Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 12 – BÀI 22. TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, rõ ràng văn bản Từ những câu chuyện ấu thơ với ngữ điệu nhẹ nhàng, giống như tâm tỉnh, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý
- Nhận biết được những ý chính trong bài đọc, hiểu được ý nghĩa của bài đọc. Mỗi người có một con đường riêng để đi đến thành công. Với Nguyễn Nhật Ánh, đó là con đường đọc sách, đọc thật nhiều để tích lũy kiến thức, dù ban đầu niềm đam mê đọc sách đến với ông một cách hoàn toàn tự nhiên.
- Biết tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.
- Tìm đọc được các câu chuyện kể về các tấm gương học tập hoặc sự nghiệp của các nhà khoa học, viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
- Bồi dưỡng phẩm chất ham học hỏi, ham đọc sách, lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình - những người đã nuôi dưỡng nhiều thói quen tốt đẹp cho chúng ta.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ
“Từ những câu chuyện ấu thơ” nói về hành trình đọc sách của một cậu bé. Hành trình này bắt đầu từ khi cậu bé được nghe các câu chuyện của bà, cậu, bố cho đến khi cậu có thể tự đọc những quyển sách mình yêu thích. Điều này cho cậu bé những cảm xúc chưa từng được trải nghiệm và niềm đam mê đọc sách này cũng được truyền lại cho những người em.
2. VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Đọc kĩ câu chuyện em đã chọn để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
- Tóm tắt câu chuyện để nhớ nội dung chính.
- Lựa chọn chi tiết gây ấn tượng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
2. Tìm ý.
- Mở đầu: Giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện, tác giả,...) và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
- Triển khai:
+ Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
+ Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện:
- Nhân vật trong câu chuyện đáng yêu, đáng kính trọng....
- Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực hoặc chứa đựng bài học có ý nghĩa,...
+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện:
- Yêu mến, ngưỡng mộ nhân vật.
- Xúc động và thấm thía trước những bài học có ý nghĩa,...
- Kết thúc: Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em.
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Những điều yêu thích ở câu chuyện.
- Tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện.
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc
3. ĐỌC MỞ RỘNG
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.
- Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
+ Tên câu chuyện.
+ Tác giả.
+ Ngày đọc.
+ Tên nhân vật.
+ Nội dung chính hoặc chủ đề của câu chuyện.
+ Những sự việc đáng nhớ về nhân vật.
+ Mức độ yêu thích.
- Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.
+ Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.
+ Nêu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà khoa học được nêu trong câu chuyện.
+ Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ
Bình luận