Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bằng cách nào, tác giả giúp ta cảm nhận được những hòn đảo ở Hạ Long được tạo hóa xếp đặt thú vị?

  • A. Vì tác giả coi những hòn đá đều mang trong mình một sự sống mới.
  • B. Vì tác giả thấy những hòn đá được sắp xếp như những quân cờ trên mặt biển.
  • C. Vì tác giả gắn đặc điểm của những hòn đảo ở Hạ Long với những loài vật gần gũi với con người.
  • D. Vì tác giả miêu tả hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.

Câu 2: Khi ngắm đảo ở vịnh Hạ Long, vì sao tác giả có cảm giác được “chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hóa đá”?

  • A. Vì vịnh Hạ Long có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ bằng đá sừng sững.
  • B. Vì vịnh Hạ Long có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ bằng đá sừng sững.
  • C. Vì vịnh Hạ Long mang nét cổ kính qua nhiều năm.
  • D. Vì vịnh Hạ Long có nhiều đảo trải qua hàng chục năm.

Câu 3:  Chủ đề của bài “Những hòn đảo trên Vịnh Hạ Long” là gì?

  • A. Vẻ đẹp sự kì thú của những hòn đảo trên vịnh Hạ Long.
  • B. Sự thơ mộng, huyền bí của sông nước Hạ Long.
  • C. Sự cuốn hút của thiên nhiên Hạ Long đối với du khách.
  • D. Những cảnh đẹp có một không hai của thiên nhiên.

Câu 4: Những hòn đảo của Hạ Long được miêu tả bằng cách nào?

  • A. Được tác giả miêu tả bằng những loài vật sống trên cạn.
  • B. Gắn đặc điểm những hòn đảo ở Hạ Long với những loài vật, sự vật, sự việc gần gũi với con người.
  • C. Được tác giả miêu tả bằng những hành động trong cuộc sống hàng ngày của con người.
  • D. Được tác giả miêu tả bằng những đặc điểm của con gà chọi và con cóc.

Câu 5: Qua bút pháp miêu tả những hòn đảo trên vịnh Hạ Long, em thấy tác giả là một người như thế nào?

  • A. Là người say mê cái đẹp, yêu thích sự yên bình..
  • B. Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
  • C. Là người say mê những điều giản dị.
  • D. Là người cẩn thận, chu toàn.

Câu 6: Những hòn đảo nào được tác giả nhắc đến trong bài đọc?

  • A. Bồ Câu, Gà Chọi, Con Cóc, Ông Lã Vọng.
  • B. Con Cóc, Gà Chọi, Ông Lã Vọng, Mái Nhà.
  • C. Ông Lã Vọng, Đầu Gỗ, Gà Chọi, Mái Nhà.
  • D. Gà Chọi, Bồ Câu, Đầu Gỗ, Ông Lã Vọng.

Câu 7: Hòn nào được miêu tả “như ông lão trầm tính ngồi câu cá”?

  • A. Hòn Con Cóc.
  • B. Hòn Mái Nhà.
  • C. Hòn Gà Chọi.
  • D. Hòn Ông Lã Vọng.

Câu 8: Tại sao đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu?

  • A. Vì mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống.
  • B. Vì ở đây mọc lên rất nhiều hòn đảo.
  • C. Vì là thắng cảnh có một không hai của nước ta.
  • D. Vì có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.

Câu 9: Ngắm Hạ Long với nghìn núi đá sừng sững, tác giả có cảm giác như thế nào?

  • A. Các hòn đảo nối mặt biển với chân trời.
  • B. Có rất nhiều hang đảo đẹp.
  • C. Mỗi hòn đảo gắn với một sự tích huyền bí.
  • D. Được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hóa đá.

Câu 10: “Hòn chông chênh như con cóc ngồi bờ giếng” được gọi là hòn gì?

  • A. Hòn Gà Chọi.
  • B. Hòn Ông Lã Vọng.
  • C. Hòn Trống Mái.
  • D. Hòn Con Cóc.

Câu 11: “Nhấp nhô” là từ loại gì?

  • A. Danh từ.
  • B. Động từ.
  • C. Tính từ.
  • D. Không xác định được.

Câu 12: Từ nào dưới đây dồng nghĩa với từ “ngắm nhìn”?

  • A. Chiêm ngưỡng.
  • B. Quần tụ.
  • C. Vững chắc.
  • D. Thưa thớt.

Câu 13: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “quần tụ”?

  • A. Trầm lặng.
  • B. Vững chãi.
  • C. Chiêm ngưỡng.
  • D. Quây quần.

Câu 14: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là “di sản thiên nhiên thế giới” vào năm nào?

  • A. Năm 1994 và năm 2000.
  • B. Năm 1994.
  • C. Năm 2000.
  • D. Năm 2002.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác