Kết bài.

Câu 7: Vì sao cần nhớ lại câu chuyện trước khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Để ghi nhớ được diễn biến câu chuyện.
  • B. Để hồi tưởng lại nội dung, diễn biến và các nhân vật trong câu chuyện.
  • C. Để kể lại câu chuyện một cách chính xác nhất.
  • D. Để không nhầm lẫn tên các nhân vật trong câu chuyện.

Câu 8: Đại từ in đậm trong câu dưới đây dùng để làm gì?

Gò Mộng làng tôi có một vườn cò.

  • A. Được dùng để thay thế.
  • B. Được dùng để hỏi.
  • C. Được dùng để xưng hô.
  • D. Được dùng để trỏ số lượng.

Câu 9: Xác định kết từ trong câu sau?

Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

  • A. Nên.
  • B. Chăm chỉ.
  • C. Rất.
  • D. Lớp.

Câu 10: Đâu là nội dung trong bài đọc Nghệ thuật múa ba lê?

  • A. Lịch sử phát triển của múa ba lê.
  • B. Giải thưởng về múa ba lê.
  • C. Nội dung của các vở ba lê.
  • D. Các kĩ thuật mú ba lê cơ bản.

Câu 11: Các từ dưới đây được xếp vào loại từ gì?

“trong vắt, tinh khôi”

  • A. Tính từ.
  • B. Động từ.
  • C. Danh từ.
  • D. Phó từ.

Câu 12: Báo cáo công việc đạt yêu cầu có đặc điểm gì?

  • A. Thông tin trong báo áo đa dạng, phong phú.
  • B. Cấu trúc rõ ràng, trình bày khoa học.
  • C. Trình bày sáng tạo, nhiều hình ảnh.
  • D. Sử dụng nhiều bảng biểu.

Câu 13: Bài đọc “Ngôi sao sân cỏ” của tác giả nào?

  • A. Lê Đại Hành.
  • B. Lê Lợi.
  • C. Lê Khắc Hoan.
  • D. Kim Lân.

Câu 14: Nếu phải nêu những hạn chế trong quá trình thực hiện công việc, em có thể nêu những mục nào sau đây?

  • A. Những việc chưa hoàn thành và lí do.
  • B. Những thành tích đạt được.
  • C. Những đóng góp của các bạn trong lớp.
  • D. Những nhiệm vụ đã hoàn thành xuất sắc.

Câu 15: Bài đọc “Hành trình kì lạ” của tác giả nào?

  • A. Viết Linh.
  • B. Viết Xuân.
  • C. Tố Hữu.
  • D. Phan Bội Châu.

Câu 16: Nhân vật “tôi” thèm điều gì ở Trái Đất?

  • A. Nhân vật tôi thèm nghe tiếng chim hót.
  • B. Nhân vật tôi thèm bóng cây râm mát.
  • C. Nhân vật tôi thèm bóng cây râm mát với tiếng chim hót ríu ran.
  • D. Nhân vật tôi thèm cái oi bức mùa hè.

Câu 17: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
  • B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
  • C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
  • D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.

Câu 18: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây?

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

  • A. Bà – cháu.
  • B. Dạy – bảo – dặn.
  • C. Nghe – làm – học.
  • D. Dạy – học – làm – nghe.

Câu 19: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây? Những từ đồng nghĩa ấy chỉ ai?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

  • A. Từ đồng nghĩa Bác, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Từ đồng nghĩa Bác, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Từ đồng nghĩa Ông Cụ, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Từ đồng nghĩa Bác, Người, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 20: Bài đọc “Kì diệu rừng xanh” của ai?

  • A. Nguyễn Phan Hách.
  • B. Nguyễn Lữ.
  • C. Trần Đăng Khoa.
  • D. Tô Hoài.

Câu 21: Hang Sơn Đoòng thuộc tỉnh nào?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Bình Thuận.
  • C. Quảng Bình.
  • D. Khánh Hòa.

Câu 22: Người quan sát phong cảnh thiên nhiên cần có tình cảm gì?

  • A. Tình yêu cuộc sống, trân trọng các mối quan hệ xung quanh.
  • B. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.
  • C. Sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu.
  • D. Sự vui vẻ, tích cực, yêu đời.

Câu 23: Từ in đậm trong câu dưới đây được dùng theo nghĩa gì? Giải thích ý nghĩa.

Một sớm Chủ nhật đầu xuân, khi Mặt Trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu.

  • A. Phần sớm nhất của thời gian.
  • B. Phần ở tận cùng trên chiều dài của một vật.
  • C. Phần ngoài cũng của một phạm vi không gian.
  • D. Phần trên cùng của cơ thể người nơi có bộ não và nhiều giác quan.

Câu 24: Bài đọc “Bài ca của mặt trời” của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Trọng Tạo.
  • B. Nguyễn Thi.
  • C. Trần Đăng Khoa.
  • D. Nguyễn Duy.

Câu 25: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau?

Từ đa nghĩa là từ có …, trong đó có một … và một hoặc một số …

  • A. Một nghĩa – nghĩa chuyển – nghĩa gốc.
  • B. Nhiều nghĩa – nghĩa gốc – nghĩa chuyển.
  • C. Nghĩa gốc – nghĩa chuyển – nhiều nghĩa.
  • D. Nghĩa chuyển – nghĩa gốc – nhiều nghĩa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác