Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 19: Luyện tập sử dụng từ điển

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 19: Luyện tập sử dụng từ điển sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tra từ điển và cho biết nghĩa của từ hiểu biết là gì?

  • A. Biết rõ, nhận ra bản chất của vấn đề bằng sự vận dụng trí tuệ.
  • B. Biết được tình cảm, cảm xúc của người khác.
  • C. Giải thích cho người khác thấy ý nghĩa của việc cần làm.
  • D. Lòng kính yêu và biết ơn.

Câu 2: Tra từ điển và cho biết nghĩa của từ đa dụng là gì?

  • A. Có lắm mưu kế và có đủ tài trí.
  • B. Có nhiều công dụng, nhiều tác dụng khác nhau.
  • C. Hay nghi ngờ.
  • D. Làm cho trở nên đa dạng.

Câu 3: Tra từ điển và cho biết đâu không phải nghĩa của từ gác là gì?

  • A. Để sang một bên, không nghĩ gì đến, không để ý tới.
  • B. Tầng nhà xây dựng liền lên trên tầng khác.
  • C. Vải thưa, nhẹ, đặt lên trên vết thương.
  • D. Trông nom, giữ gìn để đảm bảo an toàn.

Câu 4: Từ điển tiếng Việt được sắp xếp như thế nào?

  • A. Sắp xếp theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
  • B. Sắp xếp từ nguyên âm đến phụ âm.
  • C. Sắp xếp từ phụ âm đến nguyên âm.
  • D. Sắp xếp ngẫu nhiên.

Câu 5: Với những từ đa nghĩa, các nghĩa được phân biệt như thế nào?

  • A. Đánh chữ số La Mã I, II, III…
  • B. Sắp xếp ngẫu nhiên.
  • C. Được đánh chữ số 1, 2, 3…
  • D. Được đánh chữ cái a, b, c…

Câu 6: Các ví dụ trong từ điển có vai trò gì?

  • A. Bổ sung hoặc minh họa cho nghĩa của từ, làm sáng tỏ nghĩa và cách sử dụng từ.
  • B. Bổ sung nghĩa cho từ.
  • C. Làm sáng tỏ nghĩa.
  • D. Hướng dẫn sử dụng từ trong trường hợp cụ thể.

Câu 7: Cuốn từ điển nào dưới đây giúp em tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ?

  • A. Từ điển Hán – Nôm.
  • B. Từ điển tiếng Việt.
  • C. Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.
  • D. Từ điển thành ngữ và tục ngữ.

Câu 8: Cuốn từ điển nào dưới đây giúp em tìm hiểu nghĩa của các từ đồng nghĩa?

  • A. Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.
  • B. Từ điển từ trái nghĩa tiếng Việt.
  • C. Từ điển Anh – Việt.
  • D. Từ điển chính tả tiếng Việt.

Câu 9: Cuốn từ điển nào dưới đây giúp em tìm hiểu nghĩa của các từ trái nghĩa?

  • A. Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.
  • B. Từ điển tiếng Việt.
  • C. Từ điển từ láy.
  • D. Từ điển đồng nghĩa trái nghĩa tiếng Việt.

Câu 10: Để tìm nghĩa của từ học hành trong từ điển, em sẽ tìm mục bắt đầu bằng chữ gì?

  • A. Chữ A.
  • B. Chữ B.
  • C. Chữ H.
  • D. Chữ M.

Câu 1: Tra từ điển thành ngữ, tục ngữ và cho biết ý nghĩa của thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau?

  • A. Cảnh lép vế, bị khinh thường.
  • B. Lối sống của kẻ ích kỉ, thấy có lợi vội tranh trước, gặp khó khăn lại đùn đẩy cho người khác.
  • C. Độ lượng, bỏ qua cho nhau, không nên nhắc lại chuyện đã qua.
  • D. Một phong tục ở làng xã thời xưa.

Câu 12: Đâu không phải là một dạng từ điển tra cứu nghĩa của từ tiếng Việt?

  • A. Từ điển đồng nghĩa.
  • B. Từ điển thành ngữ.
  • C. Từ điển song ngữ.
  • D. Từ điển thần học.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác