Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tại sao chùa Một Cột lại trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?
- A. Vì kiến trúc của nó rất lạ mắt và chỉ có một cột.
- B. Vì nó bốn cái mái cong cong mềm mại.
C. Vì nó còn là biểu tượng của trí tuệ và triết lý nhân văn sâu sắc.
- D. Vì nó giống như đóa hoa sen.
Câu 2: Bài đọc nói với chúng ta điều gì?
- A. Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột.
- B. Nguồn gốc của những cái tên của chùa Một Cột.
C. Giá trị văn hóa của chùa Một Cột trong đời sống chúng ta.
- D. Nét độc đáo và cổ kính của chùa Một Cột.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn dưới đây là gì?
“Tên chùa đã gợi ra nét kiến trúc độc nhất vô nhị: Chùa ngự trên một cột đá tròn. Tám thanh gỗ bao quanh trụ đá giống hình đài sen, tạo thành giá đỡ vững chãi cho ngôi chùa. Nhìn từ xa, chùa Một Cột tựa doa sen khổng lỗ vươn lên từ mặt nước, bình yên đón - ánh mặt trời. Vì thế, ban đầu chùa có tên gọi là Liên Hoa Đài”.
- A. Giới thiệu về gốc tích của ngôi chùa.
B. Phân tích nét độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa.
- C. Giới thiệu lịch sử hình thành ngôi chùa.
- D. Khẳng định giá trị của ngôi chùa.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn dưới đây là gì?
Chùa Một Cột - di tích văn hoá vô giá – đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỉ lục châu Á xác nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á".
- A. Phân tích nét cổ kính của ngôi chùa.
- B. Phân tích nét độc đáo trong kiến trúc của mái chùa.
- C. Giới thiệu gốc tích của ngôi chùa.
D. Khẳng định giá trị của ngôi chùa.
Câu 5: Khung cảnh xung quanh chùa Một Cột như thế nào?
A. Cây cối xanh tươi, hồ nước yên bình.
- B. Núi non hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp.
- C. Hoang vu, hẻo lánh, không một bóng người.
- D. Tiêu điều, xác xơ, thiếu sức sống.
Câu 6: Nhìn từ xa, chùa Một Cột trông như thế nào?
- A. Tựa như cây nấm đang vươn lên khỏi mặt đất.
- B. Giống như chiếc đinh đóng cột.
- C. Tựa như hoa hồng xanh thắm.
D. Tựa đóa sen khổng lồ vươn lên từ mặt nước.
Câu 7: Chùa được Tổ chức Kỉ lục Châu Á xác nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” vào năm nào?
- A. 2013.
B. 2012.
- C. 2011.
- D. 2014.
Câu 8: Chùa Một Cột còn mang nét đẹp gì?
- A. Nét đẹp cổ kính của kiến trúc Châu Âu.
- B. Nét đẹp cổ kính của kiến trúc Trung Hoa.
C. Nét đẹp cổ kính của kiến trúc Á Đông.
- D. Nét đẹp cổ kính của kiến trúc Bắc Á.
Câu 9: Tại sao chùa Một Cột lại mang nét đẹp cổ kính?
A. Vì nóc được trang trí hai con rồng chầu mặt nguyệt.
- B. Vì chùa giống như một đóa hoa sen.
- C. Vì chùa có tám thanh gỗ bao quanh trụ đá.
- D. Vì chùa có một nét kiến trúc độc nhất vô nhị.
Câu 10: Nhận xét về ý nghĩa của chùa Một Cột trong đời sống văn hóa của người Việt Nam?
A. Là biểu tượng văn hóa của Hà Nội, của trí tuệ và triết lý nhân văn sâu sắc.
- B. Là biểu tượng du lịch tâm linh của Hà Nội.
- C. Là nơi khởi nguồn nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
- D. Là biểu tượng cho lối kiến trúc độc đáo của người Việt Nam.
Câu 11: Câu văn: “Nhìn từ xa, chùa Một Cột tựa đóa sen khổng lồ vươn lên từ mặt nước, bình yên đón ánh mặt trời” sử dụng biện pháp tu từ nào?
- A. Nhân hóa.
B. So sánh.
- C. Liệt kê.
- D. Đối.
Câu 12: Theo em, đâu không phải là giải pháp để bảo vệ và phát huy các di tích văn hóa của dân tộc Việt Nam?
- A. Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.
- B. Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.
- C. Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.
D. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch của di sản.
Bình luận