Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 2: Cánh đồng hoa
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 kết nối Bài 2: Cánh đồng hoa sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ĐỌC: CÁNH ĐỒNG HOA
Câu 1: Các cô bác trong làng có phản ứng gì khi các bạn đưa ra ý tưởng cải tạo đồng cỏ?
- A. Không quan tâm.
B. Các bác đã hưởng ứng.
- C. Phân vân không biết nên hưởng ứng hay không.
- D. Vẫn xả rác bừa bãi.
Câu 2: Chi tiết “Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt” cho thấy bạn là người thế nào?
- A. Là người dũng cảm.
- B. Là người biết lắng nghe.
- C. Là người hay khóc.
D. Là người yêu thiên nhiên.
Câu 3: Nhân vật chính trong bài đọc “Cánh đồng hoa” là?
A. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ.
- B. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok.
- C. Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ.
- D. Ja Prok và Mư Nhơ.
Câu 4: Gần đây, trên đồng cỏ xuất hiện điều gi?
A. Xuất hiện một vườn hoa mới.
- B. Xuất hiện một bãi rác.
- C. Xuất hiện nhiều bông hoa khác lạ.
- D. Xuất hiện những con bò.
Câu 5: Cánh diều và đám mây được miêu tả như thế nào?
- A. Cánh diều giống hoa cúc trắng, đám mây giống hoa ngũ sắc.
- B. Cánh diều giống hoa hồng, đám mây giống hoa cúc trắng.
C. Cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây giống hoa cúc trắng.
- D. Cánh diều giống cúc bách nhật tím, đám mây giống cúc vạn thọ
Câu 6: Đâu là nội dung câu chuyện “Cánh đồng hoa”?
A. Ngụy cơ đồng cỏ trở thành bãi rác và ý tưởng cải tạo đồng cỏ.
- B. Những cuộc đánh trống, nhảy múa của dân làng.
- C. Tình làng nghĩa xóm.
- D. Ý tưởng cải tạo đồng cỏ của các bạn nhỏ.
Câu 7: Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đâu chơi?
A. Cánh đồng ở đầu làng.
- B. Cánh đồng ở cuối làng.
- C. Thung lũng ở chân núi.
- D. Thung lũng cạnh làng.
Câu 8: Ai là người vỗ trống rất hay?
- A. Ja Prok.
- B. Mư Nhơ.
C. Ja Ka.
- D. Mư Hoa.
Câu 9: Các bạn đã bắt tay nhau cải tạo đồng cỏ như thế nào?
- A. Họ vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ.
- B. Dọn rác, xới đất, trồng cây.
- C. Gieo hạt trồng hoa, nhổ cỏ bắt sâu.
D. Họ dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu.
Câu 10: Kết quả sau khi thực hiện ý tưởng đó là gì?
A. Các loài hoa đua nhau khoe sắc, không ai còn đây đổ rác nữa và đón được rất nhiều khách tới tham quan.
- B. Đón được nhiều khách tới tham quan.
- C. Cây đâm chồi, nảy lộc.
- D. Có một cánh đồng hoa xinh đẹp.
Câu 11: Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính chuyện gì?
- A. Đi nhặt rác.
B. Cải tạo dồng cỏ.
- C. Vui mừng nhảy múa.
- D. Ca hát giữa muôn hoa.
Câu 12: Khi thấy đồng cỏ có nguy cơ thành bãi rác, các bạn đã buồn như thế nào?
- A. Không còn nô đùa, hò hét như mọi ngày.
- B. Quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt.
C. Không còn nô đùa, hò hét như mọi ngày, giấu đi những giọt nước mắt.
- D. Đau lòng, không vui.
Câu 13: Vì sao 3 tháng sau cánh đồng hoa lại đua nhau khoe sắc?
- A. Bởi vì ong đến thụ phấn.
B. Bởi vì nhờ sự chăm sóc tảo tần của các bạn.
- C. Bởi vì thời tiết thuận lợi.
- D. Vì có nhiều khách tham quan tới.
Câu 14: “Cánh đồng hoa cũng như đang vui cười hạnh phúc” sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nhân hóa.
- B. So sánh.
- C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 15: Đâu là nhận xét đúng về ý tưởng trồng cánh đồng hoa cùa các bạn nhỏ?
- A. Hồn nhiên, trong sáng.
- B. Vô tư, cởi mở.
C. Hồn nhiên, trong sáng nhưng lại rất sáng tạo và thiết thực.
- D. Hồn nhiên, chăm chỉ.
Câu 16: Khi không còn ai đến vứt rác các bạn cảm thấy như thế nào?
A. Các bạn cảm thấy rất vui mừng.
- B. Các bạn cảm thấy đó là điều bình thường.
- C. Các bạn cảm thấy người trong làng rất tốt.
- D. Các bạn cảm thấy buồn bã.
Câu 17: Vì sao khách tham quan lại tới ngôi làng rất đông?
A. Bởi vì cánh đồng hoa rất xinh đẹp.
- B. Vì con người thân thiện.
- C. Vì có các bạn nhỏ hồn nhiên.
- D. Bởi vì không khí trong lành.
Câu 18: Theo em, ngoài việc trồng hoa thì biện pháp nào sao đây để mọi người không xả rác ra đó nữa?
A. Tuyên truyền mọi người không xả rác ra cánh đồng.
- B. Không quan tâm nữa.
- C. Chuyển đống rác ra chỗ khác.
- D. Về nhà bảo bố mẹ.
Câu 19: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?
- A. Không nên xả rác bừa bãi.
- B. Mỗi người cần có một ý tưởng để cải tạo đồng cỏ.
- C. Cần chung tay trồng cây, trồng hoa.
D. Chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường, không nên xả rác bừa bãi.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 2: Đọc Cánh đồng Hoa
Bình luận