Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 15: Viết bài văn tả phong cảnh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 15: Viết bài văn tả phong cảnh sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Hồ trên núi

Hồ T'Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.

Sáng sớm, khi sương chưa tan, T'Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.

Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.

Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.

Theo Nguyên Sơn

Câu 1: Đoạn văn trên miêu tả phong cảnh gì?

  • A. Hồ T’Nưng.
  • B. Hồ Ba Bể.
  • C. Hồ Tây.
  • D. Hồ Gươm.

Câu 2: Người viết miêu tả phong cảnh theo trình tự nào?

  • A. Trình tự không gian từ xa đến gần
  • B. Trình tự thời gian các buổi trong ngày kết hợp trình tự không gian.
  • C. Trình tự thời gian các mùa trong năm.
  • D. Trình tự không gian từ trái sang phải.

Câu 3: Đâu là hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn?

  • A. T'Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng.
  • B. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
  • C. Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền.
  • D. Hồ T'Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. 

Câu 4: Đâu là hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn?

  • A. Ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.
  • B. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
  • C. Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
  • D. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.

Câu 5: Người viết đã vận dụng giác quan nào để cảm nhận cảnh vật?

  • A. Mắt.
  • B. Tai.
  • C. Mắt và mũi.
  • D. Mắt và tai.

Câu 6: Tác giả miêu tả phong cảnh vào những thời điểm nào?

  • A. Sáng sớm và đêm muộn.
  • B. Giữa trưa và chiều tà.
  • C. Bình minh và hoàng hôn.
  • D. Sáng sớm, buổi trưa và hoàng hôn.

Câu 7: Có những cách mở bài nào?

  • A. Gián tiếp.
  • B. Trực tiếp.
  • C. Mở rộng.
  • D. Gián tiếp và trực tiếp.

Câu 8: Có những cách kết bài nào?

  • A. Mở rộng.
  • B. Mở rộng và không mở rộng.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Trực tiếp và gián tiếp.

Câu 9: Theo em, đâu là sự vật, hiện tượng của đoạn văn miêu tả phong cảnh mùa thu?

  • A. Hoa phượng mở đỏ rực.
  • B. Lá vàng rơi xào xạc.
  • C. Nắng oi ả, chói chang.
  • D. Những cơn gió mùa rét buốt.

Câu 10: Theo em, đâu là âm thanh có thể xuất hiện trong đoạn văn miêu tả phong cảnh mùa thu?

  • A. Tiếng pháo hoa đón năm mới nổ đì đùng.
  • B. Tiếng ve kêu râm ran.
  • C. Tiếng chim én ngân vang.
  • D. Tiếng trống tựu trường.

Câu 11: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
  • B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
  • C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
  • D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.

Câu 12: Phần thân bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • B. Tả từng phần của phong cảnh.
  • C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Nêu suy nghĩ về phong cảnh.

Câu 13: Phần kết bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?

  • A. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
  • B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
  • C. Nêu sự thay đổi của phong cảnh.
  • D. Nêu điểm độc đáo nhất của phong cảnh.

Câu 14: Đâu là lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh?

  • A. Chỉ cần trình bày phần mở bài và thân bài, có thể bỏ phần kết bài.
  • B. Miêu tả toàn bộ những sự vật, hiện tượng có trong phong cảnh.
  • C. Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
  • D. Hạn chế sử dụng những hình ảnh nhân hóa, so sánh.

Câu 15: Theo em, hang động nào của Việt Nam được công nhận là hang động lớn nhất thế giới?

  • A. Hang động Tràng An  - Ninh Bình.
  • B. Hang Múa – Ninh Bình.
  • C. Động Thiên Đường – Quảng Bình.
  • D. Hang Sơn Đoòng – Quảng Bình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác