Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 5: Luyện tập về đại từ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 5: Luyện tập về đại từ sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
Câu 1: Đại từ in đậm trong câu dưới đây dùng để làm gì?
Gò Mộng làng tôi có một vườn cò.
- A. Được dùng để thay thế.
- B. Được dùng để hỏi.
C. Được dùng để xưng hô.
- D. Được dùng để trỏ số lượng.
Câu 2: Đâu không phải là đại từ dùng để xưng hô?
A. Bao nhiêu.
- B. Tôi.
- C. Chúng nó.
- D. Lũ chúng tôi.
Câu 3: Đại từ in đậm trong câu dưới đây dùng để làm gì?
Rồi chúng tôi như bị lạc vào một thế giới ve sầu và cò, vạc…
A. Được dùng để xưng hô.
- B. Được dùng để hỏi.
- C. Được dùng để thay thế.
- D. Được dùng để trỏ số lượng.
Câu 4: Tìm đại từ dùng để hỏi trong câu sau: “Nhà bạn ở đâu?”.
- A. Nhà.
- B. Bạn.
C. Đâu.
- D. Ở.
Câu 5: Tìm đại từ dùng để hỏi trong câu sau: “Bạn thường đến trường lúc mấy giờ?”.
- A. Thường.
- B. Lúc.
C. Mấy.
- D. Giờ.
Câu 6: Tìm đại từ trong câu thơ sau?
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
- A. Ta.
- B. Mình.
C. Ta – Mình.
- D. Người.
Câu 7: Từ in đậm trong câu sau đây thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
Bạn Lan rất thông minh. Bạn Tuấn cũng thế.
- A. Bạn Lan.
- B. Rất.
- C. Bạn.
D. Rất thông minh.
Câu 8: Từ in đậm trong câu sau đây thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
Năm nay, cây xoài ở góc vườn rất sai quả. Đó là cây xoài do ba trồng vào ngày mẹ sinh tôi.
- A. Rất sai quả.
B. Cây xoài ở góc vườn
- C. Góc vườn.
- D. Cây xoài do ba trồng.
Câu 9: Đâu là câu nói có sử dụng đại từ phù hợp trong tình huống: Em muốn mượn bạn một cuốn sách?
A. Tớ có thể mượn cậu cuốn sách này được không?
- B. Cuốn sách này tớ cho cậu mượn đúng không?
- C. Cậu mượn cuốn sách này của tớ đúng không?
- D. Sao cậu không mượn cuốn sách này của tớ?
Câu 10: Tìm đại từ trong câu sau?
Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái.
- A. Cái.
B. Chúng tôi.
- C. Còn.
- D. Tôi.
Câu 11: Xác định đại từ và tác dụng trong những câu thơ sau:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Trích “Mẹ và quả” - Nguyễn Khoa Điềm)
- A. Nhưng bí và bầu – dùng để xưng hô.
- B. Chúng – dùng để xưng hô.
- C. Mẹ tôi – dùng để xưng hô.
D. Lũ chúng tôi – dùng để xưng hô.
Câu 12: Tìm đại từ thay thế trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng?
Thấy tôi đi qua vườn củ cải xanh mướt, thỏ vồn vã:
- Sóc đi đâu đấy?
- Tôi đi tìm mùa đông! Thỏ có thấy mùa đông ở đâu không?
- A. Đại từ “đâu” dùng để hỏi.
- B. Đại từ “không” dùng để thay thế.
C. Đại từ “đâu” và “không” dùng để hỏi.
- D. Đại từ “đâu” dùng để hỏi, đại từ “không” dùng để thay thế.
Câu 13: Tìm đại từ trong đoạn văn sau vào cho biết tác dụng của mỗi đại từ đó?
Một buổi sáng, sóc nhỏ nghe thấy tiếng thút thít của cây non. Chú hỏi:
- Sao bạn khóc?
- Tôi sợ lũ sâu sẽ ăn hết những chiếc lá non...
- Đừng sợ chúng! Tôi sẽ bảo vệ bạn. – Sóc nhỏ quả quyết.
- A. Đại từ xưng hô “tôi”, “bạn”.
- B. Đại từ xưng hô “lũ sâu”.
C. Đại từ xưng hô “tôi”, đại từ để hỏi “sao”.
- D. Đại từ thay thế “đừng”.
Câu 14: Đâu là từ xưng hô để chỉ người nói trong số các từ in đậm đoạn trích sau?
Cụ già hỏi:
- Thầy Bảy, thầy coi giùm con (1) nó là con (2) gì?
Thầy giáo Bảy nhìn con vật rồi bảo:
- Đây là một con (3) kì đà! Đúng vậy, một con (4) kì đà!
A. (1)
- B. (2)
- C. (3)
- D. (4)
Câu 15: Đâu là câu nói có sử dụng đại từ phù hợp trong tình huống: Em muốn xin phép mẹ sang nhà bạn học bài?
- A. Con sang nhà bạn học bài đây ạ!
B. Con có thể sang nhà bạn học bài được không mẹ?
- C. Vì sao con phải sang nhà bạn học bài ạ?
- D. Mẹ không cho phép con sang nhà bạn học bài phải không ạ?
Câu 16: Tìm đại từ thay thế trong các câu sau và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào đứng trước nó?
“Tại đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32, đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ nhất trên bảng tổng sắp huy chương. Đó là thành tích rất đáng tự hào”.
- A. Đại từ “đó” thay thế cho “đoàn thể thao Việt Nam”.
B. Đại từ “đó” thay thế cho “đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ nhất trên bảng tổng sắp huy chương”.
- C. Đại từ “đó” thay thế cho “đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32”.
- D. Đại từ “đó” thay thế cho “thành tích rất đáng tự hào”.
Câu 17: Em hãy chỉ ra đại từ có trong câu dưới đây:
Bà ngoại tôi rất thích hoa nhài. Mẹ tôi cũng vậy.
A. Vậy.
- B. Thích.
- C. Bà ngoại tôi.
- D. Hoa nhài.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 5: Luyện tập về đại từ
Bình luận