Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 16: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 16: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu không phải là ưu điểm của bài văn miêu tả phong cảnh?
A. Sắp xếp ý lộn xộn, không hợp lý.
- B. Xác định đúng yêu cầu đề bài.
- C. Bài viết đầy đủ ba phần.
- D. Chữ viết đẹp, sáng rõ.
Câu 2: Đâu là hạn chế của bài văn miêu tả phong cảnh?
- A. Bài viết sử dụng mở bài gián tiếp.
- B. Bài viết sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh hợp lí làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
- C. Bài viết sắp xếp ý theo trình tự thời gian.
D. Bài viết còn nhiều lỗi chính tả, sai ngữ pháp câu.
Câu 3: Đâu không phải là yếu tố em cần đánh giá ở phần thân bài của bài văn miêu tả phong cảnh?
- A. Cách quan sát.
- B. Cách chọn lọc chi tiết.
C. Cách liên hệ thực tế.
- D. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh.
Câu 4: Khi đánh giá mở bài của bài văn miêu tả phong cảnh, em sẽ quan tâm tới điều gì?
- A. Mở bài trực tiếp, ngắn gọn.
B. Cách mở bài phải gây được ấn tượng với người đọc.
- C. Mở bài phải có câu thơ hoặc câu hát liên quan đến phong cảnh chọn tả.
- D. Mở bài phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết với phong cảnh chọn tả.
Câu 5: Khi đánh giá kết bài của bài văn miêu tả phong cảnh, em sẽ quan tâm tới điều gì?
- A. Cách giới thiệu về phong cảnh.
- B. Cách quan sát phong cảnh.
- C. Các bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ.
D. Các bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và cách liên hệ thực tế.
Câu 6: Đâu là yếu tố em cần chỉnh sửa ở bài viết miêu tả phong cảnh?
A. Chỉnh sửa từ ngữ, diễn đạt.
- B. Chỉnh sửa lại dàn ý bài viết.
- C. Lựa chọn lại phong cảnh khác để miêu tả.
- D. Không sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.
Câu 7: Đâu là cách viết lại một câu văn hoặc đoạn văn trong bài làm của em cho hay hơn, thú vị hơn?
- A. Miêu tả toàn bộ sự vật, hiện tượng có trong phong cảnh được miêu tả.
B. Đan xen câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả.
- C. Khẳng định giá trị của phong cảnh.
- D. Giới thiệu được nhiều thông tin hiếm có, ít người biết đến về phong cảnh.
Câu 8: Đâu là cách viết lại câu văn dưới đây cho hay và thú vị hơn?
Hai cây trạng nguyên trước cổng cũng xòe những tán lá đỏ.
- A. Hai cây trạng nguyên trước cổng cũng xòe những tán lá đỏ rực rỡ.
B. Hai cây trạng nguyên trước cổng cũng xòe những tán lá đỏ như những cánh hoa tươi thắm.
- C. Những tán lá đỏ của cây cây trạng nguyên trước cổng xòe ra rực rỡ.
- D. Rực rỡ màu đỏ của những tán lá trên hai cây trạng nguyên trước cổng.
Câu 9: Đâu là cách viết lại câu văn dưới đây cho hay và thú vị hơn?
Vùng ngoại ô vào buổi chiều hè mang vẻ đẹp bình dị.
- A. Vùng ngoại ô chỉ mang dáng vẻ vình dị vào mỗi buổi chiều hè.
- B. Vùng ngoại ô thật bình dị vào buổi chiều hè.
- C. Buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật bình dị.
D. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Câu 10: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết vì sao đây là một đoạn văn tả phong cảnh sinh động, hấp dẫn?
Vườn cây vào đông, lá vàng bay lả tả trên nền đất lạnh. Sương giá quấn quanh ngọn những cành khô. Đêm xuống, gió bấc thổi hun hút. Chú chim sâu rét. Chú đâm nản lòng. Chú nằm vo tròn trong cái tổ lá ngái treo đu đưa. Mặt Trời đã lên cao, chú mới ra khỏi tổ.
Nguyễn Kiên.
A. Sử dụng hình ảnh nhân hóa thú vị, gây ấn tượng.
- B. Đoạn văn ngắn gọn, súc tích.
- C. Đoạn văn miêu tả được khoảnh khắc giao mùa.
- D. Đoạn văn miêu tả hình ảnh của chú chim sâu đi tránh rét.
Bình luận