Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu đơn là gì?

  • A. Câu có hai chủ ngữ.
  • B. Câu có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.
  • C. Câu có nhiều vế câu.
  • D. Câu có nhiều vị ngữ.

Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?

  • A. Nguyễn Khoa Điềm.
  • B. Xuân Diệu.
  • C. Vũ Bằng.
  • D. Kim Lân.

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Những năm bang đạn/ Vàng như lúa đồng"?

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Ẩn dụ.
  • D. Hoán dụ.

Câu 4: Để tả đặc điểm tính cách của người, cần quan sát yếu tố nào?

  • A. Chỉ cần quan sát cách nói chuyện.
  • B. Chỉ cần quan sát cách làm việc.
  • C. Chỉ cần quan sát cách cư xử.
  • D. Kết hợp nhiều biểu hiện khác nhau.

Câu 5: Câu ghép nào có cặp quan hệ từ tương phản trong các câu sau?

  • A. Nếu chủ nhật này trời nắng thì tôi sẽ giặt chăn.
  • B. Vì trời mưa nên anh ta nghỉ làm.
  • C. Dù đường xa nhưng Lan vẫn đi làm đúng giờ
  • D. Giá mà cô ấy đợi thêm 2 phút nữa thì anh ta đã tới đón.

Câu 6: Trước khi có bạn mới, mối quan hệ của Pam và tác giả như thế nào?

  • A. Bình thường.
  • B. Không thân thiết.
  • C. Thân nhau như hình với bóng.
  • D. Hay cãi nhau.

Câu 7: Để đoạn văn phản đối thuyết phục hơn, cần:

  • A. Dùng từ ngữ phức tạp.
  • B. Viết càng dài càng tốt.
  • C. Bổ sung dẫn chứng cụ thể, phù hợp.
  • D. Dùng nhiều từ ngữ biểu cảm.

Câu 8: Điện thoại di động hiện đại có thể thực hiện giao tiếp như thế nào?

  • A. Chỉ bằng tiếng nói.
  • B. Gọi điện bằng tiếng và hình ảnh, nhắn tin văn bản và thoại.
  • C. Chỉ nhắn tin.
  • D. Không thể giao tiếp.

Câu 9: Bên trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu trữ hiện vật gì?

  • A. Các bài thi của thí sinh trong nhiều khoa thi.
  • B. Những tấm bia khắc tên tuổi các vị tiến sĩ.
  • C. Những dụng cụ phục vụ thi cử.
  • D. Tượng của những vị tiến sĩ.

Câu 10: Đâu là giá trị lớn nhất mà Tuệ Tĩnh để lại cho đời sau?

  • A. Cách chữa bệnh bằng thuốc ngoại.
  • B. Phương pháp luyện võ.
  • C. Các loại thuốc nam và phương thuốc dân gian.
  • D. Cách trồng cây thuốc.

Câu 11: Từ đồng nghĩa là gì?

  • A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
  • C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
  • D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.

Câu 12: Đoạn văn nêu ý kiến phản đối "Việc học sinh phải làm bài tập nhiều" cần có lý do nào?

  • A. Bài tập nhiều khiến học sinh mệt mỏi và không có thời gian cho các hoạt động khác.
  • B. Học sinh làm bài tập là việc bắt buộc và không thể thay đổi.
  • C. Làm bài tập là cách duy nhất để học sinh hiểu bài.
  • D. Không cần lý do gì.

Câu 13: Câu chuyện “Một người hùng thầm lặng” bắt đầu vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12 năm 1939.
  • B. Tháng 12 năm 1938.
  • C. Tháng 3 năm 1939.
  • D. Tháng 8 năm 1939.

Câu 14: Dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây có tác dụng gì?

Tuyến xe buýt số 72 ( Từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: bến xe Yên Nghĩa  Quốc lộ 6  Cầu Mai Linh  Biên Giang  Chúc Sơn  Phú Nghĩa - Xuân Mai.

  • A. Để nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.
  • B. Để nối điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.
  • C. Để liệt kê các điểm dừng xe buýt.
  • D. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường của xe buýt.

Câu 15: Nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử vào thời gian nào? 

  • A. 16/6/1945. 
  • B. 16/7/1945. 
  • C. 16/8/1945. 
  • D. 16/9/1945.

Câu 16: Có bao nhiêu cách nối các vế trong một câu ghép?       

  • A. Một cách, nối bằng những từ có tác dụng nối.
  • B. Một cách, nối trực tiếp (không dung từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
  • C. Nối bằng những từ có tác dụng nối và nối trực tiếp (không dùng từ nối), trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
  • D. Ba cách. Nối bằng những từ có tác dụng nối. Nối trực tiếp (không dung từ nối). Nối bằng các dấu câu.

Câu 17: Bài thơ thể hiện điều gì về không gian Đất Mũi?

  • A. Sự giao hòa giữa đất và biển.
  • B. Sự phân tách giữa rừng và biển.
  • C. Sự độc lập của các vùng sinh thái
  • D. Sự khác biệt giữa đất liền và biển.

Câu 18: Trong một chương trình hoạt động, mục "kế hoạch thực hiện" cần nêu:

  • A. Kinh phí và cách chi tiêu.
  • B. Các bước tiến hành cụ thể theo trình tự thời gian.
  • C. Địa điểm tổ chức.
  • D. Mục tiêu của hoạt động.

Câu 19: Trần Đại Nghĩa học các ngành nào ở Pháp?

  • A. Kỹ sư cầu cống, điện, hàng không.
  • B. Kỹ sư cơ khí, điện tử, quân sự.
  • C. Kỹ sư quân sự, hóa học, vũ khí.
  • D. Kỹ sư xây dựng, điện, tin học.

Câu 20: Từ ngữ nào dùng để miêu tả cảnh vật được quan sát bằng mắt?

  • A. Thơm ngào ngạt.
  • B. Ngọt ngào.
  • C. Lấp lánh, rực rỡ.
  • D. Náo nhiệt, ồn ào.

Câu 21: "Điện thoại thông minh rất tiện lợi nhưng cũng gây nhiều tác hại. Thiết bị này cần được sử dụng hợp lý." Cụm từ "thiết bị này" thay thế cho:

  • A. Sự tiện lợi.
  • B. Tác hại.
  • C. Điện thoại thông minh.
  • D. Cách sử dụng.

Câu 22: "Nam thích chơi bóng đá. Bóng đá giúp Nam rèn luyện sức khỏe." Từ nào được lặp để tạo sự liên kết?

  • A. Nam.
  • B. Thích.
  • C. Bóng đá.
  • D. Nam và bóng đá.

Câu 23: Đại từ là gì?

  • A. Từ dùng để thay thế danh từ.
  • B. Từ dùng để thay thế động từ.
  • C. Từ dùng để xưng hô và thay thế danh từ, động từ, tính từ cho khỏi lặp lại.
  • D. Từ dùng để nối câu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác