Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 25: Biện pháp điện từ, điệp ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 25: Biện pháp điện từ, điệp ngữ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

  • A. Điệp ngữ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” thể hiện tình yêu của người viết dành cho hoa sen.
  • B. Điệp ngữ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” miêu tả cấu tạo của hoa sen.
  • C. Điệp ngữ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” nhằm khẳng định vẻ đẹp của phong cảnh đầm sen.
  • D. Điệp ngữ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong câu văn dưới đây?

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…

  • A. Điệp ngữ “phượng” có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa phượng.
  • B. Điệp ngữ “phượng” có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể.
  • C. Điệp ngữ “phượng” có tác dụng nhấn mạnh sự to lớn của cây phượng.
  • D. Điệp ngữ “phượng” có tác dụng nhấn mạnh tình yêu dành cho cây phượng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên”.

Thanh Tịnh

  • A. Điệp ngữ “mồ hôi mà đổ” nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.
  • B. Điệp ngữ “mồ hôi mà đổ” thể hiện sự khắc nghiệt của thời tiết.
  • C. Điệp ngữ “mồ hôi mà đổ” nhấn mạnh sự đoàn kết.
  • D. Điệp ngữ “mồ hôi mà đổ” nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa.

Câu 4: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

  • A. Gian nan.
  • B. Nhớ sao.
  • C. Đều đều.
  • D. Liên hoan.

Câu 5: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

  • A. Rất lâu.
  • B. Khăn xanh.
  • C. Thạch Kim, Thạch Nhọn.
  • D. Rất lâu, khăn xanh.

 Câu 6: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

A. Trông.

B. Thấy.

C. Dâu.

D. Thấy, ngàn dâu, xanh.

Câu 7: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

  • A. Còn.
  • B. Nước.
  • C. Say sưa.
  • D. Non.

Câu 8: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba…

  • A. Hạt gạo.
  • B. Có.
  • C. Hồ nước.
  • D. Hương.

Câu 9: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Ai dậy sớm

Đi ra đồng,

Có vừng đông

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi,

Cả đất trời

Đang chờ đón.

Võ Quảng”.

  • A. Dậy.
  • B. Ai.
  • C. Chờ đón.
  • D. Chạy.

Câu 10: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

  • A. Điệp từ “muốn làm” thể hiện tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.
  • B. Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ với Bác Hồ.
  • C. Điệp từ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác.
  • D. Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh ước mơ của nhà thơ.

Câu 11: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.

Lê Anh Xuân.

  • A. Điệp ngữ “Việt Nam” nhằm nhấn mạnh tình cảm thiết tha gắn bó và yêu thương đất nước.
  • B. Điệp ngữ “Việt Nam” nhấn mạnh sự giàu có của đất nước.
  • C. Điệp ngữ “Việt Nam” nhấn mạnh sự thịnh vượng của đất nước.
  • D. Điệp ngữ “Việt Nam” nhấn mạnh sự phát triển như vũ bão của đất nước.

Câu 12: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn văn dưới đây?

Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

  • A. Điệp ngữ “Ở mảnh đất ấy” thể hiện nỗi buồn trong lòng người.
  • B. Điệp ngữ “Ở mảnh đất ấy” thể hiện nổi nhớ về làng quê cũ,
  • C. Điệp ngữ “Ở mảnh đất ấy” nhấn mạnh cảnh sắc thiên nhiên.
  • D. Điệp ngữ “Ở mảnh đất ấy” nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu, gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác