5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 8
5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 8. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ
PHẦN 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Mỏm đá trên đỉnh núi cao có gì đặc biệt? Mỏm đá được mọi vật yêu quý như thế nào?
Câu 2: Chuyện gì xảy ra vào ngày mỏm đá hoá thành một em bé? Mọi người được chứng kiến điều gì kì lạ khi em bé người đá cất tiếng hát vang khắp núi rừng?
Câu 3: Khi giặc kéo đến, em bé người đá và dân làng đã làm gì để đuổi giặc?
Câu 4: Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người?
Câu 5: Nêu một kết thúc khác cho câu chuyện theo mong muốn của em.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1: Mỏm đá có hình dạng giống một em bé cưỡi voi. Mỏm đá được yêu quý và quan tâm bởi mọi vật trong vùng.
Câu 2: Mỏm đá biến thành em bé, em bé xuống núi và hát. Tiếng hát cất lên muông thú và dân làng quên hết công việc, nhảy múa theo tiếng hát dù không biết tên và nguồn gốc của em.
Câu 3: Em bé người đá và dân làng cầm vũ khí như tên nỏ, khiên đao và đuổi giặc.
Câu 4: Lời bài hát kêu gọi những kẻ xâm lược chớ đi ăn cướp, mà hãy trở về với gia đình, sống cuộc sống bình thường và bình yên.
Câu 5: Khi giặc tan, Nai Ngọc không biến thành đá như trước, mà quyết định ở lại với dân làng. Em tiếp tục hát và truyền cảm hứng tốt đẹp tới mọi người.
PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu.
a. Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.
b. Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.
- Câu ở ví dụ b có mấy cụm chủ ngữ – vị ngữ? Từ nên có tác dụng gì trong câu?
Câu 2: Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
Câu 3: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
(Theo Văn Thành Lê)
Câu 4: Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
- a. + Chủ ngữ: Trời; ruộng đồng + Vị ngữ: không mưa; khô hạn, nứt nẻ.
- b. có 2 cụm chủ ngữ – vị ngữ. Từ nên có tác dụng kết nối nguyên nhân và kết quả trong câu.
Câu 2:
- Câu (2) có 2 cụm chủ - vị.
- Tác dụng: nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó thể hiện ý nghĩa tương phản, trái ngược.
Câu 3:
- Câu ghép: câu (2), (3)
- Các vế câu:
+ (2) có vế 1 là Cỏ gần … tốt, vế 2 là trâu ăn cỏ …, lên núi.
+ (3) có vế 1 là đàn trâu no cỏ … suối, vế 2 là chúng tôi … cho mình.
Câu 4: Đặt câu: Vì Nai Ngọc có ngoại hình đáng yêu, giọng hát hay và tinh thần chiến đấu quyết liệt nên mọi người trong làng rất yêu thương cậu bé.
PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT
1. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
a. Người được tả trong bài văn trên là ai?
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?
Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả người.
2. 5 PHÚT TRẢ LỜI
Câu 1:
a. Thắng - con cá vược của thôn Bần.
b. - Mở bài: Câu đầu tiên: Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài: tiếp theo đến một con cá: mô tả về Thắng, với đặc điểm về ngoại hình, sự thành thạo trong việc vá lưới và sự chờ đợi.
- Kết bài: còn lại: cảm xúc, suy nghĩ của người khác.
c. - Ngoại hình:
+ Thắng có tầm vóc lớn hơn so với tuổi của mình.
+ Dáng người cân đối, rắn chắc, với cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, đùi chắc nịch.
+ Da rám đỏ, khỏe mạnh, được phơi nước mặn và nắng.
+ Có cặp mắt to và sáng, miệng tươi, thỉnh thoảng cười, trán hơi dô.
- Hoạt động: Thắng đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng, cầm kim tre để vá tấm lưới. Thắng cũng nhìn lên bờ như có chờ đợi ai.
- Sở trường: khả năng bơi lội đáng gờm nhất trong số bọn trẻ.
d. Tác giả lựa chọn từ ngữ gợi tả như "rắn chắc", "cân đối", "nở nang", "khỏe mạnh", …
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.
- Thân bài: Tả ngoại hình; Tả hoạt động; Tả sở trường, sở thích hoặc tính tình.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức, soạn tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 8, soạn tiếng Việt 5 tập 2 KNTT trang 8
Bình luận