5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 8

5 phút soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 8. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

PHẦN 1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN BÀI ĐỌC

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả như thế nào?

Câu 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?

Câu 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.

B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.

C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của các em.

Câu 4: Tưởng tượng em cùng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: 

- Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh, đồng cỏ rộng, gió vút qua như đang đùa nghịch.

Câu 2: 

- Bống phát hiện ra trò bịt tai nghe tiếng gió.

- Vì khi lặp lại việc bịt tai rồi mở ra, sẽ nghe thấy tiếng gió thổi rất hay.

Câu 3: - Chọn đáp án C

- Ý kiến: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em cho thấy người bố rất yêu thương, quan tâm đến các con.

Câu 4: Khi em cùng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, em nghe thấy tiếng gió vang lên âm thanh “ù, ù, ù”, “hu, hu, hu”, …

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Mỗi ý ở cột B nói về danh từ, động từ hay tính từ

A

B

Danh từ

Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

Động từ

Từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái

Tính từ

Từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian, …;

Câu 2: Trò chơi: Đọc đoạn đầu của bài Thanh âm của gió và thực hiện các yêu cầu?

- Vòng 1: Tìm danh từ theo mỗi nhóm sau:

a. 1 danh từ chỉ con vật

b. 1 danh từ chỉ thời gian

c. 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

- Vòng 2: Tìm 4 động từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của người hoặc vật.

- Vòng 3: Tìm 4 tính từ chỉ đặc điểm của các sự vật dưới đây: cỏ; suối; nước; cát, sỏi

- Vòng 4: Đặt 1 câu nói về hiện tượng tự nhiên, trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: - Danh từ: Từ chỉ sự vật 

- Động từ: Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

- Tính từ: Từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái

Câu 2: 

- Vòng 1: 

a. đàn trâu

b. chiều

c. tiếng gió, mặt trời

- Vòng 2: tha thẩn, bịt, nghe, thổi

- Vòng 3: cỏ: rộng; suối: nhỏ; nước: trong vắt; cát, sỏi: lấp lánh

- Vòng 4: Ánh mặt trời chiếu sáng qua tán cây xanh mướt, tạo nên khung cảnh vô cùng tươi đẹp.

PHẦN 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN PHẦN VIẾT

1. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1: Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây sau đó thực hiện yêu cầu.

a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?

b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.

c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?

d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.

- Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh.

- Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.

Câu 2: Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?

Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:

- Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi. Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bén lẽn cười.

Câu 3: Nêu những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.

2. 5 PHÚT TRẢ LỜI

Câu 1: a. Kể lại chuyến phiêu lưu sang bên kia sông của mèo nhép và chuột xù.

b. - Mở bài: “Nếu hay đọc truyện … Nguyễn Thị Kim Hòa.”

     Ý chính: câu chuyện “Một chuyến phiêu lưu” của tác giả Nguyễn Thị Kim Hòa.

   - Thân bài: “Chuyện kể rằng … cố nén cười.”

     Ý chính: Kể lại câu chuyện Một chuyến phiêu lưu.

  - Kết bài: “Câu chuyện … người xung quanh.”

     Ý chính: nhận xét và rút ra bài học.

c. Chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần Thân bài của bài văn.

d. Nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.

- Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh: B

- Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật: A

Câu 2: Thay cho đoạn: “Trên lưng bác ngựa trở về … cố nén cười.” 

Câu 3: - Một số cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo như sau:

+ Thêm chi tiết tả ngoại hình và hoạt động của nhân vật.

+ Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.

+ Tưởng tượng mình đang tham gia vào câu chuyện, được nhìn, nghe, chạm vào mọi sự vật trong câu chuyện để sáng tạo chi tiết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức, soạn tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 8, soạn tiếng Việt 5 tập 1 KNTT trang 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác