Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài viết, em cần lưu ý điều gì dưới đây?
A. Chọn được từ ngữ phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- B. Thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về bài thơ.
- C. Chỉ thể hiện một cảm xúc về bài thơ.
- D. Không cần thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ.
Câu 2: Trong phần triển khai, em cần đáp ứng được yêu cầu nào?
- A. Viết dài, phân tích sâu, chi tiết.
B. Sắp xếp các ý một các hợp lí.
- C. Rút ra được bài học từ nhân vật.
- D. Đưa được hình ảnh của nhân vật.
Câu 3: Khi chỉnh sửa bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ, em cần chú ý điểm gì?
- A. Sửa lại nội dung câu chuyện để phù hợp hơn với tính cách nhân vật.
- B. Soát lỗi chính tả.
- C. Chỉnh sửa đặt câu.
D. Chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu nếu có.
Câu 4: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có yêu cầu nào về mặt diễn đạt?
- A. Ngôn ngữ không cần giàu cảm xúc, cần chân thực và truyền tải được nội dung bài thơ.
- B. Giọng điệu lạnh lùng, sắc sảo.
C. Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ.
- D. Thể hiện tình cảm, cảm xúc tiêu cực về bài thơ.
Câu 5: Phần mở đầu trong đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ cần đạt được yêu cầu như thế nào?
- A. Phần mở đầu dài.
- B. Phần mở đầu có lồng ghép một bài thơ.
C. Phần mở đầu cần hấp dẫn, thu hút người đọc.
- D. Có thể bỏ phần mở đầu.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Hạt gạo làng ta
(trích)
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Trần Đăng Khoa
Câu 6: Hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp tu từ nào?
- A. Điệp từ.
- B. Điệp ngữ.
C. So sánh.
- D. Nhân hóa.
Câu 7: Đoạn thơ có nội dung chính là gì?
- A. Sự háo hức, mong chờ lúa chín của người nông dân.
- B. Thời tiết khắc nghiệt của mùa hè.
C. Miêu tả sự vất vả, cực nhọc của người nông dân để làm ra hạt gạo quý giá.
- D. Tình yêu quê hương, làng xóm.
Câu 8: Điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. Có.
- B. Mẹ.
- C. Mưa tháng ba.
- D. Bão tháng bảy.
Câu 9: Sự vất vả của người nông dân được miêu tả như thế nào?
- A. Khó khăn, thiếu thốn.
- B. Chiến tranh tàn phá.
- C. Mùa màng thất thu.
D. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Câu 10: Đoạn thơ đã gợi ra cho em tình cảm, cảm xúc gì?
- A. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu những điều bình dị của cuộc sống.
- B. Sự yêu mến mùa hè tươi đẹp.
- C. Sự ngưỡng mộ kinh nghiệm trồng lúa của người nông dân.
D. Sự biết ơn, trân trọng công sức lao động của người nông dân khi làm ra hạt gạo.
Câu 11: Theo em, điều gì làm nên sức sống của một bài thơ?
- A. Độ dài của một bài thơ.
- B. Thời điểm sáng tác của một bài thơ.
- C. Các biện pháp tu từ được sử dụng.
D. Nội dung sâu sắc, giàu ý nghĩa, nghệ thuật độc đáo, ấn tượng.
Câu 12: Bài thơ hay sẽ tác động đến người đọc như thế nào?
A. Tác động đến tình cảm, cảm xúc và gợi nhiều suy tư, trăn trở cho người đọc.
- B. Khiến người đọc thuộc lòng bài thơ đó.
- C. Người đọc xúc động, tự hào khi đọc bài thơ.
- D. Ấn tượng, mãi không quên.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 28: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bình luận