Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chi tiết “Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt” cho thấy bạn là người thế nào?

  • A. Là người dũng cảm.
  • B. Là người biết lắng nghe.
  • C. Là người hay khóc.
  • D. Là người yêu thiên nhiên.

Câu 2: Khi ngắm đảo ở vịnh Hạ Long, vì sao tác giả có cảm giác được “chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hóa đá”?

  • A. Vì vịnh Hạ Long có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ bằng đá sừng sững.
  • B. Vì vịnh Hạ Long có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ bằng đá sừng sững.
  • C. Vì vịnh Hạ Long mang nét cổ kính qua nhiều năm.
  • D. Vì vịnh Hạ Long có nhiều đảo trải qua hàng chục năm.

Câu 3: Trò chơi bịt mắt nghe tiếng gió cho thấy tính cách các bạn trẻ như thế nào?

  • A. Hồn nhiên, vui tươi.
  • B. Sâu lắng.
  • C. Hoạt bát, chăm chỉ.
  • D. Chăm chỉ, ngoan ngoãn.

Câu 4: Tính từ là gì?

  • A. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật… 
  • B. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng tự nhiên, thời gian..
  • C. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
  • D. Là những từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Câu 5: Đâu là yêu cầu của bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Thêm thật nhiều nhân vật mới.
  • B. Không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Thay đổi tình cách nhân vật (xấu thành tốt và tốt thàn xấu).
  • D. Thay đổi thông điệp của câu chuyện.

Câu 6: Đâu là đại từ dùng để thay thế?

  • A. Ai, gì, đâu, nào.
  • B. Chúng tôi, chúng tớ, mày.
  • C. Như thế, vậy, đó, này.
  • D. Thế, ai, gì, đâu.

Câu 7: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhăn nhủ mẹ điều gì?

  • A. Dù cách núi cách rừng, cách sông cách biển, con vẫn tìm về với mẹ.
  • B. Con sẽ đi khắp những cánh đồng hoa.
  • C. Con đi khắp các miền trung du.
  • D. Con đi qua vùng đất đỏ mang gió về cho mẹ.

Câu 8: Chi tiết nào cho thấy bạn rất tự hào về đặc sản của quê hương mình?

  • A. Chúng tôi thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm dồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn.
  • B. Chiều chiều, gió từ phía đông thổi về man mác, những bông hoa bần tim tím nở xòe.
  • C. Ai đến cù lao quê tôi mà chưa từng thưởng thức món canh này thì cũng xem như chưa đến.
  • D. Trái bần chua cũng là một đặc sản quê tôi.

Câu 9: Phần mở đầu của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Mở đầu cần lôi cuốn, gây được sự chú ý đối với người đọc.
  • B. Mở đầu dài, giới thiệu chi tiết về quá trình làm phim.
  • C. Mở đầu phải giới thiệu được giải thưởng mà bộ phim đạt được.
  • D. Mở đầu phải nêu được các kĩ thuật làm phim.

Câu 10: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, cho thấy anh Tễu là người như thế nào?

  • A. Hài hước, vui tính.
  • B. Khắt khe, khó tính.
  • C. Yêu đời, có ước mơ, khát vọng.
  • D. Ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Câu 11: Ba lê là gì?

  • A. Là một môn nghệ thuật múa.
  • B. Là một thể loại âm nhạc.
  • C. Là một trường phái hội họa.
  • D. Là một thể loại văn học.

Câu 12: Theo em, đặc trưng khác biệt nhất của thơ so với truyện là gì?

  • A. Thông điệp truyền tải.
  • B. Chủ đề, đề tài.
  • C. Nhịp điệu.
  • D. Tình cảm, cảm xúc.

Câu 13: Phần cuối trong báo cáo công việc gồm những nội dung nào?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • B. Chữ kí và họ tên người viết báo cáo.
  • C. Các công việc đã thực hiện.
  • D. Thời gian, địa điểm viết báo cáo.

Câu 14: Bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả nào?

  • A. Tô Hoài.
  • B. Tô Hà.
  • C. Kim Lân.
  • D. Tản Đà.

Câu 15: Nội dung của phần chính trong báo cáo công việc cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Nhiều hình ảnh phong phú.
  • B. Thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau.
  • C. Thông tin trong bảng biểu phải đa dạng, phong phú.
  • D. Đầy đủ các mục, thông tin trong bảng biểu cần chính xác, các nhận xét, đánh giá cần rõ ràng, ngắn gọn.

Câu 16: Khi quan sát phong cảnh, em cần chú ý điều gì?

  • A. Sự nổi tiếng của phong cảnh.
  • B. Sự thay đổi của phong cảnh ở những thời điểm khác nhau.
  • C. Sự quan tâm của mọi người xung quanh đến phong cảnh.
  • D. Sự giàu có tài nguyên ở nơi có phong cảnh.

Câu 17: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?

  • A. Cần sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt thêm phong phú.
  • B. Khi viết hoặc nói, cần lựa chọn từ phù hợp nhất với ý nghĩa được thể hiện.
  • C. Cần hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa.
  • D. Chỉ nên sử dụng nhiều nhất hai từ đồng nghĩa khi giao tiếp hoặc viết bài.

Câu 18: Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu như thế nào?

  • A. Được hình thành từ một vết đứt gãy của dãy Trường Sơn.
  • B. Được hình thành từ một vết đứt gãy của dãy Trường Sơn, bị dòng nước sông Rào Thương bào mòn liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • C. Được hình thành khi bị bị dòng nước sông Rào Thương bào mòn liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • D. Được hình thành khi vùng đó bị động đất liên tục.

Câu 19: Quan sát theo trình tự thời gian là gì?

  • A. Là quan sát từ xa đến gần.
  • B. Là quan sát theo thời gian trong ngày hoặc các mùa trong năm.
  • C. Là quan sát sự thay đổi trong vòng 3 năm của cảnh vật.
  • D. Là quan sát cảnh ở nhiều góc độ.

Câu 20: Trong bài thơ Mầm non, khi đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào thì mầm non đã làm gì?

  • A. Mầm non bật dậy góp một sắc xanh tô điểm mùa xuân thêm rạng rỡ.
  • B. Mầm non khoe chồi non lộc biếc.
  • C. Mầm non đã cất cao tiếng hát, gọi mùa xuân về.
  • D. Mầm non khoe vẻ đẹp của mình muôn loài.

Câu 21: Khổ thơ sau trong bài thơ “Mầm non” sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy”

  • A. Điệp ngữ.
  • B. So sánh.
  • C. Nói quá.
  • D. Nói giảm nói tránh

Câu 22: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?

  • A. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.
  • B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập.
  • C. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. 
  • D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.

Câu 23: Muốn tìm được từ cần tra nghĩa trong từ điển, chúng ta cần làm gì?

  • A. Tìm từ đó theo mục lục.
  • B. Tìm từng trang trong từ điển.
  • C. Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.
  • D. Tìm từ đồng nghĩa với từ cần tra.

Câu 24: Tác giả so sánh cát Xa-ha-ra với cát ở đâu?

  • A. Cát Phan Thiết và cát Sầm Sơn.
  • B. Cát Phan Thiết với cát Nha Trang.
  • C. Cát Sầm Sơn với cát Nha Trang.
  • D. Cát Nha Trang với cát Cát Bà.

Câu 25: Điệp từ, điệp ngữ là gì?

  • A. Là biện pháp lặp lại từ ngữ.
  • B. Là biện pháp đối chiếu điểm giống và khác giữa hai sự vật.
  • C. Là biện pháp sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách…của người để chỉ vật.
  • D. Là biện pháp gọi tên sự vật, sự việc bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác