Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 27: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi 1 - 3:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
Câu 1: Điệp ngữ “đây” trong “Trời xanh đây”, “Núi rừng đây” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của Tổ quốc.
- B. Nhấn mạnh sự to lớn, hùng vĩ của thiên nhiên.
- C. Nhấn mạnh tình yêu đất nước.
- D. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên.
Câu 2: Điệp ngữ “của chúng ta” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?
- A. Nhấn mạnh số lượng nhiều, phong phú.
- B. Bộc lộ niềm tự hào về sự giàu có, thịnh vượng của đất nước.
C. Khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nước, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh.
- D. Thể hiện tình yêu nước.
Câu 3: Điệp ngữ “những” trong đoạn thơ trên có có tác dụng gì?
- A. Ngợi ca sự giàu có, phát triển của đất nước.
B. Gợi vẻ đẹp giàu có của đất nước nhằm bộc lộ cảm xúc yêu thương và tự hào.
- C. Gợi tả sự hùng vĩ của cảnh vật.
- D. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên.
Câu 4: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
- A. Dân ta, đồng bào.
- B. Hoàn toàn.
- C. Độc lập, tự do.
D. Ham muốn, hoàn toàn, ai.
Câu 5: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
“Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Giây phút thiêng anh gọi Bác ba lần”.
- A. Hồ Chí Minh.
- B. Bác.
- C. Ba lần.
D. Hồ Chí Minh muôn năm.
Câu 6: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
“Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng”.
A. Từ.
B. Cái bống.
C. Cái bang.
D. Bãi sông.
Câu 7: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.
A. Nhìn.
- B. Sao trời.
- C. Gió.
- D. Chim
Câu 8: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh màu sắc được miêu tả?
Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.
- A. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, tràn ngập màu xanh bãi ngô, thảm cỏ.
B. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh: xanh rất non tơ của đồng lúa, xanh thật đậm đà của bãi ngô, xanh đến mượt mà của thảm cỏ.
- C. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh bãi ngô, màu xanh thảm cỏ.
- D. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, làng quê tôi tràn ngập màu xanh bãi ngô, làng quê tôi tràn ngập màu xanh thảm cỏ.
Câu 9: Viết lại câu văn dưới đây có sử dụng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh hương thơm được miêu tả?
Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương tỏa lan khắp vườn.
- A. Hoa hồng đều thơm gần, hoa huệ, hoa nhài thơm đây đó.
- B. Hoa hồng thơm gần, hoa huệ thơm xa, hoa nhài hương thơm tỏa lan khắp vườn.
- C. Hoa hồng đều thơm gần, hoa huệ, hoa nhài thơm đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
D. Hoa hồng thơm gần, hoa huệ thơm xa, hoa nhài thơm đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say.
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay.
Ai trồng cây
Người đó có bóng mát
Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn lên từng ngày.
Ai trồng cây…
Em trồng cây…
Em trồng cây…
Bế Kiến Quốc
Câu 10: Những điệp ngữ đi liền với nhau (“Ai trồng cây” – “Người đó có”) đã giúp em cảm nhận được điều gì?
A. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” giúp người đọc cảm nhận rõ được mối quan hệ “nhân – quả” tất yếu, ngầm chứa đựng lời kêu gọi mọi người hãy tích cực tham gia trồng cây.
- B. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết cùng nhau làm việc.
- C. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” nhấn mạnh kết quả của sự chăm chỉ, chịu khó.
- D. Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “Người đó có” nhằm cổ vũ mọi người cùng tham gia trồn cây.
Câu 11: Điệp ngữ Em trồng cây… nhằm nhấn mạnh ý gì?
- A. Nhấn mạnh sự hồn nhiên của các em thiếu nhi.
- B. Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của các em thiếu nhi.
- C. Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết tham gia trồng cây của các em thiếu nhi.
D. Nhấn mạnh việc tham gia trồng cây một cách tích cực (được nhiều cây) của các em thiếu nhi.
Câu 12: Ở vị trí cuối đoạn, điệp ngữ “Em trồng cây” còn có tác dụng gì về âm điệu câu thơ?
A. Tạo âm điệu nhịp nhàng của câu thơ, gợi những bước chân đi trồng cây thật vui vẻ, đáng yêu.
- B. Tạo kết thúc bất ngờ cho đoạn thơ.
- C. Tạo âm điệu vui tươi, phấn khởi khi đi trồng cây.
- D. Tạo sự nhịp nhàng cho bài thơ.
Bình luận