Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 5: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 5: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
VIẾT: ĐÁNH GIÁ, CHÍNH SỬA BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Câu 1: Đâu là nội dung cần có trong phần mở bài của bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Giới thiệu được tác giả của câu chuyện.
B. Giới thiệu được câu chuyện (tên truyện, nhân vật…).
- C. Nêu được đặc điểm tính cách của nhân vật.
- D. Miêu tả được ngoại hình của nhân vật.
Câu 2: Các chi tiết được sáng tạo trong bài viết cần đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Không thay đổi so với câu chuyện gốc.
B. Hợp lí, làm nổi bật tính cách nhân vật.
- C. Làm thay đổi nội dung, ý nghĩ của câu chuyện.
- D. Giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa câu chuyện.
Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm của một bài văn kể chuyện được đánh giá là sáng tạo, mới mẻ?
- A. Cách viết mở bài ấn tượng.
- B. Kết bài nêu được cảm xúc, suy nghĩ hoặc đưa ra một kết thúc mới.
- C. Lựa chọn được chi tiết độc đáo, phù hợp.
D. Giữ nguyên diễn biến câu chuyện, không thay đổi.
Câu 4: Đâu là yêu cầu cần có ở phần thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Mô tả kĩ đặc điểm của từng nhân vật.
- B. Giới thiệu rõ ràng, đầy đủ về câu chuyện.
C. Kể lại sáng tạo những chi tiết, sự việc mà người viết đã chọn.
- D. Tạo cho nhân vật những tính cách mới.
Câu 5: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, những chi tiết thêm vào có tác dụng gì?
A. Giúp bài văn sinh động, hấp dẫn.
- B. Giúp câu chuyện thêm ý nghĩa, sâu sắc.
- C. Giúp người viết rèn luyện khả năng tưởng tượng.
- D. Giúp người đọc dễ hình dung về diễn biến câu chuyện.
Câu 6: Đâu là ưu điểm của một bài viết kể chuyện sáng tạo?
A. Bài viết đầy đủ ba phần.
- B. Bài viết kể lại chính xác tuyệt đối diễn biến câu chuyện.
- C. Bài viết bổ sung thêm rất nhiều nhân vật.
- D. Bài viết thay đổi hoàn toàn ý nghĩa câu chuyện.
Câu 7: Thế nào là một bài văn kể chuyện sáng tạo hấp dẫn, thú vị?
A. Cốt truyện giàu ý nghĩa, cách kể mới mẻ, độc đáo, thể hiện được cá tính sáng tạo của người viết nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
- B. Cốt truyện đặc sắc, hấp dẫn, cách kể mới mẻ, sáng tạo làm thay đổi được nội dung trở nên hay hơn và có hậu hơn.
- C. Biến nhân vật trở thành một người có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp đi dến cái kết có hậu cho câu chuyện.
- D. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật phải được người viết sáng tạo thật độc đáo và mới mẻ.
Câu 8: Đâu là hạn chế của một bài viết kể chuyện sáng tạo?
A. Các chi tiết sáng tạo chưa hấp dẫn.
- B. Kể được đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện.
- C. Thay đổi kết thúc câu chuyện một cách sáng tạo.
- D. Lựa chọn được chi tiết nổi bật để đưa vào bài viết.
Câu 9: Khi đánh giá một bài viết kể chuyện sáng tạo, em cần chú ý đến những yếu tố nào? Chọn đáp án đúng nhất.
- A. Trình tự kể.
B. Trình tự kể, cách dùng từ, cấu tạo của bài viết.
- C. Độ dài của bài viết.
- D. Cách dùng từ, đặt câu.
Câu 10: Đâu là nội dung cần có trong phần kết bài của bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Nêu được kết thúc câu chuyện.
B. Nêu được kết thúc câu chuyện và bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.
- C. Nêu được ý nghĩa về hành động của nhân vật trong truyện.
- D. Nêu được diễn biến chính của câu chuyện.
Câu 11: Tại sao cần phải lựa chọn cách sáng tạo trước khi làm bài văn kể chuyện sáng tạo?
- A. Để thu hút hơn với người đọc, người nghe.
B. Để chủ động dễ dàng trong quá trình làm bài.
- C. Để biết được nội dung câu chuyện.
- D. Để chọn được câu chuyện phù hợp.
Câu 12: Đóng vai nhân vật để kể chuyện có tác dụng gì trong bài viết kể chuyện sáng tạo?
- A. Thể hiện sự thấu hiểu với hoàn cảnh của nhân vật.
B. Thể hiện lời nói, ý nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến nhận xét, đánh giá… phù hợp.
- C. Câu chuyện sẽ tăng sự hài hước, thú vị.
- D. Thể hiện sự đồng cảm của người viết với nhân vật.
Câu 13: Tại sao cần phải lựa chọn câu chuyện trước?
- A. Vì cần phải chọn câu chuyện hay.
- B. Vì cần chọn câu chuyện có ý nghĩa.
C. Vì để phù hợp với đề bài.
- D. Vì để câu chuyện phù hợp với lứa tuổi.
Câu 14: Đâu là lưu ý quan trọng khi đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện?
A. Chọn lời xưng hô phù hợp.
- B. Lựa chọn câu chuyện có nội dung ý nghĩa.
- C. Lựa chọn nhân vật nổi bật, có cá tính khác biệt nhất.
- D. Thay đổi góc nhìn, suy nghĩ của nhân vật theo góc nhìn, suy nghĩ của người viết.
Bình luận