Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 25: Biện pháp điện từ, điệp ngữ

Giải bài 25: Biện pháp điện từ, điệp ngữ sách Tiếng việt 5 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi. 

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

a. Từ trông được lặp lại mấy lần?

b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?

Câu 2: Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Bỗng thấy nhiều gió lộng

Bỗng thấy nhiều nắng reo

Bông tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ.

                 (Xuân Quỳnh)

a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.

  • A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.
  • B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.
  • C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát dược.
  • D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, Anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

a. Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?

b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm điệp từ, điệp ngữ.

Câu 2: Em hãy nêu tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

Câu 3: Chỉ ra biện pháp điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ:

“Nhìn thấy gió xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy vào tim

Thấy sao trời cùng đột ngột những cánh chim

Như sa và như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Câu 4: Em hãy phân biệt điệp ngữ và lỗi lặp từ.

Câu 5: Theo em, khi sử dụng điệp ngữ cần phải lưu ý điều gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Tiếng việt 5 kết nối tri thức, Giải chi tiết Tiếng việt 5 kết nối tri thức mới, Giải Tiếng việt 5 kết nối tri thức bài 25: Biện pháp điện từ, điệp ngữ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác