Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Phong cảnh quê Bác

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh

Câu 1: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

  • A. Thân bài tả từng phần của phong cảnh.
  • B. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Mở bài.
  • D. Kết bài.

Câu 2: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?

Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
  • C. Thân bài miêu tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Kết bài.

Câu 3: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
  • C. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Kết bài.

Câu 4: Bài văn miêu tả phong cảnh nào?

  • A. Ngọn núi ở Nghệ An.
  • B. Thành phố Nghệ An.
  • C. Phong cảnh vùng quê Bác Hồ.
  • D. Nơi Bác Hồ từng đến thăm.

Câu 5: Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?

  • A. Từ xa đến gần.
  • B. Từ quá khứ đến hiện tại.
  • C. Trình tự thời gian.
  • D. Trình tự không gian.

Câu 6: Cảm xúc, tình cảm của tác giả trong bài văn Phong cảnh quê Bác là gì?

  • A. Vui vẻ, háo hức, phấn khởi.
  • B. Yên bình, mặn mà, ấm áp.
  • C. Lo lắng, sợ hãi.
  • D. Mệt mỏi, buồn chán.

Câu 7: Em nên vận dụng những giác quan nào để quan sát phong cảnh?

  • A. Mắt.
  • B. Mũi.
  • C. Miệng.
  • D. Kết hợp nhiều giác quan như mắt, mũi, tai…

Câu 8: Em có thể lựa chọn những phong cảnh nào để miêu tả?

  • A. Những phong cảnh chỉ có trong phim hoạt hình.
  • B. Những phong cảnh có trên báo, ti vi.
  • C. Những phong cảnh xung quanh em mà em có thể quan sát được hàng ngày.
  • D. Những phong cảnh có trong trí tưởng tượng của em.

Câu 9: Đâu là từ để miêu tả phong cảnh?

  • A. Tốt đẹp.
  • B. Thanh bình, yên tĩnh.
  • C. Hào hứng.
  • D. Nhạy cảm, tinh tế.

Câu 10: Khi quan sát phong cảnh, em cần chú ý điều gì?

  • A. Sự nổi tiếng của phong cảnh.
  • B. Sự thay đổi của phong cảnh ở những thời điểm khác nhau.
  • C. Sự quan tâm của mọi người xung quanh đến phong cảnh.
  • D. Sự giàu có tài nguyên ở nơi có phong cảnh.

Câu 11: Khi miêu tả phong cảnh, em cần chú ý điều gì sau đây?

  • A. Bài viết phải dài, phải thật chi tiết.
  • B. Phải miêu tả tất cả các sự vật có trong phong cảnh.
  • C. Phải làm nổi bật được đặc điểm của phong cảnh.
  • D. Cần đưa nhiều hình ảnh sinh động vào bài viết.

Câu 12: Phần mở bài, khi giới thiệu cảnh chọn tả, em cần đưa những thông tin gì?

  • A. Tên cảnh.
  • B. Địa điểm.
  • C. Thời gian.
  • D. Tên cảnh, địa điểm, thời gian.

Câu 13: Khi miêu tả phong cảnh, em sẽ được bỗi dưỡng tình cảm gì?

  • A. Tình yêu văn học.
  • B. Sự sẻ chia.
  • C. Tình yêu thiên nhiên.
  • D. Tình yêu thương.

Câu 14: Theo em, để bài viết thêm sinh động, em cần sử dụng những hình ảnh nào để miêu tả phong cảnh?

  • A. Hình ảnh so sánh.
  • B. Hình ảnh nhân hóa.
  • C. Hình ảnh không có thực.
  • D. Hình ảnh nhân hóa, so sánh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác