Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1. Thói quen đọc sách của nhân vật tôi là kết quả của:

  • A.  Sự cưỡng bức từ gia đình.
  • B.  Sự lựa chọn cá nhân.
  • C.  Sự ảnh hưởng từ bạn bè.
  • D. Sự giáo dục và truyền thống gia đình.

Câu 2. Sự khác biệt giữa việc nghe kể chuyện và việc đọc sách đối với tác giả là gì?

  • A. Không có sự khác biệt.
  • B. Việc nghe kể chuyện không thú vị bằng việc đọc sách.
  • C. Việc đọc sách mở ra nhiều trải nghiệm thực tế và kiến thức hơn.
  • D. Cả hai đều tạo ra cùng một trải nghiệm.

Câu 3. Tại sao việc nghe kể chuyện từ bà và chú lại quan trọng với nhân vật tôi?

  • A. Vì bà và chú kể rất hay.
  • B. Vì bà và chú có nhiều sách để kể.
  • C. Vì bà và chú đã giúp tạo ra sự quan tâm và ham muốn đọc sách từ thuở nhỏ cho nhân vật tôi.
  • D.  Vì bà và chú thường kể những câu chuyện mới.

Câu 4. Tại sao nhân vật tôi lại nghe các câu chuyện từ bà nội và chú tôi?

  • A. Bởi vì bố bạn nhỏ đi làm xa.
  • B. Bởi vì bố bạn nhỏ đi làm xa nên không thể kể chuyện cho tác giả nghe.
  • C. Bởi vì bà nội và chú kể chuyện rất hay.
  • D. Bởi vì bạn nhỏ thích nghe các câu chuyện cổ tích.

Câu 5.  Bạn nhỏ đã phải làm gì để có thể tự mình đọc nhiều cuốn sách hơn?

  • A. Bạn nhỏ đã bắt bà và chú đọc cho mình nghe nhiều truyện hơn.
  • B. Bạn nhỏ đã đi mua nhiều cuốn sách mới trong cửa hàng.
  • C. Bạn nhỏ tự mình học chữ.
  • D. Bạn nhỏ đã tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến đọc sách.

Câu 6. Bạn nhỏ cố gắng học chữ vì lý do gì?

  • A.  Để có thể viết các câu chuyện của riêng mình.
  • B.  Để có thể hiểu các cuốn sách hơn.
  • C. Để có thể tự mình khám phá thế giới kỳ diệu trong sách.
  • D.  Để có thể ghi chép lại các câu chuyện mà bà và chú đã kể.

Câu 7. Những câu chuyện sau khi bạn nhỏ biết chữ là gì?

  • A.  Tôn Ngộ Không, Nghìn lẻ một đêm.
  • B.  Đọc hết truyện Trung Hoa.
  • C. Truyện Trung Hoa, Không gia đình, Những người khốn khổ.
  • D.  Không gia đình, Những người khốn khổ, Nghìn lẻ một đêm.

Câu 8. Sách đã giúp nhân vật tôi trải qua những trải nghiệm gì?

  • A. Sách giúp nhân vật tôi trở nên giàu có và thành công.
  • B. Sách giúp nhân vật tôi trưởng thành nhanh chóng.
  • C. Sách giúp nhân vật tôi có được kỹ năng giao tiếp tốt.
  • D. Sách giúp nhân vật tôi trải qua những cảm xúc mà trên thực tế nhân vật tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời.

Câu 9. Những trang sách có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật tôi?

  • A. Giúp nhân vật tôi khám phá được nhiều điều hay và thú vị
  • B. Giúp nhân vật tôi có nhiều trải nghiệm thực tế hơn .
  • C. Sách bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm nhân vật tôi trở nên trưởng thành hơn.
  • D. Sách mở rộng kiến thức và giúp nhân vật tôi trau dồi nhiều kĩ năng.

Câu 10. Câu văn “Bà kể tôi nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm,…” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Điệp từ.
  • B. Nhân hóa.
  • C. So sánh.
  • D. Liệt kê.

Câu 11. Từ in đậm trong câu văn “Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm” thuộc loại từ nào?

  • A. Động từ.
  • B. Danh từ.
  • C. Tính từ.
  • D. Trợ từ.

Câu 12. Bài đọc Từ những câu chuyện thơ ấu muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  • A. Quan trọng của việc duy trì thói quen đọc sách suốt đời.
  • B. Nên tạo được thói quen đọc sách từ nhỏ
  • C. Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đọc sách có ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và tâm hồn của con người.
  • D. Mọi người cần có ý thức đọc sách.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác