5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 13

5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 13. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: CÁNH ĐỒNG HOA

PHẦN 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Các bạn nhỏ có những hoạt động vui chơi nào trên đồng cỏ đầu làng? Chuyện gì xảy ra ở đó?

Câu 2: Khi thấy đồng cỏ có nguy cơ trở thành bãi rác, các bạn nhỏ lo buồn thế nào? Các bạn đã có ý tưởng gì?

Câu 3: Các bạn nhỏ đã thực hiện ý tưởng đó như thế nào và kết quả ra sao? Các bạn có cảm xúc gì trước thành quả đạt được?

Câu 4: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý dưới đây:

- Niềm vui trên đồng cỏ

- Nguy cơ đồng cỏ trở thành bãi rác và ý tưởng cải tạo đồng cỏ

- Thực hiện ý tưởng

- Kết quả tốt đẹp

Câu 5: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

- Ja Ka thường mang theo chiếc trống nhỏ và vỗ trống và các bạn nhỏ còn lại thường cùng nhau múa hát tưng bừng.

- Một vãi rác xuất hiện và cứ lớn dần, bốc mùi khó chịu.

Câu 2: 

- Biểu hiện:

+ Mư Nhơ thở dài

+ Mư Hoa giấu những giọt nước mắt

+ Ja Ka, Ja Prok rầu rĩ

- Ý tưởng cải tạo đồng cỏ thành một cánh đồng hoa.

Câu 3: 

- Cùng các cô bác trong làng dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu.

- Kết quả: Cây đâm chồi, nảy lộc, những bông hoa đua nhau khoe sắc: cúc bách nhất tím lịm, cúc vạn thỏ vàng tươi, mào gà đỏ thắm, … và không ai đến đây đổ rác nữa.

- Các bạn nhỏ vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.

Câu 4: Câu chuyện Cánh đồng hoa nói về một ngôi làng có cánh đồng cỏ rộng lớn. Các bạn nhỏ thường xuyên đến đây đùa vui, ca hát nhảy múa. Nhưng đến một ngày, đồng có xuất hiện bãi rác lớn bốc mùi vô cùng khó chịu. Các bạn nhỏ ở đây rất lo lắng trước tình trạng này. Họ ngồi lại và bàn với nhau để cải tạo đồng cỏ thành một cánh vườn hoa rực rỡ sắc màu. Cùng với các bạn nhỏ, người dân trong làng dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu. Không lâu sau, nơi đây trở thành cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng và các bạn nhỏ cùng người dân vô cung hạnh phúc và vui mừng.

Câu 5: 

+ Ý thức giữ gìn cho ngôi làng xanh, sạch, đẹp của các bạn nhỏ

+ Tinh thần đoàn kết của tất cả người dân trong làng khi xây dựng cánh đồng hoa.

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Xếp những từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp: Động từ hay Tính từ.

- Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng

- Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!

- Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng.

- Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.

Câu 2: Tìm từ có thể thay thế từ in đậm trong mỗi câu ở bài tập 1.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

- Động từ: vui chơi, hưởng ứng

- Tính từ: tưng bừng, rộn ràng

Câu 2:

Từ ngữ

Thay thế

tưng bừng

nhộn nhịp

vui chơi

giải trí

hưởng ứng

ủng hộ

rộn ràng

sôi động

PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời Câu.

a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào?

b. Nhân vật đó dùng những từ ngữ nào để gọi mình và các nhận vật khác?

c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng.

A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.

B. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.

C. Chuột xù dự đoán được sự việc xảy ra tiếp theo.

D. Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.

d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: a. Kể lại câu chuyện theo lời nhân vật chuột xù.

b. Nhân vật chuột xù xưng “tôi” và gọi mèo nhép là “cậu bạn thân”, gọi ngựa là “bác”.

c. Đáp án: A

d. Cách mở đầu câu chuyện: theo hình thức đóng vai.

- Cách kể lại các sự việc trong câu chuyện và cách kết thúc câu chuyện: nhân vật có mặt trực tiếp trong câu chuyện kể lại sự việc theo cách nhìn, suy nghĩ của mình.

Câu 2: + Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng gì?

+ Các sự việc trong câu chuyện được kể như thế nào theo cảm nhận của nhân vật?

PHẦN 4. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC MỞ RỘNG

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ.

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu sau:

Câu 3: Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: Câu chuyện tuổi thơ: Trên cao, chim sẻ đã trông thấy trích trong Miền quê thơ ấu của Nguyện Trọng Tạo:

Không hiểu vì sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây thấm quanh vườn, trùm lấp cả một khoảng sân. Tôi bước đến đâu, sương mù tan loãng ra đến đấy. Và tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót của hội hè. Tôi lắng tai nghe, và nghĩ rằng chim sẻ đang hát. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm xôn xao vòm không gian trên trời cao. Chúng đang hát về cái gì vậy. Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó, cái mà tôi không thể cùng trông thấy được. Chim sẻ ở tít trên những ngọn cau cao, còn tôi thì thấp lè tè trên mặt đất, như một cái nấm.

Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Ai đội mũ đỏ nấp sau vòm cây, và đang từ từ đứng lên thế kia. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Không có ai nấp sau vòm cây cả và khối đỏ ấy cũng không phải là chiếc mũ. Đấy là vầng Mặt Trời. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.

Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc chắc là nó đã nhô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây cuối vườn nhà tôi. Và, hẳn là đàn chim sẻ từ trên những ngọn cau cao đã trông thấy mặt trời mọc lên phía chân trời khi tôi còn đang ngủ. Bởi chim sẻ đã ca hát trước khi tôi thức dậy Tôi đinh ninh như vậy, chim sẻ đã trông thấy mặt trời lên trước tôi. Và trái tim thơ trẻ của tôi bỗng vang lên một bài ca không lời. Bài ca của tôi hoà với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời Về cái “mâm đồng đỏ”.

Câu 2:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Trên cao, chim sẻ đã trông thấy

Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo

Ngày đọc: 16/02/2024

Nội dung chính của câu chuyện: kể về buổi sáng sớm sau khi nhân vật tôi thức dậy đã nhận ra nhiều điều mới: âm thanh của chim sẻ và hình ảnh mặt trời mọc

Nhân vật em thích nhất: nhân vật “tôi”- tác giả

Chi tiết thú vị hoặc sự kiện đáng nhớ: chi tiết tác giả so sánh mặt trời giống như chiếc mâm đồng đỏ

Mức độ yêu thích: 

Câu 3: Điều thú vị em học tập được về cách kể chuyện: cách kể chuyện này tạo ra sự kết nối giữa người kể chuyện và độc giả, nó cho phép độc giả cảm nhận và tưởng tượng cùng với người kể. Với cách sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và khám phá trạng thái tâm trạng, câu chuyện truyền đạt một cảm giác sự sống và tạo ra một trải nghiệm tương tác giữa người kể và người đọc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 13, soạn tiếng Việt 5 tập 1 KNTT trang 13

Bình luận

Giải bài tập những môn khác