Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 32: Sự tích chú Tễu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 32: Sự tích chú Tễu sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, cho thấy anh Tễu là người như thế nào?

  • A. Hài hước, vui tính.
  • B. Khắt khe, khó tính.
  • C. Yêu đời, có ước mơ, khát vọng.
  • D. Ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Câu 2: Vì sao ông quản dạy cho anh Tễu những quân rối hề?

  • A. Vì thấy chú Tễu ngộ nghĩnh, hoạt bát.
  • B. Vì thấy chú Tễu mạnh mẽ, quyết đoán. 
  • C. Vì thấy chú Tễu chín chắn, trưởng thành.
  • D. Vì thấy cú Tễu nghiêm túc, coi trọng nghề múa rối.

Câu 3:  Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình?

  • A. Vì ông thấy chú Tễu không muốn ở lại phường rối.
  • B. Vì ông hiểu đó là mong ước làm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn.
  • C. Vì đó cũng là tâm nguyện của ông nhưng bản thân ông không thực hiện được.
  • D. Vì đó là mong muốn của cha mẹ chú Tễu.

Câu 4: Những giấc mơ của chú Tễu thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện sự hồn nhiên của trẻ nhỏ.
  • B. Thể hiện sự mê say rối nước đã ăn sâu vào tâm hồn chú Tễu.
  • C. Thể hiện sự mê muội múa rối nước không thoát ra được.
  • D. Thể hiện sự sáng tạo của chú Tễu.

Câu 5: Vì sao ông quản muốn lấy hình tượng chú Tễu làm hình mẫu khắc tạc quân rối mới?

  • A. Để mọi người biết đến chú Tễu nhiều hơn.
  • B. Vì đó là hình mẫu thu hút mọi người đến xem rối nước.
  • C. Vì ông quản muốn mọi người nhớ đến chú Tễu với vai trò là người lưu giữ và phát huy nghệ thuật múa rối nước.
  • D. Vì ông quản rất nhớ chú Tễu.

Câu 6: Ai là người mách cậu tới ông quản phường?

  • A. Mẹ.
  • B. Bố.
  • C. Bạn bè.
  • D. Bà ngoại.

Câu 7: Ông quản phường có nhận xét gì về anh Tễu?

  • A. Thông minh, nhanh nhẹn.
  • B. Hoạt bát, đẹp trai.
  • C. Đáng yêu, dễ thương.
  • D. Ngộ nghĩnh, hoạt bát.

Câu 8: Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường đã hát lời gì?

  • A. Hãy vui…i…a…là vui như chú Tễu.
  • B. Hãy vui…i…a…là vui như anh Tễu.
  • C. Hãy vui…i…a…là vui như cậu Tễu.
  • D. Hãy vui…i…a…là vui như ông quản phường.

Câu 9: Tại sao, chú Tễu lại cảm thấy đăm chiêu sau các buổi diễn?

  • A. Vì cậu không còn thích ca hát sau tấm rèm nữa.
  • B. Vì cậu mơ thấy mẹ đang ở nhà gọi cậu.
  • C. Vì cậu gần đây mơ thấy một nơi có nhà thủy đình, đầy sức ngân nga.
  • D. Vì cậu muốn đi học hỏi người khác hát rối nước.

Câu 10: Múa rối nước là nghệ thuật biểu diễn của vùng nào?

  • A. Nam Bộ.
  • B. Trung Bộ.
  • C. Bắc Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ.

Câu 11: Những hình ảnh minh họa trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện tư tưởng chính của bài đọc.
  • B. Thể hiện sự tinh tế của tác giả.
  • C. Giúp văn bản trở nên sinh động, thú vị, người đọc dễ hình dung sự việc, hoàn cảnh hơn.
  • D. Giúp nhân vật hiện lên trước mắt người đọc.

Câu 12: Đâu là nhận định không đúng về nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam?

  • A. Gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ
  • B. Được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
  • C. Là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam.
  • D. Chỉ được biểu diễn vào ngày Tết cổ truyền.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác